Tin đồn đang “hù” tỷ giá, vàng, chứng khoán
Trong các cuộc gọi, tin nhắn trao đổi với phóng viên, một số nhà đầu tư dự tính đến một tác động nào đó rất mạnh
Sau loạt thông tin đề xuất tăng tỷ giá, thị trường lại đón loạt tin đồn gây tác động cộng hưởng tiêu cực đến giá vàng, tỷ giá và chứng khoán.
Đầu giờ chiều hôm nay (21/2/2013), thị trường chứng khoán đột ngột chao đảo. Chỉ số Vn-Index rơi mạnh 18 điểm chỉ trong quãng giao dịch ngắn. Diễn biến này khiến giới đầu tư xáo động vì ít thấy, vì trong quá khứ các cú rơi như vậy thường báo trước một tác động xấu... (?).
Trong các cuộc gọi, tin nhắn trao đổi với phóng viên, một số nhà đầu tư dự tính đến một tác động nào đó rất mạnh, mới tạo nên cú rơi sâu và đột ngột như vậy. Họ liên tưởng tới những sự cố từng diễn ra trong năm 2012 vừa qua - môi trường của những tin đồn.
VnEconomy đã tìm hiểu thông tin từ một số lãnh đạo chuyên trách quản lý một số mảng nhạy cảm như chứng khoán, vàng và ngoại tệ, từ doanh nghiệp liên quan, và thông tin nhận được là hiện chưa có gì bất thường hay một sự cố nào đó được biết đến như trong một số đồn đoán.
Trong khi đó, bắt nhịp với thị trường chứng khoán, giá vàng và tỷ giá USD/VND cũng nhanh chóng đảo chiều với biến động mạnh.
Sau khi giảm khá mạnh đầu giờ sáng, giá vàng đã bật trở lại, giá vàng miếng SJC đã gần tái lập mốc 45 triệu đồng/lượng. Giá USD bán ra của các ngân hàng thương mại sau khi giảm nhẹ đầu ngày cũng nhanh chóng bật lên vào cuối chiều; một số điểm ghi nhận mức kịch trần biên độ 21.036 VND, phổ biến đã chạm mốc 21.000 VND.
Từ tác động của tin đồn, phản ứng thường thấy là một bộ phận dòng vốn sẽ tạm rời thị trường chứng khoán, tìm đến các kênh trú ẩn như vàng và ngoại tệ. Sự ổn định tương đối của các thị trường cuối năm 2012 đầu 2013 là mong manh, những tin đồn xuất hiện dễ gây xáo trộn và tâm lý hoang mang.
Cuối chiều nay, ông Trần Bắc Hà, Chủ tịch Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), cũng đã xuất hiện để phủ nhận những tin đồn ác ý về ngân hàng mình. Song, đó chỉ là một trong những nội dung mà giới đầu tư đồn đoán và tìm hiểu.
Bên cạnh “sự cố” trên với BIDV, một số bạn đọc VnEconomy đề nghị xác minh khả năng giá xăng dầu sắp sửa tăng mạnh; đáng chú ý là cả thông tin về tình huống giao dịch quy mô lớn và đáng ngờ nào đó trên thị trường ngoại tệ… (?).
Trả lời VnEconomy, một lãnh đạo cao cấp của Ngân hàng Nhà nước khẳng định, trong những ngày biến động giá vàng, tỷ giá vừa qua và hôm nay, thị trường không có bất kỳ một giao dịch hay lực cầu cục bộ nào đặc biệt, hoặc có sức tác động đáng chú ý.
“Cung - cầu, trạng thái ngoại tệ của hệ thống hoàn toàn bình thường. Riêng với giá vàng, trở ngại hiện nay là thiếu nguồn cung mới, khi cơ chế tham gia thị trường chính thức ban hành, Ngân hàng Nhà nước sẽ lập tức vào cuộc một cách quyết liệt để bình ổn”, ông nói.
Vị lãnh đạo này cũng cho biết thêm, gần đây Ngân hàng Nhà nước nhận được yêu cầu tìm hiểu cũng như quan ngại của một số quỹ đầu tư nước ngoài trước loạt đề xuất phá giá VND từ một số chuyên gia. Đây là quan ngại hàng đầu của họ, bởi những lần phá giá trước đây đã gây ảnh hưởng lớn tới giá trị các khoản đầu tư.
