Tòa quốc tế ra phán quyết vụ kiện biển Đông tháng 7 tới
Đây là vụ kiện mà Philippines đã kiện Trung Quốc lên tòa án trọng tài quốc tế
Vào tháng 7, tòa án trọng tài thường trực (PCA) ở The Hague, Hà Lan sẽ ra phán quyết về giá trị pháp lý các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên biển Đông, hãng tin Bloomberg cho hay.
Theo hãng tin này, trong một tuyên bố ra ngày 29/6, tòa án trọng tài nói sẽ công bố quyết định về vụ kiện biển Đông vào ngày 12/7. Ban đầu, quyết định sẽ được công bố với các bên liên quan, tiếp đó là với các nước quan sát viên.
Đây là vụ kiện mà Philippines đã kiện Trung Quốc lên tòa án trọng tài quốc tế, thách thức tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh đối với hơn 80% diện tích biển Đông.
Bloomberg nhận định, cho dù phán quyết mà tòa sắp đưa ra là gì, thì phán quyết này cũng có khả năng thổi bùng căng thẳng trên biển Đông, vùng biển có lượng hàng hóa trị giá hơn 5 nghìn tỷ USD di chuyển qua mỗi năm.
Mấy năm trở lại đây, Trung Quốc ngày càng tỏ ra cứng rắn hơn trong các tuyên bố chủ quyền trên biển Đông, làm xấu đi quan hệ với các nước tuyên bố chủ quyền khác trên vùng biển này, đồng thời cạnh tranh mạnh với Mỹ về ảnh hưởng quân sự ở phía Tây Thái Bình Dương.
Đến nay, Trung Quốc đã bồi lấp trái phép hơn 1.200 ha đảo nhân tạo trên biển Đông, trong đó một số đảo được xây dựng cảng biển và đường băng.
Bắc Kinh nói rằng chủ quyền của Trung Quốc đối với biển Đông “tự nghìn xưa” là không thể tranh cãi, đồng thời ra yêu sách đòi các nước tuyên bố chủ quyền khác phải xin phép khi cho tàu bè quân sự di chuyển qua các thực thể mà nước này chiếm giữ trái phép trên biển Đông.
Trước khi tòa án ở The Hague công bố kết quả vụ kiện, Trung Quốc và Mỹ đã có một loạt động thái ngoại giao, với các chuyến thăm tới Đông Nam Á và các tuyên bố.
Từ tháng 10 năm ngoái, Mỹ đã bắt đầu thách thức các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên biển Đông bằng cách cử tàu và máy bay tới bần các đảo nhân tạo mà Bắc Kinh xây dựng trái phép. Các cuộc tuần tra tự do hàng hải này của Mỹ đã khiến Trung Quốc “nổi đóa”. Hồi tháng 5, Trung Quốc đã cử chiến đấu cơ và chiến hạm tới cảnh báo khu trục hạm USS William P. Lawrence khi con tàu này di chuyển gần quần đảo Trường Sa.
Philippines cho rằng Trung Quốc vi phạm Công ước của Liên hiệp quốc về Luật Biển (UNCLOS) mà cả hai nước cùng tham gia. Manila nói các quyền “lịch sử” của Trung Quốc trên biển Đông là không phù hợp với UNCLOS, đồng thời đề nghị tòa án xác định rõ tình trạng pháp lý của các thực thể mà Trung Quốc chiếm giữ trên biển Đông.
Philippines cũng cho rằng Trung Quốc đã xâm phạm các quyền của Philippines thông qua các hoạt động xây dựng và đánh bắt cá.
Về phần mình, Trung Quốc đã bác bỏ vụ kiện này và một mực đòi các tranh chấp trên biển Đông phải được giải quyết thông qua đàm phán song phương.
“Kết quả của vụ kiện này sẽ không có ý nghĩa ràng buộc đối với Trung Quốc”, đô đốc Trung Quốc Sun Jianguo phát biểu tại diễn đàn an ninh Shangri-La ở Singapore mới đây. “Chính phủ Trung Quốc đã nói rõ sẽ không chấp nhận vụ kiện, không tham dự quá trình xét xử, không công nhận và không thực hiện kết quả vụ kiện”.
Philippines đâm đơn kiện Trung Quốc sau khi Trung Quốc chiếm bãi cạn Hoàng Nham hồi năm 2012. Bắc Kinh không phủ nhận vụ kiện này bằng một văn kiện chính thức, nhưng đã đưa ra một tuyên bố lập trường nói rằng vụ kiện này nằm ngoài quyền tài phán của PCA. Tuy nhiên, tòa án trọng tài đã bác bỏ lập luận của Trung Quốc.
“Các quốc gia trong khu vực đã có hành động và bày tỏ quan ngại”, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Ash Carter mới đây phát biểu.
