Tổ chức xếp hạng tín dụng có đáng tin cậy?
Nhiều tổ chức xếp hạng tín nhiệm lớn đã coi thường các quy tắc về xung đột lợi ích và chỉ chú ý đến lợi nhuận
Trong thư gửi đồng nghiệp vào tháng 12/2006, một nhà phân tích làm việc trong một tổ chức xếp hạng tín dụng viết: “Hãy hy vọng chúng ta sẽ tiếp tục làm ăn phát đạt và nghỉ hưu trước khi ngôi nhà làm bằng những con bài này đổ xuống”.
“Ngôi nhà làm bằng những con bài” trong câu nói trên chỉ những khoản đầu tư có liên quan đến tín dụng dưới chuẩn - những khoản đầu tư khi đó vẫn được các tổ chức đánh giá tín nhiệm hàng đầu xếp hạng AAA.
Chẳng bao lâu sau đó, giá trị của những khoản đầu tư này đã lao dốc thảm hại trong cơn bão khủng hoảng tài chính.
“Vết rạn lớn”
Đó là một trong những e-mail được công bố trong một báo cáo dài 37 trang mà Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ (SEC) đưa ra mới đây. Báo cáo nói trên là kết quả của một cuộc điều tra kéo dài 10 tháng đối với các hoạt động của Fitch, Moody’s và Standard & Poor’s.
Báo cáo này đã khẳng định điều mà nhiều người ở Phố Wall từ lâu đã nghi ngờ: nhiều tổ chức xếp hạng tín nhiệm lớn, bao gồm Fitch, Moody’s và Standard & Poor’s đã coi thường các quy tắc về xung đột lợi ích và chỉ chú ý đến lợi nhuận khi xếp hạng các loại chứng khoán. Ngoài ra, họ còn bị nghi ngờ có những hành vi sai trái khác.
Báo cáo trên đã tạo ra một vết rạn lớn trong tính khách quan mà các tổ chức xếp hạng tín nhiệm - vốn được coi là những “tòa tháp ngà” của Phố Wall - dày công tạo dựng trong nhiều thập kỷ.
Các nhà đầu tư thường bỏ ra hàng tỷ USD vào các loại chứng khoán mà các tổ chức này đánh giá là đáng tin cậy. Họ vẫn cho rằng các nhà phân tích của các công ty chứng khoán này - những người có vẻ như chẳng quan tâm gì đến chuyện lợi nhuận trong việc đánh giá sức khỏe tài chính của mọi đối tượng, từ các bang và các thành phố tới các loại chứng khoán có liên quan đến hoạt động cho vay cầm cố phức tạp - vẫn đem đến những cách nhìn công bằng đối với những khoản đầu tư tiềm năng.
Từ đi tắt…
Báo cáo cho biết, SEC đã phát hiện ra rằng các tổ chức xếp hạng trên đã bị “đè bẹp” bởi khối lượng và mức độ phức tạp tăng cao của các loại chứng khoán mà họ được yêu cầu đánh giá.
Có ít thời gian hơn để kiên nhẫn thực hiện công việc như họ được kỳ vọng, các nhà phân tích bắt đầu tìm những “lối tắt”. Tháng 4/2007, một nhà phân tích thừa nhận bản thân chỉ có thể xem xét được một nửa độ rủi ro của một tài sản trước khi đưa ra một xếp hạng tín nhiệm.
Các tổ chức xếp hạng vẫn liên tiếp đưa ra các xếp hạng bất chấp những lời phàn nàn liên tục từ các nhà quản lý trong chính các tổ chức này, rằng họ không có đủ thời gian và nhân lực để đánh giá đầy đủ mức độ an toàn của các khoản đầu tư. “Chúng tôi không có đủ nguồn lực để đảm bảo cho công việc”, một nhà quản lý cho biết.
