Tổng giám đốc IMF: “Đã đến lúc nghĩ nghiêm túc về tiền ảo”
Bà Lagarde cũng không loại trừ khả năng đến lúc IMF có thể phát triển một loại tiền ảo riêng
Đã đến lúc các ngân hàng trung ương và cơ quan giám sát trên thế giới suy nghĩ nghiêm túc về tiền ảo - Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Christine Lagarde nhận định ngày 12/10.
Theo hãng tin CNBC, bà Lagarde nói rằng các định chế tài chính toàn cầu đang chuốc lấy rủi ro vì không theo dõi và tìm hiểu những sản phẩm công nghệ tài chính đang nổi lên và bắt đầu tạo ra những thay đổi lớn trong lĩnh vực dịch vụ tài chính và hệ thống thanh toán toàn cầu.
“Tôi cho rằng chúng ta sắp chứng kiến những thay đổi lớn”, bà Lagarde nói trong một cuộc trả lời phỏng vấn CNBC bên lề hội nghị thường niên của IMF ở thủ đô Washington của Mỹ.
Khi được hỏi liệu bà có nhất trí với Giám đốc điều hành Jamie Dimon của ngân hàng JPMorgan Chase, người cho rằng Bitcoin là một “trò bịp bợm”, bà Largarde nói điều quan trọng là phải nhìn vào những ảnh hưởng rộng lớn hơn của những công nghệ như tiền ảo.
“Tôi nghĩ chúng ta nên xếp bất kỳ thứ gì liên quan đến tiền ảo vào chung một loại với những âm mưu lừa đảo đầu cơ theo mô hình kim tự tháp”, nhà lãnh đạo IMF nói.
Bà Lagarde cũng không loại trừ khả năng đến lúc IMF có thể phát triển một loại tiền ảo riêng. Bà nói Quyền rút vốn đặc biệt (SDR), một loại tiền tệ mà IMF tạo ra để sử dụng như một tài sản dự trữ quốc tế, có thể được tích hợp với công nghệ tương tự như tiền ảo.
Ngày thứ Năm, bà Lagarde đã điều phối một cuộc thảo luận của IMF về công nghệ tài chính và vai trò của các ngân hàng trung ương. Cuộc thảo luận có sự tham gia của các quan chức ngân hàng trung ương và đại diện các công ty công nghệ tài chính. Bà nói với CNBC rằng bà hy vọng IMF sẽ đóng một vai trò trong việc điều tiết và thúc đẩy sự phát triển của công nghệ tài chính.
“Tôi hy vọng chúng tôi có thể tham gia vào quy trình này bởi tôi đã nhận thấy đó là một quy trình xuyên quốc gia”, bà nói.
Theo bà Lagarde, công nghệ tài chính đã bắt đầu tạo ra những thay đổi lớn trong lĩnh vực dịch vụ tài chính, bởi những công nghệ mới giúp giảm chi phí của các giao dịch tài chính. Bà cho rằng những công nghệ như blockchain, công nghệ hậu thuẫn Bitcoin, có thể giúp hệ thống ngân hàng trở nên bao trùm và rộng mở hơn.
“Tôi nghĩ phụ nữ ở một số quốc gia đang phát triển, những người phải mang tiền mặt theo mình, phải đối mặt với rủi ro bạo lực và những vấn đề khác”, bà nói. “Nếu họ có thể dùng điện thoại và thực hiện các giao dịch thanh toán một cách kín đáo và hiệu quả hơn, thì điều đó thật tuyệt vời”.
Theo hãng tin CNBC, bà Lagarde nói rằng các định chế tài chính toàn cầu đang chuốc lấy rủi ro vì không theo dõi và tìm hiểu những sản phẩm công nghệ tài chính đang nổi lên và bắt đầu tạo ra những thay đổi lớn trong lĩnh vực dịch vụ tài chính và hệ thống thanh toán toàn cầu.
“Tôi cho rằng chúng ta sắp chứng kiến những thay đổi lớn”, bà Lagarde nói trong một cuộc trả lời phỏng vấn CNBC bên lề hội nghị thường niên của IMF ở thủ đô Washington của Mỹ.
Khi được hỏi liệu bà có nhất trí với Giám đốc điều hành Jamie Dimon của ngân hàng JPMorgan Chase, người cho rằng Bitcoin là một “trò bịp bợm”, bà Largarde nói điều quan trọng là phải nhìn vào những ảnh hưởng rộng lớn hơn của những công nghệ như tiền ảo.
“Tôi nghĩ chúng ta nên xếp bất kỳ thứ gì liên quan đến tiền ảo vào chung một loại với những âm mưu lừa đảo đầu cơ theo mô hình kim tự tháp”, nhà lãnh đạo IMF nói.
Bà Lagarde cũng không loại trừ khả năng đến lúc IMF có thể phát triển một loại tiền ảo riêng. Bà nói Quyền rút vốn đặc biệt (SDR), một loại tiền tệ mà IMF tạo ra để sử dụng như một tài sản dự trữ quốc tế, có thể được tích hợp với công nghệ tương tự như tiền ảo.
Ngày thứ Năm, bà Lagarde đã điều phối một cuộc thảo luận của IMF về công nghệ tài chính và vai trò của các ngân hàng trung ương. Cuộc thảo luận có sự tham gia của các quan chức ngân hàng trung ương và đại diện các công ty công nghệ tài chính. Bà nói với CNBC rằng bà hy vọng IMF sẽ đóng một vai trò trong việc điều tiết và thúc đẩy sự phát triển của công nghệ tài chính.
“Tôi hy vọng chúng tôi có thể tham gia vào quy trình này bởi tôi đã nhận thấy đó là một quy trình xuyên quốc gia”, bà nói.
Theo bà Lagarde, công nghệ tài chính đã bắt đầu tạo ra những thay đổi lớn trong lĩnh vực dịch vụ tài chính, bởi những công nghệ mới giúp giảm chi phí của các giao dịch tài chính. Bà cho rằng những công nghệ như blockchain, công nghệ hậu thuẫn Bitcoin, có thể giúp hệ thống ngân hàng trở nên bao trùm và rộng mở hơn.
“Tôi nghĩ phụ nữ ở một số quốc gia đang phát triển, những người phải mang tiền mặt theo mình, phải đối mặt với rủi ro bạo lực và những vấn đề khác”, bà nói. “Nếu họ có thể dùng điện thoại và thực hiện các giao dịch thanh toán một cách kín đáo và hiệu quả hơn, thì điều đó thật tuyệt vời”.