Triển khai bù lãi suất: Ngân hàng cam kết minh bạch, công bằng
Minh bạch, công bằng và an toàn tín dụng là những tiêu chí và cam kết từ phía các ngân hàng khi triển khai hỗ trợ lãi suất
Minh bạch, công bằng và an toàn tín dụng là những tiêu chí và cam kết từ phía các ngân hàng khi triển khai hỗ trợ lãi suất.
Đến cuối tuần qua, hầu hết các ngân hàng thương mại lớn nhỏ đã đồng loạt lên kế hoạch triển khai Quyết định số 131/TTg - CP ngày 23/1/2009 của Thủ tướng về việc hỗ trợ lãi suất cho các tổ chức, cá nhân vay vốn ngân hàng để sản xuất - kinh doanh và Thông tư số 02/2009/TT - NHNN ngày 3/2/2009 của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn và quy định chi tiết.
Lãi suất vay vốn... 1%/năm
Đó là mức lãi suất cho vay thấp nhất có ở một số ngân hàng thương mại, sau khi đã thực hiện bù 4% theo chủ trương của Chính phủ. Mức ưu đãi này được áp dụng riêng cho các doanh nghiệp xuất khẩu.
Tại Ngân hàng Á Châu (ACB), trong khuôn khổ chương trình “cho vay kích cầu” vừa được công bố, mức lãi suất (sau khi được hỗ trợ lãi suất) cho sản phẩm cho vay tài trợ xuất khẩu bằng VND chỉ còn khoảng 2%/năm. Tại Ngân hàng Quốc tế (VIB), Ngân hàng Kỹ thương (Techcombank)…, những đối tượng khách hàng trên có thể được áp lãi ưu đãi chỉ 1%/năm.
Với các khách hàng thông thường thuộc diện được hỗ trợ, lãi suất cho vay tại ACB dao động từ 5% - 5,5%/năm, tại Techcombank từ 5% - 6%/năm, tại Ngân hàng Liên Việt (LienVietBank) chỉ 4%/năm…
Đi cùng với chính sách lãi suất, các ngân hàng cũng thông báo sẽ dành một hạn mức tín dụng lớn cho kế hoạch này. Theo thông báo của ACB, tổng giá trị để triển khai cho vay dự kiến là 35.000 tỷ đồng. Techcombank khẳng định sẽ giải ngân khoảng 50.000 tỷ đồng. LienVietBank, một thành viên mới của thị trường, cũng đặt mục tiêu qua chương trình này dư nợ tín dụng năm 2009 sẽ tăng thêm từ 5.000 – 6.000 tỷ đồng.
Theo quy định, những ưu đãi lãi suất và nguồn tín dụng trên được áp dụng cho các khoản vay VND ngắn hạn, chủ yếu trong phạm vi 8 tháng và giải ngân trong năm 2009.
Vào các ngày trả lãi tiền vay, khách hàng sẽ tạm trả số tiền lãi đã trừ đi phần lãi suất được hỗ trợ. Trường hợp khoản vay được hỗ trợ lãi suất, Ngân hàng Nhà nước sẽ chuyển trả cho ngân hàng cho vay phần lãi suất được hỗ trợ.
Có minh bạch, công bằng?
Chính sách hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp, cá nhân vay vốn sản xuất kinh doanh đã được ban hành, hướng dẫn và bắt đầu triển khai. Điểm mà dư luận quan tâm là trong quá trình thực hiện, các ngân hàng có đảm bảo không để xẩy ra những trường hợp trục lợi, không công bằng giữa các đối tượng được vay vốn kích cầu?
Về vấn đề này, bà Lưu Thị Ánh Xuân, Phó tổng giám đốc phụ trách khối khách hàng doanh nghiệp của Techcombank, khẳng định rằng: “Techcombank cam kết sẽ thông tin đầy đủ, minh bạch, công khai tới các khách hàng về chương trình này và hỗ trợ khách hàng tiếp cận vay hỗ trợ lãi xuất hiệu quả và nhanh chóng nhất”.
Tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), một quy chế cụ thể cũng đã được ban hành. Trong đó quy định “giám đốc chi nhánh chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Tổng giám đốc và pháp luật Nhà nước đối với các trường hợp hỗ trợ lãi suất không đúng với quy định. Trong trường hợp để xảy ra bất kỳ vụ việc tham ô, tiêu cực liên quan đến hỗ trợ lãi suất, giám đốc chi nhánh và các cán bộ có liên quan tùy mức độ vi phạm chịu hình thức kỷ luật cảnh cáo, hạ chức, buộc thôi việc… hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Pháp luật và phải bồi thường vật chất”.
Ông Nguyễn Đức Hưởng, Tổng giám đốc LienVietBank, cũng cho biết đã có quy định cụ thể và yêu cầu các giám đốc sở giao dịch và các chi nhánh trực thuộc phải chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc và pháp luật đối với các trường hợp cho vay hỗ trợ lãi suất không đúng quy định.
Cuối tuần qua, Ngân hàng Đại Dương (OceanBank) cũng chính thức thành lập tổ công tác giám sát chương trình cho vay hỗ trợ lãi suất kích cầu, cùng với tiêu chí minh bạch và công bằng.
Và theo yêu cầu chung của Thủ tướng tại Quyết định số 131, trong quá trình triển khai, các ngân hàng không được từ chối hỗ trợ lãi suất nếu khoản vay thuộc đối tượng được hỗ trợ; Ngân hàng Nhà nước chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính tổ chức hướng dẫn, kiểm tra và giám sát nghiêm việc thực hiện trên thực tế.
Bên cạnh những yêu cầu trên, theo ông Nguyễn Đức Hưởng, đây cũng là một cơ hội kinh doanh để các ngân hàng tận dụng tiếp cận những đối tượng khách hàng mới. Tuy nhiên, trong cơ hội này, an toàn tín dụng vẫn phải luôn được đảm bảo.
Theo tiêu chí của BIDV, việc thực hiện cho vay hỗ trợ lãi suất cũng cần gắn liền với việc kiểm soát, nâng cao chất lượng tín dụng. Bên cạnh đó, ngân hàng này quy định các chi nhánh phải chịu trách nhiệm kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng, đảm bảo hỗ trợ lãi suất đúng đối tượng và nghiêm cấm mọi hành vi cho vay đảo nợ, gian lận để được cấp bù lãi suất.
Đến cuối tuần qua, hầu hết các ngân hàng thương mại lớn nhỏ đã đồng loạt lên kế hoạch triển khai Quyết định số 131/TTg - CP ngày 23/1/2009 của Thủ tướng về việc hỗ trợ lãi suất cho các tổ chức, cá nhân vay vốn ngân hàng để sản xuất - kinh doanh và Thông tư số 02/2009/TT - NHNN ngày 3/2/2009 của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn và quy định chi tiết.
Lãi suất vay vốn... 1%/năm
Đó là mức lãi suất cho vay thấp nhất có ở một số ngân hàng thương mại, sau khi đã thực hiện bù 4% theo chủ trương của Chính phủ. Mức ưu đãi này được áp dụng riêng cho các doanh nghiệp xuất khẩu.
Tại Ngân hàng Á Châu (ACB), trong khuôn khổ chương trình “cho vay kích cầu” vừa được công bố, mức lãi suất (sau khi được hỗ trợ lãi suất) cho sản phẩm cho vay tài trợ xuất khẩu bằng VND chỉ còn khoảng 2%/năm. Tại Ngân hàng Quốc tế (VIB), Ngân hàng Kỹ thương (Techcombank)…, những đối tượng khách hàng trên có thể được áp lãi ưu đãi chỉ 1%/năm.
Với các khách hàng thông thường thuộc diện được hỗ trợ, lãi suất cho vay tại ACB dao động từ 5% - 5,5%/năm, tại Techcombank từ 5% - 6%/năm, tại Ngân hàng Liên Việt (LienVietBank) chỉ 4%/năm…
Đi cùng với chính sách lãi suất, các ngân hàng cũng thông báo sẽ dành một hạn mức tín dụng lớn cho kế hoạch này. Theo thông báo của ACB, tổng giá trị để triển khai cho vay dự kiến là 35.000 tỷ đồng. Techcombank khẳng định sẽ giải ngân khoảng 50.000 tỷ đồng. LienVietBank, một thành viên mới của thị trường, cũng đặt mục tiêu qua chương trình này dư nợ tín dụng năm 2009 sẽ tăng thêm từ 5.000 – 6.000 tỷ đồng.
