“Triều Tiên lại đang đưa tên lửa xuyên lục địa lên bệ phóng”
Các nhà phân tích và giới chức Hàn Quốc tin rằng Triều Tiên có thể có thêm hành động gây hấn vào ngày thứ Bảy (9/9)
Truyền thông Hàn Quốc ngày 5/9 dẫn nguồn thạo tin nói rằng Triều Tiên đã bị phát hiện di chuyển một quả tên lửa được cho là tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) về phía bờ biển phía Tây của nước này.
Cùng với đó, theo tin từ Reuters, Hàn Quốc tuyên bố một thỏa thuận với Mỹ về xóa bỏ giới hạn trọng lượng đầu đạn hạt nhân mà Seoul được gắn lên tên lửa sẽ giúp ích cho việc đáp trả nguy cơ từ Triều Tiên.
Giới chức Hàn Quốc tin rằng nhiều khả năng Triều Tiên sẽ có thêm những hành động khiêu khích trong thời gian tới, bất chấp cộng đồng quốc tế chỉ trích vụ thử hạt nhân thứ sáu mà Bình Nhưỡng tiến hành hôm Chủ nhật vừa rồi và kêu gọi siết trừng phạt nước này.
Nguồn tin đề nghị không tiết lộ danh tính nói với tờ báo Asia Business Daily của Hàn Quốc rằng quả tên lửa đạn đạo xuyên lục địa nói trên bắt đầu được Triều Tiên di chuyển từ tối ngày thứ Hai. Quả tên lửa cũng được cho chỉ duy chuyển vào buổi tối để tránh bị theo dõi, theo nguồn tin.
Hôm thứ Hai, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cảnh báo Triều Tiên đã sẵn sàng cho vụ thử ICMB tiếp theo vào bất kỳ thời điểm nào. Tuy nhiên, khi được hỏi ngày 5/9, cơ quan này nói chưa thể xác nhận thông tin mà giới truyền thông đưa ra.
Giới phân tích và các nhà hoạch định chính sách Hàn Quốc tin rằng Triều Tiên có thể có thêm hành động vào khoảng ngày thứ Bảy (9/9), ngày Quốc khánh của Triều Tiên. Năm ngoái, Triều Tiên tiến hành vụ thử hạt nhân thứ 5 vào ngày 9/9, cho thấy Bình Nhưỡng “thích” thử vũ khí vào những dịp đại lễ nhằm tạo ảnh hưởng chiến lược.
Hàn Quốc hiện đang trao đổi với Mỹ về việc triển khai tàu sân bay và máy bay ném bom chiến lược tới bán đảo Triều Tiên. Cùng với đó, Seol cũng tăng cường mạnh công tác phòng thủ. Ngày 5/9, hải quân Hàn Quốc tiến hành thêm các cuộc tập trận.
Theo văn phòng Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in, trong cuộc điện đàm vào ngày 4/9, ông Moon và Tổng thống Mỹ Donald Trump đã nhất trí xóa bỏ giới hạn trọng lượng đầu đạn gắn lên tên lửa của Hàn Quốc. Động thái này cho phép Hàn Quốc có thể tấn công Triều Tiên bằng sức mạnh lớn hơn trong trường hợp xảy ra xung đột quân sự. Nhà Trắng nói ông Trump đã “đồng ý về nguyên tắc” đối với một thỏa thuận như vậy.
Mỹ và Hàn Quốc đã ký một thỏa thuận vào năm 1979, một năm sau khi Seoul lần đầu thử thành công tên lửa đạn đạo, theo đó Mỹ bày tỏ sự cần thiết phải giới hạn năng lực tên lửa của Seoul do những lo ngại về an ninh khu vực.
“Chúng tôi tin rằng việc không còn giới hạn đối với trọng lượng đầu đạn sẽ giúp ích trong việc đáp trả các nguy cơ hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên”, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Hàn Quốc Moon Sang-gyun nói trong một cuộc họp báo ngày 5/9.
Cùng ngày, ông Trump đã có các cuộc điện đàm với một loạt lãnh đạo các nước, trong đó có Tổng thống Moon và Thủ tướng Đức Angela Merkel về vấn đề Triều Tiên. Nhà Trắng tuyên bố “tất cả mọi lựa chọn để giải quyết mối nguy Triều Tiên đang ở trên bàn”, như một sự ngầm cảnh báo về khả năng sử dụng biện pháp quân sự.
Giới ngoại giao nói Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc có thể đang tính cấm vận hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của Triều Tiên và hãng hàng không quốc gia của nước này, cắt nguồn cung cấp dầu đối với Chính phủ và quân đội Triều Tiên, cấm người Triều Tiên đi lao động ở nước ngoài, đồng thời bổ sung các quan chức cấp cao của Triều Tiên vào danh sách đóng băng tài sản và hạn chế đi lại.
Sau vụ thử ICBM của Triều Tiên hồi tháng 7, Liên hiệp quốc đã siết trừng phạt nhằm khiến kim ngạch xuất khẩu hàng năm 3 tỷ USD của Triều Tiên giảm 1/3. Trong đợt tăng cường trừng phạt đó, các mặt hàng bị cấm xuất khẩu của Triều Tiên bao gồm than, sắt, chì, và hải sản.
