Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye chính thức bị phế truất
Dính bê bối tham nhũng, bà Park trở thành vị Tổng thống dân cử đầu tiên của Hàn Quốc bị phế truất
Tòa án Hiến pháp Hàn Quốc ngày 10/3 ra phán quyết ủng hộ việc luận tội Tổng thống nước này Park Geun-hye, theo đó phế truất bà vì vụ bê bối tham nhũng đã khiến chính trường Hàn Quốc chao đảo suốt mấy tháng qua.
Hãng tin Reuters cho biết, bà Park trở thành vị Tổng thống dân cử đầu tiên của Hàn Quốc bị phế truất. Theo quy định của Hiến pháp nước này, một cuộc bầu cử Tổng thống sẽ diễn ra trong vòng 60 ngày.
“Chúng tôi phế truất Park Geun-hye khỏi cương vị Tổng thống”, ông Lee Jung-mi, quyền Chánh án Tòa án Hiến pháp Hàn Quốc, tuyên bố trong phiên điều trần. “Hành động của bà ấy phản bội lại niềm tin của người dân. Đó là một sự vi phạm nghiêm trọng hiến pháp không thể được tha thứ”.
Phán quyết được Tòa án Hiến pháp Hàn Quốc đưa ra duy trì quyết định của Quốc hội Hàn Quốc hôm 9/12 về luận tội bà Park trong vụ bê bối tham nhũng và lợi dụng ảnh hưởng. Phán quyết này được xem là diễn biến kịch tính nhất trong cuộc khủng hoảng chính trị bao phủ Hàn Quốc từ cuối năm ngoái.
Cuộc khủng hoảng này diễn ra trong bối cảnh Hàn Quốc gặp nhiều thách thức. Triều Tiên đang đẩy mạnh chương trình phát triển vũ khí hạt nhân, trong khi căng thẳng giữa Hàn Quốc với Trung Quốc gia tăng xung quanh việc Mỹ triển khai hệ thống lá chắn tên lửa mang tên Thaad ở Hàn Quốc.
Tuy nhiên, thị trường chứng khoán Hàn Quốc đã tăng điểm sau khi phán quyết của Tòa án Hiến pháp được đưa ra.
“Khi cuộc khủng hoảng đi dần đến hồi kết, thị trường sẽ cảm thấy yên tâm hơn vì cuối cùng Hàn Quốc cũng có thể tiến tới việc bầu một nhà lãnh đạo mới”, chuyên gia kinh tế cấp cao Trinh Nguyen thuộc ngân hàng Natixis ở Hồng Kông nhận định. “Thị trường kỳ vọng Hàn Quốc sẽ có một nhà lãnh đạo mới có khả năng giải quyết được những thách thức dài hạn như cải cách thị trường lao động và căng thẳng địa chính trị leo thang”.
Bà Park, 65 tuổi, bị cáo buộc thông đồng với người bạn thân lâu năm Choi Soon-sil và một cựu cố vấn để gây áp lực buộc các công ty lớn phải tài trợ cho hai quỹ được thành lập với mục đích hậu thuẫn các sáng kiến chính sách của bà. Cả bà Choi và vị cựu cố vấn hiện đều đang trong quá trình xét xử.
Bà Park cũng bị cáo buộc vòi vĩnh hối lộ từ người đứng đầu Samsung để đổi lấy ưu ái của Chính phủ dành cho tập đoàn này, bao gồm ủng hộ việc sáp nhập hai công ty con của Samsung vào năm 2015. Vụ sáp nhập được cho là tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình chuyển giao quyền lực ở Samsung, tập đoàn gia đình (chaebol) lớn nhất Hàn Quốc.
Bà Park phủ nhận có bất kỳ hành vi sai trái nào.
Hàng trăm người biểu tình, bao gồm cả những người ủng hộ và phản đối bà Park, đã tập trung bên ngoài Tòa án Hiến pháp Hàn Quốc sáng 10/3. Nhiều xe cảnh sát đã được triển khai để ngăn người biểu tình lại gần tòa án.
Sau khi bị phế truất, bà Park phải rời khỏi Nhà Xanh - dinh Tổng thống Hàn Quốc - và cũng không còn được hưởng quyền miễn trừ truy tố của Tổng thống. Cơ quan công tố đã xem bà Park là đồng phạm trong hai vụ án liên quan đến vụ bê bối chính trị, đồng nghĩa với việc bà có thể bị điều tra và xét xử.
Sau cuộc bỏ phiếu của Quốc hội Hàn Quốc vào tháng 12 về việc luận tội Tổng thống, bà Park bị tước quyền, nhưng vẫn ở trong Nhà Xanh.
Bà Park không xuất hiện tại Tòa án Hiến pháp trong phiên điều trần sáng 10/3.