Nếu khối ngoại đặt niềm tin vào những đề xuất đó, dòng vốn có thể đảo chiều, chí ít là họ có lý do để thu gom ngoại tệ phòng trước rủi ro phá giá có thể xẩy ra.
“Quan điểm của Ngân hàng Nhà nước hiện nay là không phá giá VND, mà bám sát thị trường, linh hoạt để giữ ổn định chung. Phá giá VND không phải là một vấn đề đơn lẻ, mà liên quan đến nhiều cân đối trong chính sách tiền tệ, trong ổn định vĩ mô nói chung. Mặt khác, lạm phát cao đang có nguy cơ trở lại, nhiệm vụ kiếm chế thấp hơn năm 2012 mà Chính phủ đề ra sẽ càng khó khăn hơn nếu phá giá mạnh lúc này”, vị lãnh đạo trên nêu quan điểm.
Ở góc độ cá nhân, ông cũng chia sẻ rằng, gần đây những đề xuất phá giá VND từ một số chuyên gia dồn dập đưa ra có thể tạo hiệu ứng tâm lý lo ngại trong dân cư, có thể kích hoạt dòng vốn đầu cơ và găm giữ ngoại tệ trở lại.
Điểm lại, trước và sau Tết Nguyên đán, thị trường đón nhận khá nhiều thông tin từ giới chuyên gia cho rằng VND đang bị định giá quá cao, cần phá giá, thậm chí mạnh để hỗ trợ xuất khẩu, tránh dồn nén trong tương lai…
Có lẽ, trong điều kiện thông tin chuyển tải chưa chứng minh đầy đủ tính thuyết phục, còn những quan điểm trái chiều và hẳn Ngân hàng Nhà nước đang tính toán, thì thị trường dễ rơi vào tình huống bất đối xứng thông tin. Không phải tất cả người dân, nhà đầu tư đều có đầy đủ thông tin, năng lực để thẩm định hoặc phản biện những đề xuất đó, nên khi nó xuất hiện dồn dập có thể tạo nên tâm lý kỳ vọng chưa đầy đủ, dẫn đến những tác động sai lệch đối với cung - cầu.
Và hôm nay, trước các tin đồn xấu, thị trường lại càng thêm rối.
Đầu giờ chiều hôm nay (21/2/2013), thị trường chứng khoán đột ngột chao đảo. Chỉ số Vn-Index rơi mạnh 18 điểm chỉ trong quãng giao dịch ngắn. Diễn biến này khiến giới đầu tư xáo động vì ít thấy, vì trong quá khứ các cú rơi như vậy thường báo trước một tác động xấu... (?).
Trong các cuộc gọi, tin nhắn trao đổi với phóng viên, một số nhà đầu tư dự tính đến một tác động nào đó rất mạnh, mới tạo nên cú rơi sâu và đột ngột như vậy. Họ liên tưởng tới những sự cố từng diễn ra trong năm 2012 vừa qua - môi trường của những tin đồn.
VnEconomy đã tìm hiểu thông tin từ một số lãnh đạo chuyên trách quản lý một số mảng nhạy cảm như chứng khoán, vàng và ngoại tệ, từ doanh nghiệp liên quan, và thông tin nhận được là hiện chưa có gì bất thường hay một sự cố nào đó được biết đến như trong một số đồn đoán.
Trong khi đó, bắt nhịp với thị trường chứng khoán, giá vàng và tỷ giá USD/VND cũng nhanh chóng đảo chiều với biến động mạnh.
Sau khi giảm khá mạnh đầu giờ sáng, giá vàng đã bật trở lại, giá vàng miếng SJC đã gần tái lập mốc 45 triệu đồng/lượng. Giá USD bán ra của các ngân hàng thương mại sau khi giảm nhẹ đầu ngày cũng nhanh chóng bật lên vào cuối chiều; một số điểm ghi nhận mức kịch trần biên độ 21.036 VND, phổ biến đã chạm mốc 21.000 VND.
