Top 50 doanh nghiệp châu Á, Trung Quốc áp đảo
Với 23 doanh nghiệp có mặt trong top 50 công ty hàng đầu ở châu Á, Trung Quốc hiện có thế đứng mà chưa quốc gia nào có được
Tạp chí chuyên xếp hạng Forbes mới đây đã công bố danh sách 50 doanh nghiệp hàng đầu tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương (Fab 50). Trong đó, chiếm phần lớn là các doanh nghiệp Trung Quốc, với 23 công ty.
Theo Forbes, ngành kinh doanh bất động sản, xây dựng, sản xuất ôtô, linh phụ kiện, khai thác vàng tiếp tục tăng trưởng bùng nổ ở Trung Quốc, đã giúp các doanh nghiệp này vượt lên trên các đối thủ khác ở châu Á. Từ khi Fab 50 được công bố vào năm 2005, chưa từng có quốc gia nào góp mặt nhiều công ty như Trung Quốc.
Tạp chí cho hay, xu hướng áp đảo của các doanh nghiệp Trung Quốc cho thấy vị thế ngày càng tăng của nước này ở châu Á. Đứng sau Trung Quốc về số doanh nghiệp là Hàn Quốc với 8 đơn vị, Ấn Độ 7 công ty.
Đáng chú ý, lần đầu tiên không có doanh nghiệp nào của Nhật Bản lọt vào Fab 50 của Forbes. Năm ngoái, 2 công ty Nhật lọt vào danh sách này là Nintendo và Rakuten, trong khi năm 2005 là 13 doanh nghiệp.
Để đưa ra Fab 50. Forbes đã chọn lựa từ hơn 1.000 công ty châu Á - Thái Bình Dương có doanh thu hoặc giá trị vốn thị trường ít nhất ba tỷ USD; đánh giá dựa trên hiệu suất tài chính trong vòng 5 năm qua, trừ những công ty nợ quá nhiều hoặc chính phủ sở hữu từ 50% cổ phần trở lên.
Dưới đây là 10 doanh nghiệp lớn nhất châu Á về vốn hóa thị trường:
1. Tencent Holdings
Quốc gia: Trung Quốc
Giá trị vốn hóa: 44,3 tỷ USD
Doanh thu: 3 tỷ USD
Lĩnh vực kinh doanh: Công nghệ
2. Tata Consultancy Services
Quốc gia: Ấn Độ
Giá trị vốn hóa: 44,3 tỷ USD
Doanh thu: 8,4 tỷ USD
Lĩnh vực kinh doanh: Công nghệ
3. China Merchants Bank
Quốc gia: Trung Quốc
Giá trị vốn hóa: 41,6 tỷ USD
Doanh thu: 15,2 tỷ USD
Lĩnh vực kinh doanh: Ngân hàng
4. Wesfarmers
Quốc gia: Australia
Giá trị vốn hóa: 38,1 tỷ USD
Doanh thu: 58,4 tỷ USD
Lĩnh vực kinh doanh: Đa ngành
5. ITC
Quốc gia: Ấn Độ
Giá trị vốn hóa: 33,7 tỷ USD
Doanh thu: 5 tỷ USD
Lĩnh vực kinh doanh: Nông nghiệp
6. Bharti Airtel
Quốc gia: Ấn Độ
Giá trị vốn hóa: 33,3 tỷ USD
Doanh thu: 13,4 tỷ USD
Lĩnh vực kinh doanh: Công nghệ
7. Newscret Mining
Quốc gia: Australia
Giá trị vốn hóa: 32,3 tỷ USD
Doanh thu: 4,4 tỷ USD
Lĩnh vực kinh doanh: Nguyên vật liệu
8. Hyundai Mobis
Quốc gia: Hàn Quốc
Giá trị vốn hóa: 30,8 tỷ USD
Doanh thu: 19,8 tỷ USD
Lĩnh vực kinh doanh: Hàng tiêu dùng bền
9. Bank Central Asia
Quốc gia: Indonesia
Giá trị vốn hóa: 23,2 tỷ USD
Doanh thu: 3,1 tỷ USD
Lĩnh vực kinh doanh: Ngân hàng
10. HTC
Vùng lãnh thổ: Đài Loan (Trung Quốc)
Giá trị vốn hóa: 22,8 tỷ USD
Doanh thu: 9,6 tỷ USD
Lĩnh vực kinh doanh: Công nghệ
Theo Forbes, ngành kinh doanh bất động sản, xây dựng, sản xuất ôtô, linh phụ kiện, khai thác vàng tiếp tục tăng trưởng bùng nổ ở Trung Quốc, đã giúp các doanh nghiệp này vượt lên trên các đối thủ khác ở châu Á. Từ khi Fab 50 được công bố vào năm 2005, chưa từng có quốc gia nào góp mặt nhiều công ty như Trung Quốc.
