Thủ tướng: Vinashin cần tránh đầu tư dàn trải
Người đứng đầu Chính phủ giao cho các bộ, ngành hỗ trợ giải quyết cơ chế tài chính và tăng vốn chủ sở hữu cho Vinashin
"Cần kiểm soát chặt chẽ hoạt động, tránh đầu tư dàn trải vào nhiều lĩnh vực" là chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khi cùng với Thường trực Chính phủ làm việc với Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin) trong ngày 11/2.
Nguồn tin từ Website Chính phủ cho biết, Thủ tướng yêu cầu Tập đoàn Vinashin rà soát lại chiến lược, quy hoạch dài hạn, kế hoạch ngắn hạn; cần tính toán đầu tư tập trung vào lĩnh vực hoạt động chủ yếu, thế mạnh của ngành; hoàn thiện điều lệ về quy chế tài chính và tổ chức của Tập đoàn.
Người đứng đầu Chính phủ cũng giao cho các bộ, ngành hỗ trợ giải quyết cơ chế tài chính và tăng vốn chủ sở hữu cho Vinashin.
Xung quanh những hạn chế của Vinashin, đại diện các bộ, ngành liên quan có mặt tại buổi làm việc cho rằng hiện quan hệ quản lý giữa tập đoàn này, các công ty "con" và công ty "cháu" còn có sự chồng chéo.
Vinashin cũng chưa hoàn thiện để trình Chính phủ phê duyệt điều lệ và quy chế quản lý tài chính của tập đoàn này, nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất kinh doanh cũng như việc quản lý, giám sát trong nội bộ.
Tình hình tài chính chưa bền vững cũng là hạn chế mà Thủ tướng chỉ rõ Vinashin cần khắc phục ngay.
Theo báo cáo của Vinashin, năm 2008, giá trị tổng sản lượng của tập đoàn đạt trên 36.000 tỷ đồng, tăng 38,45% so với năm 2007; tổng doanh thu đạt trên 32.500 tỷ đồng, tăng 47% so với năm 2007.
Năm 2009, Vinashin sẽ tiếp tục thực hiện chiến lược xuất khẩu tàu thủy để đến năm 2010 đạt xấp xỉ 1 tỷ USD/năm và đóng 3 triệu tấn tàu các loại cho các ngành vận tải biển, hàng hải, dầu khí, xi măng… Từ năm 2015, xuất khẩu được trên 2 tỷ USD/năm và đóng được 5 triệu tấn tàu mỗi năm.
Nguồn tin từ Website Chính phủ cho biết, Thủ tướng yêu cầu Tập đoàn Vinashin rà soát lại chiến lược, quy hoạch dài hạn, kế hoạch ngắn hạn; cần tính toán đầu tư tập trung vào lĩnh vực hoạt động chủ yếu, thế mạnh của ngành; hoàn thiện điều lệ về quy chế tài chính và tổ chức của Tập đoàn.
Người đứng đầu Chính phủ cũng giao cho các bộ, ngành hỗ trợ giải quyết cơ chế tài chính và tăng vốn chủ sở hữu cho Vinashin.
Xung quanh những hạn chế của Vinashin, đại diện các bộ, ngành liên quan có mặt tại buổi làm việc cho rằng hiện quan hệ quản lý giữa tập đoàn này, các công ty "con" và công ty "cháu" còn có sự chồng chéo.
Vinashin cũng chưa hoàn thiện để trình Chính phủ phê duyệt điều lệ và quy chế quản lý tài chính của tập đoàn này, nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất kinh doanh cũng như việc quản lý, giám sát trong nội bộ.
Tình hình tài chính chưa bền vững cũng là hạn chế mà Thủ tướng chỉ rõ Vinashin cần khắc phục ngay.
Theo báo cáo của Vinashin, năm 2008, giá trị tổng sản lượng của tập đoàn đạt trên 36.000 tỷ đồng, tăng 38,45% so với năm 2007; tổng doanh thu đạt trên 32.500 tỷ đồng, tăng 47% so với năm 2007.
Năm 2009, Vinashin sẽ tiếp tục thực hiện chiến lược xuất khẩu tàu thủy để đến năm 2010 đạt xấp xỉ 1 tỷ USD/năm và đóng 3 triệu tấn tàu các loại cho các ngành vận tải biển, hàng hải, dầu khí, xi măng… Từ năm 2015, xuất khẩu được trên 2 tỷ USD/năm và đóng được 5 triệu tấn tàu mỗi năm.