Sự tin tưởng đối với các công ty xếp hạng tín nhiệm đóng một vai trò sống còn trong hệ thống tài chính hiện đại. Để đảm bảo trái phiếu của mình được xếp hạng AAA, nhiều bang và thành phố ở Mỹ đã mua các hợp đồng bảo hiểm đặc biệt có giá phụ thuộc vào mức xếp hạng.
… tới lo mất hợp đồng
Báo cáo cũng đưa ra những bằng chứng cho thấy các tổ chức trên xung đột với những quy tắc căn bản được đưa ra nhằm tránh sự xung đột lợi ích. Các ngân hàng đầu tư và các tổ chức tài chính có thể trả tiền cho các tổ chức xếp hạng để được xếp hạng những tài sản mà họ sẽ bán sau đó.
Các quy tắc của tổ chức xếp hạng thường yêu cầu các nhà phân tích thực hiện xếp hạng tín nhiệm các chứng khoán đó không được quan tâm tới bất kỳ lợi ích kinh doanh nào có liên quan đến các loại tài sản mà họ đang “cân đong” mức độ an toàn. Nhưng SEC phát hiện ra rằng, sự thật không phải lúc nào cũng như vậy.
“Có vẻ như không có một nỗ lực nào từ bên trong nhằm ngăn chặn các nhà phân tích khỏi những e-mail và các cuộc giao tiếp bàn đến vấn đề phí và doanh thu”, bản báo cáo nhận xét. Chẳng hạn, trong một e-mail gửi tháng 11/2004, một nhà phân tích viết rằng anh ta thiếu tự tin trong việc đưa ra một đánh giá vì việc này có thể gây tổn hại đến doanh thu.
“Tôi đang cố để biết chắc xem liệu chúng ta có thể sẽ phải thua lỗ vì quyết định này không, và nếu có thua lỗ thì là bao nhiêu?”, nhà phân tích này viết. Anh ta còn viết thêm rằng một số nhân viên trong công ty không đồng ý với mức xếp hạng được đề xướng “vì họ cho rằng điều đó có ảnh hưởng tiêu cực tới công việc làm ăn của tổ chức”.
Các tổ chức xếp hạng cũng xem xét việc thay đổi các tiêu chuẩn xếp hạng để cạnh tranh với các đối thủ khác. “Chúng tôi sẽ tổ chức họp với nhóm của anh trong tuần này để thảo luận việc điều chỉnh các tiêu chuẩn xếp hạng các nghĩa vụ nợ có thế chấp (CDO) trong lĩnh vực địa ốc. Đang có nguy cơ chúng ta bị mất hợp đồng vì các tiêu chuẩn hiện nay”, một nhà quản lý trong một tổ chức xếp hạng viết trong e-mail hồi tháng 8/2004.
SEC cũng phát hiện ra rằng các tổ chức xếp hạng không công bố đầy đủ những tài liệu có liên quan tới việc điều chỉnh tiêu chuẩn xếp hạng của họ.
Có phải là phạm tội?
Các tổ chức xếp hạng tín nhiệm dường như đang áp dụng nhiều biện pháp để giải quyết vấn đề. Hai tháng trước đây, Moody’s đã sa thải hai nhà quản lý cấp cao.
“Mỗi tổ chức xếp hạng được kiểm tra đã đồng ý áp dụng các biện pháp nhằm giải quyết các tồn tại mà chúng tôi đã phát hiện”, Chủ tịch SEC Christopher Cox cho biết. Hôm 8/4 vừa rồi, cả ba tổ chức xếp hạng tín nhiệm trên đã ra tuyên bố bày tỏ cam kết sẽ cải thiện hoạt động, tuy nhiên, họ không hề bình luận trực tiếp tới những email mà báo cáo đề cập tới hay kết luận của báo cáo trên.
Chưa rõ liệu những bằng chứng nói trên có dẫn tới việc các tổ chức xếp hạng tín nhiệm này phải ra tòa. Các tổ chức này lần đầu bị giám sát bởi SEC vào tháng 9/2007 và ủy ban này hầu như không có trong tay quy định nào có liên quan cj thể tới các tổ chức xếp hạng tín nhiệm.