Theo số liệu của Chính phủ Hàn Quốc, Trung Quốc chiếm 92% kim ngạch thương mại của Triều Tiên trong năm 2016.
Cùng với đó, theo tin từ Reuters, Hàn Quốc tuyên bố một thỏa thuận với Mỹ về xóa bỏ giới hạn trọng lượng đầu đạn hạt nhân mà Seoul được gắn lên tên lửa sẽ giúp ích cho việc đáp trả nguy cơ từ Triều Tiên.
Giới chức Hàn Quốc tin rằng nhiều khả năng Triều Tiên sẽ có thêm những hành động khiêu khích trong thời gian tới, bất chấp cộng đồng quốc tế chỉ trích vụ thử hạt nhân thứ sáu mà Bình Nhưỡng tiến hành hôm Chủ nhật vừa rồi và kêu gọi siết trừng phạt nước này.
Nguồn tin đề nghị không tiết lộ danh tính nói với tờ báo Asia Business Daily của Hàn Quốc rằng quả tên lửa đạn đạo xuyên lục địa nói trên bắt đầu được Triều Tiên di chuyển từ tối ngày thứ Hai. Quả tên lửa cũng được cho chỉ duy chuyển vào buổi tối để tránh bị theo dõi, theo nguồn tin.
Hôm thứ Hai, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cảnh báo Triều Tiên đã sẵn sàng cho vụ thử ICMB tiếp theo vào bất kỳ thời điểm nào. Tuy nhiên, khi được hỏi ngày 5/9, cơ quan này nói chưa thể xác nhận thông tin mà giới truyền thông đưa ra.
Giới phân tích và các nhà hoạch định chính sách Hàn Quốc tin rằng Triều Tiên có thể có thêm hành động vào khoảng ngày thứ Bảy (9/9), ngày Quốc khánh của Triều Tiên. Năm ngoái, Triều Tiên tiến hành vụ thử hạt nhân thứ 5 vào ngày 9/9, cho thấy Bình Nhưỡng “thích” thử vũ khí vào những dịp đại lễ nhằm tạo ảnh hưởng chiến lược.
Hàn Quốc hiện đang trao đổi với Mỹ về việc triển khai tàu sân bay và máy bay ném bom chiến lược tới bán đảo Triều Tiên. Cùng với đó, Seol cũng tăng cường mạnh công tác phòng thủ. Ngày 5/9, hải quân Hàn Quốc tiến hành thêm các cuộc tập trận.
Theo văn phòng Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in, trong cuộc điện đàm vào ngày 4/9, ông Moon và Tổng thống Mỹ Donald Trump đã nhất trí xóa bỏ giới hạn trọng lượng đầu đạn gắn lên tên lửa của Hàn Quốc. Động thái này cho phép Hàn Quốc có thể tấn công Triều Tiên bằng sức mạnh lớn hơn trong trường hợp xảy ra xung đột quân sự. Nhà Trắng nói ông Trump đã “đồng ý về nguyên tắc” đối với một thỏa thuận như vậy.
Mỹ và Hàn Quốc đã ký một thỏa thuận vào năm 1979, một năm sau khi Seoul lần đầu thử thành công tên lửa đạn đạo, theo đó Mỹ bày tỏ sự cần thiết phải giới hạn năng lực tên lửa của Seoul do những lo ngại về an ninh khu vực.
“Chúng tôi tin rằng việc không còn giới hạn đối với trọng lượng đầu đạn sẽ giúp ích trong việc đáp trả các nguy cơ hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên”, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Hàn Quốc Moon Sang-gyun nói trong một cuộc họp báo ngày 5/9.
Cùng ngày, ông Trump đã có các cuộc điện đàm với một loạt lãnh đạo các nước, trong đó có Tổng thống Moon và Thủ tướng Đức Angela Merkel về vấn đề Triều Tiên. Nhà Trắng tuyên bố “tất cả mọi lựa chọn để giải quyết mối nguy Triều Tiên đang ở trên bàn”, như một sự ngầm cảnh báo về khả năng sử dụng biện pháp quân sự.
Giới ngoại giao nói Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc có thể đang tính cấm vận hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của Triều Tiên và hãng hàng không quốc gia của nước này, cắt nguồn cung cấp dầu đối với Chính phủ và quân đội Triều Tiên, cấm người Triều Tiên đi lao động ở nước ngoài, đồng thời bổ sung các quan chức cấp cao của Triều Tiên vào danh sách đóng băng tài sản và hạn chế đi lại.
Sau vụ thử ICBM của Triều Tiên hồi tháng 7, Liên hiệp quốc đã siết trừng phạt nhằm khiến kim ngạch xuất khẩu hàng năm 3 tỷ USD của Triều Tiên giảm 1/3. Trong đợt tăng cường trừng phạt đó, các mặt hàng bị cấm xuất khẩu của Triều Tiên bao gồm than, sắt, chì, và hải sản.
Theo số liệu của Chính phủ Hàn Quốc, Trung Quốc chiếm 92% kim ngạch thương mại của Triều Tiên trong năm 2016.