Tạp chí cho hay, xu hướng áp đảo của các doanh nghiệp Trung Quốc cho thấy vị thế ngày càng tăng của nước này ở châu Á. Đứng sau Trung Quốc về số doanh nghiệp là Hàn Quốc với 8 đơn vị, Ấn Độ 7 công ty.
Đáng chú ý, lần đầu tiên không có doanh nghiệp nào của Nhật Bản lọt vào Fab 50 của Forbes. Năm ngoái, 2 công ty Nhật lọt vào danh sách này là Nintendo và Rakuten, trong khi năm 2005 là 13 doanh nghiệp.
Để đưa ra Fab 50. Forbes đã chọn lựa từ hơn 1.000 công ty châu Á - Thái Bình Dương có doanh thu hoặc giá trị vốn thị trường ít nhất ba tỷ USD; đánh giá dựa trên hiệu suất tài chính trong vòng 5 năm qua, trừ những công ty nợ quá nhiều hoặc chính phủ sở hữu từ 50% cổ phần trở lên.
Dưới đây là 10 doanh nghiệp lớn nhất châu Á về vốn hóa thị trường:
1. Tencent Holdings
Quốc gia: Trung Quốc
Giá trị vốn hóa: 44,3 tỷ USD
Doanh thu: 3 tỷ USD
Lĩnh vực kinh doanh: Công nghệ
2. Tata Consultancy Services
Quốc gia: Ấn Độ
Giá trị vốn hóa: 44,3 tỷ USD
Doanh thu: 8,4 tỷ USD
Lĩnh vực kinh doanh: Công nghệ
3. China Merchants Bank
Quốc gia: Trung Quốc
Giá trị vốn hóa: 41,6 tỷ USD
Doanh thu: 15,2 tỷ USD
Lĩnh vực kinh doanh: Ngân hàng
4. Wesfarmers
Quốc gia: Australia
Giá trị vốn hóa: 38,1 tỷ USD
Doanh thu: 58,4 tỷ USD
Lĩnh vực kinh doanh: Đa ngành
5. ITC
Quốc gia: Ấn Độ
Giá trị vốn hóa: 33,7 tỷ USD
Doanh thu: 5 tỷ USD
Lĩnh vực kinh doanh: Nông nghiệp
6. Bharti Airtel
Quốc gia: Ấn Độ
Giá trị vốn hóa: 33,3 tỷ USD
Doanh thu: 13,4 tỷ USD
Lĩnh vực kinh doanh: Công nghệ
7. Newscret Mining
Quốc gia: Australia
Giá trị vốn hóa: 32,3 tỷ USD
Doanh thu: 4,4 tỷ USD
Lĩnh vực kinh doanh: Nguyên vật liệu
8. Hyundai Mobis
Quốc gia: Hàn Quốc
Giá trị vốn hóa: 30,8 tỷ USD
Doanh thu: 19,8 tỷ USD
Lĩnh vực kinh doanh: Hàng tiêu dùng bền
9. Bank Central Asia
Quốc gia: Indonesia
Giá trị vốn hóa: 23,2 tỷ USD
Doanh thu: 3,1 tỷ USD
Lĩnh vực kinh doanh: Ngân hàng
10. HTC
Vùng lãnh thổ: Đài Loan (Trung Quốc)
Giá trị vốn hóa: 22,8 tỷ USD
Doanh thu: 9,6 tỷ USD
Lĩnh vực kinh doanh: Công nghệ