10:19 22/01/2024

Trang trại chăn nuôi heo của BAF Việt Nam đạt chứng nhận quốc tế GlobalG.A.P

Lan Anh

Công ty Cổ phần Nông nghiệp BaF Việt Nam (Mã CK: BAF) vừa được trao chứng nhận Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt toàn cầu - Tiêu chuẩn đảm bảo nông trại tích hợp (GLOBALG.A.P IFA phiên bản 5.2)...

Đại diện tổ chức Bureau Veritas trao chứng nhận GlobalG.A.P IFA cho công ty BaF Việt Nam.
Đại diện tổ chức Bureau Veritas trao chứng nhận GlobalG.A.P IFA cho công ty BaF Việt Nam.

Chứng nhận được trao bởi Bureau Veritas (BV) - Tổ chức chuyên thử nghiệm, kiểm định và chứng nhận được công nhận trên phạm vi toàn cầu. Trong dự án này, BaF cũng nhận được sự tư vấn và đồng hành từ Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) - Thành viên của Nhóm Ngân hàng Thế giới (World Bank Group).

BỘ TIÊU CHUẨN GLOBALG.A.P - TRANG TRẠI CHĂN NUÔI HEO

GlobalG.A.P là tổ chức toàn cầu hướng tới mục tiêu thúc đẩy nông nghiệp bền vững trên thế giới. Trong đó, bộ tiêu chuẩn GlobalG.A.P - trang trại chăn nuôi heo phiên bản 5.2 có những tiêu chí hết sức nghiêm ngặt cần phải tuân thủ. Theo đó, để đạt được chứng nhận, doanh nghiệp cần phải đạt tối thiểu 95% của các nguyên tắc yêu cầu thứ yếu và tuân thủ 100% nguyên tắc yêu cầu chính yếu.

Điển hình một số tiêu chí tuân thủ quan trọng như: duy trì nhận diện và truy xuất nguồn gốc sản phẩm từ khâu con giống, thức ăn chăn nuôi…, đảm bảo an toàn sinh học (kiểm soát dịch bệnh), các yếu tố ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm (giảm thiểu sử dụng kháng sinh, không sử dụng chất cấm …), giảm thiểu tác động xấu đến môi trường, đáp ứng các yêu cầu về an sinh xã hội với người lao động… Đặc biệt, các tiêu chí về phúc lợi động vật nhằm đảm bảo heo được chăm sóc trong môi trường thoải mái nhất (điều kiện chuồng trại, môi trường nuôi, ứng xử nhân đạo với vật nuôi…) để tạo chất lượng thịt tối ưu nhất (ngoài các yếu tố khác).

Toàn bộ đàn heo BaF đều sử dụng nguồn cám chay do chính công ty nghiên cứu và sản xuất. Công thức cám chay của BaF loại bỏ hoàn toàn các nguyên liệu tiềm ẩn rủi ro về dịch bệnh có nguồn gốc đạm động vật như bột xương thịt, bột huyết, bột cá. Thay vào đó là thành phần 100% từ đạm thực vật, bổ sung dược liệu và lợi khuẩn tốt cho hệ tiêu hóa của vật nuôi.

Cơ sở vật chất, chuồng trại, các điều kiện chuồng trại từ hệ thống thông gió - nhiệt độ - chiếu sáng đến bố trí không gian cho từng loại heo đều được chuyển giao từ các tập đoàn lớn tại châu Âu và Mỹ, điều khiển tự động để hạn chế lây nhiễm dịch bệnh.

Với hệ thống 9 trang trại được công nhận đạt tiêu chuẩn GlobalG.A.P IFA phiên bản 5.2, công ty BaF đã chứng minh quyết tâm cao nhất của cả tập thể lãnh đạo và các cấp trong toàn hệ thống chăn nuôi heo của BaF. Công ty cho biết sẽ luôn nỗ lực để duy trì các tiêu chuẩn đã được công nhận, đồng thời với việc xây dựng và áp dụng các tiêu chuẩn chăn nuôi theo GlobalG.A.P cho các trang trại còn lại. Điều này nhằm hướng đến mục tiêu cuối cùng là cung cấp nguồn thịt sạch, an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng.

HƯỚNG ĐẾN CHĂN NUÔI TUẦN HOÀN, GIẢM PHÁT THẢI

Ô nhiễm môi trường từ các hoạt động chăn nuôi ngày càng trầm trọng. Ước tính lượng chất thải nói chung mỗi năm từ chăn nuôi là 60 triệu tấn và riêng chất thải lỏng là 302 triệu tấn; phát thải 18,5 triệu tấn CO2. Trong đó, chăn nuôi đàn heo chiếm đến 84% chất thải lỏng. Thế nhưng việc xử lí chất thải còn chưa hiệu quả.

Đây là “bài toán khó” khiến các doanh nghiệp phải có định hướng chăn nuôi gắn với bảo vệ môi trường nếu muốn đạt mục tiêu giảm phát thải nhà kính và hội nhập chăn nuôi theo tiêu chuẩn quốc tế.

Đối với BaF, công ty đã áp dụng hệ thống cào phân để giảm áp lực xử lý nước thải. Nguồn phân heo thu được sẽ tái sử dụng làm phân bón vi sinh hữu cơ tận dụng cho cánh đồng lúa. Điều này không chỉ góp phần giảm thiểu khí thải methane trong chăn nuôi heo mà còn giúp cải thiện chất lượng đất, tăng năng suất cây trồng, tạo nên nguồn nông sản sạch. Từ đó dần hướng đến mô hình kinh tế tuần hoàn không có rác thải.

Hệ thống tháp ủ phân được trang trại chăn nuôi lợn của công ty BaF trang bị nhằm chuyển chất thải chăn nuôi thành phân ủ, dùng làm phân bón giá trị cao cho đồng lúa.
Hệ thống tháp ủ phân được trang trại chăn nuôi lợn của công ty BaF trang bị nhằm chuyển chất thải chăn nuôi thành phân ủ, dùng làm phân bón giá trị cao cho đồng lúa.

Hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn chất lượng nước thải loại A, được tái sử dụng trong hệ thống chăn nuôi.

Bên cạnh đó, BaF cũng đang tiên phong trong việc chỉ sử dụng cám chay cho toàn bộ đàn heo BaF và đàn heo liên kết. Thức ăn chăn nuôi chứa đạm từ thực vật cũng giúp giảm phát thải methane, một trong những nguyên nhân chính gây hiệu ứng nhà kính. Vật nuôi tiêu hóa tốt hơn, nhờ đó giảm được tiêu tốn thức ăn trên một đơn vị tăng trọng từ 5-10%, phân thải giảm mùi hôi thối hơn đến 80%.

BaF còn sở hữu Nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi đầu tiên tại Việt Nam đạt cùng lúc 2 chứng nhận là Global G.A.P CFM phiên bản 3.0 và Chứng nhận Hệ thống Quản lý thực phẩm FSSC 22000 phiên bản 5.1. Đây là tiêu chuẩn cao nhất về quản lý sản xuất thức ăn chăn nuôi. Trong đó, chứng nhận FSSC 22000 còn đặc biệt quan tâm đến các chỉ tiêu về dinh dưỡng, vật lý nguyên liệu và sử dụng nguyên liệu trong thành phần thức ăn chăn nuôi thân thiện với môi trường.