Thủy phi cơ khổng lồ Trung Quốc bị nghi dùng trên biển Đông
Nhiều khả năng AG-600 sẽ được sử dụng làm máy bay vận chuyển dân sự hoặc quân sự
Trung Quốc đã bắt đầu lắp ráp thủy phi cơ lớn nhất thế giới AG-600, trong bối cảnh căng thẳng gia tăng trên biển Đông, trang International Business Times đưa tin.
Một nguồn tin là quan chức Trung Quốc nói đã có 17 đơn đặt hàng trong nước mua AG-600. Ngoài ra, nước này còn có ý định sẽ tiếp thị mạnh mẽ loại thủy phi cơ mới của mình ở nước ngoài.
Các nhà sản xuất AG-600 tin rằng, loại thủy phi cơ sử dụng 4 động cơ phản lực cánh quạt (turborprop) này sẽ chiếm một thị phần lớn trên thị trường quốc tế.
“Ngay từ lúc đầu chế tạo, chúng tôi đã thiết kế AG-600 cho thị trường toàn cầu. Chúng tôi tin tưởng vào triển vọng thị trường của sản phẩm này, bởi các thông số kỹ thuật của AG-600 như trọng lượng cất cánh tối đa và tầm bay đều tốt hơn so với các loại thủy phi cơ khác trên thế giới”, Tổng giám đốc Tập đoàn Công nghiệp Hàng không Trung Quốc (CAIGA) Qu Jingwen nói.
Một trong những khách hàng đặt mua AG-600 nói rằng sẽ dùng loại thủy phi cơ này để đưa khách du lịch tới thăm đảo trên biển Đông, International Business Times cho biết. Trung Quốc dự kiến dự kiến sẽ cần khoảng 100 chiếc AG-600 trong vòng 15 năm tới đây.
“Một số quốc gia có nhiều đảo như Malaysia và New Zealand đã tỏ ý quan tâm tới AG-600, và chúng tôi đã liên lạc với họ”, ông Qu nói trong một buổi lễ ở Zhuhai, Quảng Đông mở màn cho việc lắp ráp chiếc thủy phi cơ.
Tuy vậy, theo tạp chí The Diplomat, giới phân tích tỏ ra không chắn chắn về tiềm năng xuất khẩu của thủy phi cơ AG600.
“Do chương trình này khó có thể lấy nhu cầu dân sự làm lý do, có thể thấy chương trình có tầm quan trọng về quân sự”, ông Sam Bateman, một cố vấn thuộc Trường Nghiên cứu quốc tế S. Rajaratnam của Singapore, nhận định.
Tạp chí trên nói rằng, phần khung của máy bay hiện đang được chế tạo trong một nhà máy ở Zhuhai. Công tác lắp ráp dự kiến sẽ hoàn tất trong thời gian từ nay tới cuối năm, và chuyến bay đầu tiên có thể sẽ bắt đầu vào giữa năm 2016.
Các nhà thiết kế AG-600 “quảng cáo” rằng đây là loại thủy phi cơ lớn nhất thế giới, vượt qua cả thủy phi cơ ShinMaywa US-2 của Nhật Bản hay Brieve Be-200 của Nga. AG-600 có trọng lượng cất cánh tối đa là 53,5 tấn và có thể vận chuyển tới 50 người. Tầm bay của thủy phi cơ này vào khoảng 4.500-5.500 km.
The Diplomat nói, AG-600 có khả năng hạ cánh và cất cánh cả trên cạn và dưới nước, và như vậy, điều này có thể giúp Bắc Kinh đẩy mạnh các tuyên bố chủ quyền vô căn cứ của nước này trên biển Đông.
Hồi tháng 4 năm nay, một nhà phân tích quốc phòng từng nhận định trên tạp chí này rằng: “Những thủy phi cơ như AG-600 sẽ là công cụ tiếp tế cho các hòn đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng trên biển Đông”.