Kể từ khi vụ bê bối bị vỡ lở, người Hàn Quốc đã rầm rộ biểu tình vào mỗi cuối tuần, trong đó có cả những người đòi bà Park từ chức và cả những người ủng hộ bà tiếp tục nắm quyền lãnh đạo đất nước.
Hãng tin Reuters cho biết, bà Park trở thành vị Tổng thống dân cử đầu tiên của Hàn Quốc bị phế truất. Theo quy định của Hiến pháp nước này, một cuộc bầu cử Tổng thống sẽ diễn ra trong vòng 60 ngày.
“Chúng tôi phế truất Park Geun-hye khỏi cương vị Tổng thống”, ông Lee Jung-mi, quyền Chánh án Tòa án Hiến pháp Hàn Quốc, tuyên bố trong phiên điều trần. “Hành động của bà ấy phản bội lại niềm tin của người dân. Đó là một sự vi phạm nghiêm trọng hiến pháp không thể được tha thứ”.
Phán quyết được Tòa án Hiến pháp Hàn Quốc đưa ra duy trì quyết định của Quốc hội Hàn Quốc hôm 9/12 về luận tội bà Park trong vụ bê bối tham nhũng và lợi dụng ảnh hưởng. Phán quyết này được xem là diễn biến kịch tính nhất trong cuộc khủng hoảng chính trị bao phủ Hàn Quốc từ cuối năm ngoái.
Cuộc khủng hoảng này diễn ra trong bối cảnh Hàn Quốc gặp nhiều thách thức. Triều Tiên đang đẩy mạnh chương trình phát triển vũ khí hạt nhân, trong khi căng thẳng giữa Hàn Quốc với Trung Quốc gia tăng xung quanh việc Mỹ triển khai hệ thống lá chắn tên lửa mang tên Thaad ở Hàn Quốc.
Tuy nhiên, thị trường chứng khoán Hàn Quốc đã tăng điểm sau khi phán quyết của Tòa án Hiến pháp được đưa ra.
“Khi cuộc khủng hoảng đi dần đến hồi kết, thị trường sẽ cảm thấy yên tâm hơn vì cuối cùng Hàn Quốc cũng có thể tiến tới việc bầu một nhà lãnh đạo mới”, chuyên gia kinh tế cấp cao Trinh Nguyen thuộc ngân hàng Natixis ở Hồng Kông nhận định. “Thị trường kỳ vọng Hàn Quốc sẽ có một nhà lãnh đạo mới có khả năng giải quyết được những thách thức dài hạn như cải cách thị trường lao động và căng thẳng địa chính trị leo thang”.
Bà Park, 65 tuổi, bị cáo buộc thông đồng với người bạn thân lâu năm Choi Soon-sil và một cựu cố vấn để gây áp lực buộc các công ty lớn phải tài trợ cho hai quỹ được thành lập với mục đích hậu thuẫn các sáng kiến chính sách của bà. Cả bà Choi và vị cựu cố vấn hiện đều đang trong quá trình xét xử.
Bà Park cũng bị cáo buộc vòi vĩnh hối lộ từ người đứng đầu Samsung để đổi lấy ưu ái của Chính phủ dành cho tập đoàn này, bao gồm ủng hộ việc sáp nhập hai công ty con của Samsung vào năm 2015. Vụ sáp nhập được cho là tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình chuyển giao quyền lực ở Samsung, tập đoàn gia đình (chaebol) lớn nhất Hàn Quốc.
Bà Park phủ nhận có bất kỳ hành vi sai trái nào.
Hàng trăm người biểu tình, bao gồm cả những người ủng hộ và phản đối bà Park, đã tập trung bên ngoài Tòa án Hiến pháp Hàn Quốc sáng 10/3. Nhiều xe cảnh sát đã được triển khai để ngăn người biểu tình lại gần tòa án.
Sau khi bị phế truất, bà Park phải rời khỏi Nhà Xanh - dinh Tổng thống Hàn Quốc - và cũng không còn được hưởng quyền miễn trừ truy tố của Tổng thống. Cơ quan công tố đã xem bà Park là đồng phạm trong hai vụ án liên quan đến vụ bê bối chính trị, đồng nghĩa với việc bà có thể bị điều tra và xét xử.
Sau cuộc bỏ phiếu của Quốc hội Hàn Quốc vào tháng 12 về việc luận tội Tổng thống, bà Park bị tước quyền, nhưng vẫn ở trong Nhà Xanh.
Bà Park không xuất hiện tại Tòa án Hiến pháp trong phiên điều trần sáng 10/3.
Kể từ khi vụ bê bối bị vỡ lở, người Hàn Quốc đã rầm rộ biểu tình vào mỗi cuối tuần, trong đó có cả những người đòi bà Park từ chức và cả những người ủng hộ bà tiếp tục nắm quyền lãnh đạo đất nước.