Theo quy định, những ưu đãi lãi suất và nguồn tín dụng trên được áp dụng cho các khoản vay VND ngắn hạn, chủ yếu trong phạm vi 8 tháng và giải ngân trong năm 2009.
Vào các ngày trả lãi tiền vay, khách hàng sẽ tạm trả số tiền lãi đã trừ đi phần lãi suất được hỗ trợ. Trường hợp khoản vay được hỗ trợ lãi suất, Ngân hàng Nhà nước sẽ chuyển trả cho ngân hàng cho vay phần lãi suất được hỗ trợ.
Có minh bạch, công bằng?
Chính sách hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp, cá nhân vay vốn sản xuất kinh doanh đã được ban hành, hướng dẫn và bắt đầu triển khai. Điểm mà dư luận quan tâm là trong quá trình thực hiện, các ngân hàng có đảm bảo không để xẩy ra những trường hợp trục lợi, không công bằng giữa các đối tượng được vay vốn kích cầu?
Về vấn đề này, bà Lưu Thị Ánh Xuân, Phó tổng giám đốc phụ trách khối khách hàng doanh nghiệp của Techcombank, khẳng định rằng: “Techcombank cam kết sẽ thông tin đầy đủ, minh bạch, công khai tới các khách hàng về chương trình này và hỗ trợ khách hàng tiếp cận vay hỗ trợ lãi xuất hiệu quả và nhanh chóng nhất”.
Tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), một quy chế cụ thể cũng đã được ban hành. Trong đó quy định “giám đốc chi nhánh chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Tổng giám đốc và pháp luật Nhà nước đối với các trường hợp hỗ trợ lãi suất không đúng với quy định. Trong trường hợp để xảy ra bất kỳ vụ việc tham ô, tiêu cực liên quan đến hỗ trợ lãi suất, giám đốc chi nhánh và các cán bộ có liên quan tùy mức độ vi phạm chịu hình thức kỷ luật cảnh cáo, hạ chức, buộc thôi việc… hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Pháp luật và phải bồi thường vật chất”.
Ông Nguyễn Đức Hưởng, Tổng giám đốc LienVietBank, cũng cho biết đã có quy định cụ thể và yêu cầu các giám đốc sở giao dịch và các chi nhánh trực thuộc phải chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc và pháp luật đối với các trường hợp cho vay hỗ trợ lãi suất không đúng quy định.
Cuối tuần qua, Ngân hàng Đại Dương (OceanBank) cũng chính thức thành lập tổ công tác giám sát chương trình cho vay hỗ trợ lãi suất kích cầu, cùng với tiêu chí minh bạch và công bằng.
Và theo yêu cầu chung của Thủ tướng tại Quyết định số 131, trong quá trình triển khai, các ngân hàng không được từ chối hỗ trợ lãi suất nếu khoản vay thuộc đối tượng được hỗ trợ; Ngân hàng Nhà nước chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính tổ chức hướng dẫn, kiểm tra và giám sát nghiêm việc thực hiện trên thực tế.
Bên cạnh những yêu cầu trên, theo ông Nguyễn Đức Hưởng, đây cũng là một cơ hội kinh doanh để các ngân hàng tận dụng tiếp cận những đối tượng khách hàng mới. Tuy nhiên, trong cơ hội này, an toàn tín dụng vẫn phải luôn được đảm bảo.
Theo tiêu chí của BIDV, việc thực hiện cho vay hỗ trợ lãi suất cũng cần gắn liền với việc kiểm soát, nâng cao chất lượng tín dụng. Bên cạnh đó, ngân hàng này quy định các chi nhánh phải chịu trách nhiệm kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng, đảm bảo hỗ trợ lãi suất đúng đối tượng và nghiêm cấm mọi hành vi cho vay đảo nợ, gian lận để được cấp bù lãi suất.