Hiện một số bang ở Mỹ đã mở các cuộc điều tra đối với tư cách của các tổ chức này. Tuần trước, Moody’s đã thừa nhận một số nhân viên của tổ chức này không tuân thủ các quy định đạo đức nội bộ.
(Theo New York Times)
“Ngôi nhà làm bằng những con bài” trong câu nói trên chỉ những khoản đầu tư có liên quan đến tín dụng dưới chuẩn - những khoản đầu tư khi đó vẫn được các tổ chức đánh giá tín nhiệm hàng đầu xếp hạng AAA.
Chẳng bao lâu sau đó, giá trị của những khoản đầu tư này đã lao dốc thảm hại trong cơn bão khủng hoảng tài chính.
“Vết rạn lớn”
Đó là một trong những e-mail được công bố trong một báo cáo dài 37 trang mà Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ (SEC) đưa ra mới đây. Báo cáo nói trên là kết quả của một cuộc điều tra kéo dài 10 tháng đối với các hoạt động của Fitch, Moody’s và Standard & Poor’s.
Báo cáo này đã khẳng định điều mà nhiều người ở Phố Wall từ lâu đã nghi ngờ: nhiều tổ chức xếp hạng tín nhiệm lớn, bao gồm Fitch, Moody’s và Standard & Poor’s đã coi thường các quy tắc về xung đột lợi ích và chỉ chú ý đến lợi nhuận khi xếp hạng các loại chứng khoán. Ngoài ra, họ còn bị nghi ngờ có những hành vi sai trái khác.
Báo cáo trên đã tạo ra một vết rạn lớn trong tính khách quan mà các tổ chức xếp hạng tín nhiệm - vốn được coi là những “tòa tháp ngà” của Phố Wall - dày công tạo dựng trong nhiều thập kỷ.
Các nhà đầu tư thường bỏ ra hàng tỷ USD vào các loại chứng khoán mà các tổ chức này đánh giá là đáng tin cậy. Họ vẫn cho rằng các nhà phân tích của các công ty chứng khoán này - những người có vẻ như chẳng quan tâm gì đến chuyện lợi nhuận trong việc đánh giá sức khỏe tài chính của mọi đối tượng, từ các bang và các thành phố tới các loại chứng khoán có liên quan đến hoạt động cho vay cầm cố phức tạp - vẫn đem đến những cách nhìn công bằng đối với những khoản đầu tư tiềm năng.
Từ đi tắt…
Báo cáo cho biết, SEC đã phát hiện ra rằng các tổ chức xếp hạng trên đã bị “đè bẹp” bởi khối lượng và mức độ phức tạp tăng cao của các loại chứng khoán mà họ được yêu cầu đánh giá.
Có ít thời gian hơn để kiên nhẫn thực hiện công việc như họ được kỳ vọng, các nhà phân tích bắt đầu tìm những “lối tắt”. Tháng 4/2007, một nhà phân tích thừa nhận bản thân chỉ có thể xem xét được một nửa độ rủi ro của một tài sản trước khi đưa ra một xếp hạng tín nhiệm.
Các tổ chức xếp hạng vẫn liên tiếp đưa ra các xếp hạng bất chấp những lời phàn nàn liên tục từ các nhà quản lý trong chính các tổ chức này, rằng họ không có đủ thời gian và nhân lực để đánh giá đầy đủ mức độ an toàn của các khoản đầu tư. “Chúng tôi không có đủ nguồn lực để đảm bảo cho công việc”, một nhà quản lý cho biết.
Sự tin tưởng đối với các công ty xếp hạng tín nhiệm đóng một vai trò sống còn trong hệ thống tài chính hiện đại. Để đảm bảo trái phiếu của mình được xếp hạng AAA, nhiều bang và thành phố ở Mỹ đã mua các hợp đồng bảo hiểm đặc biệt có giá phụ thuộc vào mức xếp hạng.