Theo The Diplomat, ít có khả năng một loại thủy phi cơ như AG-600 được triển khai cho công tác cứu hộ trên đại dương bởi điều kiện sóng to và dòng chảy lớn. Thay vào đó, nhiều khả năng AG-600 sẽ được sử dụng làm máy bay vận chuyển dân sự hoặc quân sự ở khu vực nước nông.
Một nguồn tin là quan chức Trung Quốc nói đã có 17 đơn đặt hàng trong nước mua AG-600. Ngoài ra, nước này còn có ý định sẽ tiếp thị mạnh mẽ loại thủy phi cơ mới của mình ở nước ngoài.
Các nhà sản xuất AG-600 tin rằng, loại thủy phi cơ sử dụng 4 động cơ phản lực cánh quạt (turborprop) này sẽ chiếm một thị phần lớn trên thị trường quốc tế.
“Ngay từ lúc đầu chế tạo, chúng tôi đã thiết kế AG-600 cho thị trường toàn cầu. Chúng tôi tin tưởng vào triển vọng thị trường của sản phẩm này, bởi các thông số kỹ thuật của AG-600 như trọng lượng cất cánh tối đa và tầm bay đều tốt hơn so với các loại thủy phi cơ khác trên thế giới”, Tổng giám đốc Tập đoàn Công nghiệp Hàng không Trung Quốc (CAIGA) Qu Jingwen nói.
Một trong những khách hàng đặt mua AG-600 nói rằng sẽ dùng loại thủy phi cơ này để đưa khách du lịch tới thăm đảo trên biển Đông, International Business Times cho biết. Trung Quốc dự kiến dự kiến sẽ cần khoảng 100 chiếc AG-600 trong vòng 15 năm tới đây.
“Một số quốc gia có nhiều đảo như Malaysia và New Zealand đã tỏ ý quan tâm tới AG-600, và chúng tôi đã liên lạc với họ”, ông Qu nói trong một buổi lễ ở Zhuhai, Quảng Đông mở màn cho việc lắp ráp chiếc thủy phi cơ.
Tuy vậy, theo tạp chí The Diplomat, giới phân tích tỏ ra không chắn chắn về tiềm năng xuất khẩu của thủy phi cơ AG600.
“Do chương trình này khó có thể lấy nhu cầu dân sự làm lý do, có thể thấy chương trình có tầm quan trọng về quân sự”, ông Sam Bateman, một cố vấn thuộc Trường Nghiên cứu quốc tế S. Rajaratnam của Singapore, nhận định.
Tạp chí trên nói rằng, phần khung của máy bay hiện đang được chế tạo trong một nhà máy ở Zhuhai. Công tác lắp ráp dự kiến sẽ hoàn tất trong thời gian từ nay tới cuối năm, và chuyến bay đầu tiên có thể sẽ bắt đầu vào giữa năm 2016.
Các nhà thiết kế AG-600 “quảng cáo” rằng đây là loại thủy phi cơ lớn nhất thế giới, vượt qua cả thủy phi cơ ShinMaywa US-2 của Nhật Bản hay Brieve Be-200 của Nga. AG-600 có trọng lượng cất cánh tối đa là 53,5 tấn và có thể vận chuyển tới 50 người. Tầm bay của thủy phi cơ này vào khoảng 4.500-5.500 km.
The Diplomat nói, AG-600 có khả năng hạ cánh và cất cánh cả trên cạn và dưới nước, và như vậy, điều này có thể giúp Bắc Kinh đẩy mạnh các tuyên bố chủ quyền vô căn cứ của nước này trên biển Đông.
Hồi tháng 4 năm nay, một nhà phân tích quốc phòng từng nhận định trên tạp chí này rằng: “Những thủy phi cơ như AG-600 sẽ là công cụ tiếp tế cho các hòn đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng trên biển Đông”.
Theo The Diplomat, ít có khả năng một loại thủy phi cơ như AG-600 được triển khai cho công tác cứu hộ trên đại dương bởi điều kiện sóng to và dòng chảy lớn. Thay vào đó, nhiều khả năng AG-600 sẽ được sử dụng làm máy bay vận chuyển dân sự hoặc quân sự ở khu vực nước nông.