TKV mạnh tay cắt giảm lương nhân viên
Lương bình quân của lao động tại TKV đã giảm 15% so với năm 2011
Do những khó khăn trong cân đối tài chính và hiệu quả kinh doanh thấp, gần 15 nghìn lao động tại Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV) có nguy cơ thiếu việc làm, trong khi thu nhập bị giảm khoảng 15% so với năm 2011.
Thông tin trên được ông Nguyễn Văn Biên, Phó tổng giám đốc TKV đưa ra tại buổi gặp gỡ báo chí chiều 18/6.
Theo lãnh đạo TKV, 6 tháng đầu năm 2013, doanh thu toàn tập đoàn ước đạt 47,6 nghìn tỷ đồng, bằng 45,6% kế hoạch của cả năm. Cân đối tài chính của TKV gặp nhiều khó khăn, số lãi 6 tháng đầu năm gần như không đáng kể, do đó tiền lương bình quân của người lao động buộc phải giảm thêm 5%, sau khi đã giảm 10% trong năm 2012.
Lý giải cho việc hiệu quả kinh doanh thấp, đại diện TKV cho hay, do kinh tế thế giới tăng trưởng chậm nên nhu cầu về năng lượng giảm, nguồn cung thế giới, đặc biệt là than lại đang tăng nên giá bán đang có xu hướng ngày càng giảm.
Cùng với đó, việc khai thác các mỏ, hầm lò ngày càng xuống sâu, nên các chi phí về khai thác, đảm bảo an toàn đã tăng lên nhiều so với các năm trước. Các loại phí, thuế lại liên tục được điều chỉnh tăng làm cho tổng chi phí trong giá thành tăng cao. Riêng với thuế tài nguyên đã tăng 13,5 lần so với năm 2007, từ 230 tỷ đồng lên 3.120 tỷ đồng.
Đặc biệt, theo TKV, từ cuối quý 1/2013, tập đoàn dự báo thuế xuất khẩu than là 10%, nay Chính phủ lại áp 13% nên sản lượng xuất khẩu 6 tháng tới sẽ giảm chỉ còn khoảng 400- 500 nghìn tấn/tháng, giảm hơn ½ so với mức hiện nay khoảng 1,2 triệu tấn. Do đó, cả năm 2013 ước tính chỉ xuất khẩu được 9,5 - 10,5 triệu tấn, giảm 4 -5 triệu tấn so với năm 2012.
Với thực tế đó, ngoài việc việc gần 15 nghìn lao động sẽ thiếu việc làm, không đảm bảo được cuộc sống, sẽ có một số không nhỏ lực lượng lao động của các doanh nghiệp đang thực hiện hợp đồng với các doanh nghiệp ngành than cũng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Theo ước tính của TKV, với việc tăng thuế xuất khẩu than lên 3%, ngân sách sẽ thu thêm được khoảng 120 tỷ đồng, trong khi các loại thuế trực tiếp khác sẽ giảm khoảng 600 tỷ đồng, chưa kể phần thu gián tiếp của các ngành sản xuất dịch vụ khác cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Thông tin trên được ông Nguyễn Văn Biên, Phó tổng giám đốc TKV đưa ra tại buổi gặp gỡ báo chí chiều 18/6.
Theo lãnh đạo TKV, 6 tháng đầu năm 2013, doanh thu toàn tập đoàn ước đạt 47,6 nghìn tỷ đồng, bằng 45,6% kế hoạch của cả năm. Cân đối tài chính của TKV gặp nhiều khó khăn, số lãi 6 tháng đầu năm gần như không đáng kể, do đó tiền lương bình quân của người lao động buộc phải giảm thêm 5%, sau khi đã giảm 10% trong năm 2012.
Lý giải cho việc hiệu quả kinh doanh thấp, đại diện TKV cho hay, do kinh tế thế giới tăng trưởng chậm nên nhu cầu về năng lượng giảm, nguồn cung thế giới, đặc biệt là than lại đang tăng nên giá bán đang có xu hướng ngày càng giảm.
Cùng với đó, việc khai thác các mỏ, hầm lò ngày càng xuống sâu, nên các chi phí về khai thác, đảm bảo an toàn đã tăng lên nhiều so với các năm trước. Các loại phí, thuế lại liên tục được điều chỉnh tăng làm cho tổng chi phí trong giá thành tăng cao. Riêng với thuế tài nguyên đã tăng 13,5 lần so với năm 2007, từ 230 tỷ đồng lên 3.120 tỷ đồng.
Đặc biệt, theo TKV, từ cuối quý 1/2013, tập đoàn dự báo thuế xuất khẩu than là 10%, nay Chính phủ lại áp 13% nên sản lượng xuất khẩu 6 tháng tới sẽ giảm chỉ còn khoảng 400- 500 nghìn tấn/tháng, giảm hơn ½ so với mức hiện nay khoảng 1,2 triệu tấn. Do đó, cả năm 2013 ước tính chỉ xuất khẩu được 9,5 - 10,5 triệu tấn, giảm 4 -5 triệu tấn so với năm 2012.
Với thực tế đó, ngoài việc việc gần 15 nghìn lao động sẽ thiếu việc làm, không đảm bảo được cuộc sống, sẽ có một số không nhỏ lực lượng lao động của các doanh nghiệp đang thực hiện hợp đồng với các doanh nghiệp ngành than cũng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Theo ước tính của TKV, với việc tăng thuế xuất khẩu than lên 3%, ngân sách sẽ thu thêm được khoảng 120 tỷ đồng, trong khi các loại thuế trực tiếp khác sẽ giảm khoảng 600 tỷ đồng, chưa kể phần thu gián tiếp của các ngành sản xuất dịch vụ khác cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.