Từ tác động của tin đồn, phản ứng thường thấy là một bộ phận dòng vốn sẽ tạm rời thị trường chứng khoán, tìm đến các kênh trú ẩn như vàng và ngoại tệ. Sự ổn định tương đối của các thị trường cuối năm 2012 đầu 2013 là mong manh, những tin đồn xuất hiện dễ gây xáo trộn và tâm lý hoang mang.
Cuối chiều nay, ông Trần Bắc Hà, Chủ tịch Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), cũng đã xuất hiện để phủ nhận những tin đồn ác ý về ngân hàng mình. Song, đó chỉ là một trong những nội dung mà giới đầu tư đồn đoán và tìm hiểu.
Bên cạnh “sự cố” trên với BIDV, một số bạn đọc VnEconomy đề nghị xác minh khả năng giá xăng dầu sắp sửa tăng mạnh; đáng chú ý là cả thông tin về tình huống giao dịch quy mô lớn và đáng ngờ nào đó trên thị trường ngoại tệ… (?).
Trả lời VnEconomy, một lãnh đạo cao cấp của Ngân hàng Nhà nước khẳng định, trong những ngày biến động giá vàng, tỷ giá vừa qua và hôm nay, thị trường không có bất kỳ một giao dịch hay lực cầu cục bộ nào đặc biệt, hoặc có sức tác động đáng chú ý.
“Cung - cầu, trạng thái ngoại tệ của hệ thống hoàn toàn bình thường. Riêng với giá vàng, trở ngại hiện nay là thiếu nguồn cung mới, khi cơ chế tham gia thị trường chính thức ban hành, Ngân hàng Nhà nước sẽ lập tức vào cuộc một cách quyết liệt để bình ổn”, ông nói.
Vị lãnh đạo này cũng cho biết thêm, gần đây Ngân hàng Nhà nước nhận được yêu cầu tìm hiểu cũng như quan ngại của một số quỹ đầu tư nước ngoài trước loạt đề xuất phá giá VND từ một số chuyên gia. Đây là quan ngại hàng đầu của họ, bởi những lần phá giá trước đây đã gây ảnh hưởng lớn tới giá trị các khoản đầu tư.
Nếu khối ngoại đặt niềm tin vào những đề xuất đó, dòng vốn có thể đảo chiều, chí ít là họ có lý do để thu gom ngoại tệ phòng trước rủi ro phá giá có thể xẩy ra.
“Quan điểm của Ngân hàng Nhà nước hiện nay là không phá giá VND, mà bám sát thị trường, linh hoạt để giữ ổn định chung. Phá giá VND không phải là một vấn đề đơn lẻ, mà liên quan đến nhiều cân đối trong chính sách tiền tệ, trong ổn định vĩ mô nói chung. Mặt khác, lạm phát cao đang có nguy cơ trở lại, nhiệm vụ kiếm chế thấp hơn năm 2012 mà Chính phủ đề ra sẽ càng khó khăn hơn nếu phá giá mạnh lúc này”, vị lãnh đạo trên nêu quan điểm.
Ở góc độ cá nhân, ông cũng chia sẻ rằng, gần đây những đề xuất phá giá VND từ một số chuyên gia dồn dập đưa ra có thể tạo hiệu ứng tâm lý lo ngại trong dân cư, có thể kích hoạt dòng vốn đầu cơ và găm giữ ngoại tệ trở lại.
Điểm lại, trước và sau Tết Nguyên đán, thị trường đón nhận khá nhiều thông tin từ giới chuyên gia cho rằng VND đang bị định giá quá cao, cần phá giá, thậm chí mạnh để hỗ trợ xuất khẩu, tránh dồn nén trong tương lai…
Có lẽ, trong điều kiện thông tin chuyển tải chưa chứng minh đầy đủ tính thuyết phục, còn những quan điểm trái chiều và hẳn Ngân hàng Nhà nước đang tính toán, thì thị trường dễ rơi vào tình huống bất đối xứng thông tin. Không phải tất cả người dân, nhà đầu tư đều có đầy đủ thông tin, năng lực để thẩm định hoặc phản biện những đề xuất đó, nên khi nó xuất hiện dồn dập có thể tạo nên tâm lý kỳ vọng chưa đầy đủ, dẫn đến những tác động sai lệch đối với cung - cầu.
Và hôm nay, trước các tin đồn xấu, thị trường lại càng thêm rối.