“Bởi vậy, hành động của Trung Quốc trên biển Đông đang khiến nước này bị cô lập giữa lúc toàn thể khu vực đang xích lại gần nhau và hợp tác cùng nhau. Nếu những hành động này của Trung Quốc tiếp diễn, thì rốt cục Trung Quốc sẽ tự cô lập mình”, ông nói.
Theo hãng tin này, trong một tuyên bố ra ngày 29/6, tòa án trọng tài nói sẽ công bố quyết định về vụ kiện biển Đông vào ngày 12/7. Ban đầu, quyết định sẽ được công bố với các bên liên quan, tiếp đó là với các nước quan sát viên.
Đây là vụ kiện mà Philippines đã kiện Trung Quốc lên tòa án trọng tài quốc tế, thách thức tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh đối với hơn 80% diện tích biển Đông.
Bloomberg nhận định, cho dù phán quyết mà tòa sắp đưa ra là gì, thì phán quyết này cũng có khả năng thổi bùng căng thẳng trên biển Đông, vùng biển có lượng hàng hóa trị giá hơn 5 nghìn tỷ USD di chuyển qua mỗi năm.
Mấy năm trở lại đây, Trung Quốc ngày càng tỏ ra cứng rắn hơn trong các tuyên bố chủ quyền trên biển Đông, làm xấu đi quan hệ với các nước tuyên bố chủ quyền khác trên vùng biển này, đồng thời cạnh tranh mạnh với Mỹ về ảnh hưởng quân sự ở phía Tây Thái Bình Dương.
Đến nay, Trung Quốc đã bồi lấp trái phép hơn 1.200 ha đảo nhân tạo trên biển Đông, trong đó một số đảo được xây dựng cảng biển và đường băng.
Bắc Kinh nói rằng chủ quyền của Trung Quốc đối với biển Đông “tự nghìn xưa” là không thể tranh cãi, đồng thời ra yêu sách đòi các nước tuyên bố chủ quyền khác phải xin phép khi cho tàu bè quân sự di chuyển qua các thực thể mà nước này chiếm giữ trái phép trên biển Đông.
Trước khi tòa án ở The Hague công bố kết quả vụ kiện, Trung Quốc và Mỹ đã có một loạt động thái ngoại giao, với các chuyến thăm tới Đông Nam Á và các tuyên bố.
Từ tháng 10 năm ngoái, Mỹ đã bắt đầu thách thức các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên biển Đông bằng cách cử tàu và máy bay tới bần các đảo nhân tạo mà Bắc Kinh xây dựng trái phép. Các cuộc tuần tra tự do hàng hải này của Mỹ đã khiến Trung Quốc “nổi đóa”. Hồi tháng 5, Trung Quốc đã cử chiến đấu cơ và chiến hạm tới cảnh báo khu trục hạm USS William P. Lawrence khi con tàu này di chuyển gần quần đảo Trường Sa.
Philippines cho rằng Trung Quốc vi phạm Công ước của Liên hiệp quốc về Luật Biển (UNCLOS) mà cả hai nước cùng tham gia. Manila nói các quyền “lịch sử” của Trung Quốc trên biển Đông là không phù hợp với UNCLOS, đồng thời đề nghị tòa án xác định rõ tình trạng pháp lý của các thực thể mà Trung Quốc chiếm giữ trên biển Đông.
Philippines cũng cho rằng Trung Quốc đã xâm phạm các quyền của Philippines thông qua các hoạt động xây dựng và đánh bắt cá.
Về phần mình, Trung Quốc đã bác bỏ vụ kiện này và một mực đòi các tranh chấp trên biển Đông phải được giải quyết thông qua đàm phán song phương.
“Kết quả của vụ kiện này sẽ không có ý nghĩa ràng buộc đối với Trung Quốc”, đô đốc Trung Quốc Sun Jianguo phát biểu tại diễn đàn an ninh Shangri-La ở Singapore mới đây. “Chính phủ Trung Quốc đã nói rõ sẽ không chấp nhận vụ kiện, không tham dự quá trình xét xử, không công nhận và không thực hiện kết quả vụ kiện”.
Philippines đâm đơn kiện Trung Quốc sau khi Trung Quốc chiếm bãi cạn Hoàng Nham hồi năm 2012. Bắc Kinh không phủ nhận vụ kiện này bằng một văn kiện chính thức, nhưng đã đưa ra một tuyên bố lập trường nói rằng vụ kiện này nằm ngoài quyền tài phán của PCA. Tuy nhiên, tòa án trọng tài đã bác bỏ lập luận của Trung Quốc.
“Các quốc gia trong khu vực đã có hành động và bày tỏ quan ngại”, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Ash Carter mới đây phát biểu.
“Bởi vậy, hành động của Trung Quốc trên biển Đông đang khiến nước này bị cô lập giữa lúc toàn thể khu vực đang xích lại gần nhau và hợp tác cùng nhau. Nếu những hành động này của Trung Quốc tiếp diễn, thì rốt cục Trung Quốc sẽ tự cô lập mình”, ông nói.