… tới lo mất hợp đồng
Báo cáo cũng đưa ra những bằng chứng cho thấy các tổ chức trên xung đột với những quy tắc căn bản được đưa ra nhằm tránh sự xung đột lợi ích. Các ngân hàng đầu tư và các tổ chức tài chính có thể trả tiền cho các tổ chức xếp hạng để được xếp hạng những tài sản mà họ sẽ bán sau đó.
Các quy tắc của tổ chức xếp hạng thường yêu cầu các nhà phân tích thực hiện xếp hạng tín nhiệm các chứng khoán đó không được quan tâm tới bất kỳ lợi ích kinh doanh nào có liên quan đến các loại tài sản mà họ đang “cân đong” mức độ an toàn. Nhưng SEC phát hiện ra rằng, sự thật không phải lúc nào cũng như vậy.
“Có vẻ như không có một nỗ lực nào từ bên trong nhằm ngăn chặn các nhà phân tích khỏi những e-mail và các cuộc giao tiếp bàn đến vấn đề phí và doanh thu”, bản báo cáo nhận xét. Chẳng hạn, trong một e-mail gửi tháng 11/2004, một nhà phân tích viết rằng anh ta thiếu tự tin trong việc đưa ra một đánh giá vì việc này có thể gây tổn hại đến doanh thu.
“Tôi đang cố để biết chắc xem liệu chúng ta có thể sẽ phải thua lỗ vì quyết định này không, và nếu có thua lỗ thì là bao nhiêu?”, nhà phân tích này viết. Anh ta còn viết thêm rằng một số nhân viên trong công ty không đồng ý với mức xếp hạng được đề xướng “vì họ cho rằng điều đó có ảnh hưởng tiêu cực tới công việc làm ăn của tổ chức”.
Các tổ chức xếp hạng cũng xem xét việc thay đổi các tiêu chuẩn xếp hạng để cạnh tranh với các đối thủ khác. “Chúng tôi sẽ tổ chức họp với nhóm của anh trong tuần này để thảo luận việc điều chỉnh các tiêu chuẩn xếp hạng các nghĩa vụ nợ có thế chấp (CDO) trong lĩnh vực địa ốc. Đang có nguy cơ chúng ta bị mất hợp đồng vì các tiêu chuẩn hiện nay”, một nhà quản lý trong một tổ chức xếp hạng viết trong e-mail hồi tháng 8/2004.
SEC cũng phát hiện ra rằng các tổ chức xếp hạng không công bố đầy đủ những tài liệu có liên quan tới việc điều chỉnh tiêu chuẩn xếp hạng của họ.
Có phải là phạm tội?
Các tổ chức xếp hạng tín nhiệm dường như đang áp dụng nhiều biện pháp để giải quyết vấn đề. Hai tháng trước đây, Moody’s đã sa thải hai nhà quản lý cấp cao.
“Mỗi tổ chức xếp hạng được kiểm tra đã đồng ý áp dụng các biện pháp nhằm giải quyết các tồn tại mà chúng tôi đã phát hiện”, Chủ tịch SEC Christopher Cox cho biết. Hôm 8/4 vừa rồi, cả ba tổ chức xếp hạng tín nhiệm trên đã ra tuyên bố bày tỏ cam kết sẽ cải thiện hoạt động, tuy nhiên, họ không hề bình luận trực tiếp tới những email mà báo cáo đề cập tới hay kết luận của báo cáo trên.
Chưa rõ liệu những bằng chứng nói trên có dẫn tới việc các tổ chức xếp hạng tín nhiệm này phải ra tòa. Các tổ chức này lần đầu bị giám sát bởi SEC vào tháng 9/2007 và ủy ban này hầu như không có trong tay quy định nào có liên quan cj thể tới các tổ chức xếp hạng tín nhiệm.
Hiện một số bang ở Mỹ đã mở các cuộc điều tra đối với tư cách của các tổ chức này. Tuần trước, Moody’s đã thừa nhận một số nhân viên của tổ chức này không tuân thủ các quy định đạo đức nội bộ.
(Theo New York Times)