Triều Tiên thả tàu cá Trung Quốc, chưa rõ vấn đề tiền chuộc
Vụ bắt giữ tàu cá này được xem như một “bài kiểm tra” cho mối quan hệ Trung-Triều
Thủy thủ đoàn cùng con tàu cá Trung Quốc bị phía Triều Tiên bắt giữ hồi đầu tháng đã được phóng thích. Vụ bắt giữ tàu cá này được xem như một “bài kiểm tra” cho mối quan hệ Trung-Triều.
Tờ Wall Street Journal cho biết, thông tin về vụ Triều Tiên thả tàu cá Trung Quốc và các thủy thủ của con tàu này đã được chủ tàu và giới truyền thông Trung Quốc loan tin. Vào ngày hôm nay, trên trang mạng xã hội cá nhân, chủ của con tàu bị bắt là ông Yu Xuejun nói rằng, ông đã nhận được một cuộc điện thoại từ thuyền trưởng của con tàu cho hay là con tàu đã được thả.
Vụ phóng thích con tàu sau đó cũng được đăng tin trên website của tờ Nhân dân Nhật báo.
Trong đó, một quan chức không nêu tên thuộc Đại sứ quán Trung Quốc ở Bình Nhưỡng đã xác nhận việc các thủy thủ trên con tàu bị bắt đã được phóng thích. Hiện Bộ Ngoại giao Trung Quốc chưa đưa ra bình luận gì về các thông tin này.
Theo ông Yu, ông đã báo lên cơ quan chức năng về vụ con tàu của ông và thủy thủ đoàn bị bắt giữ vào hôm 6/5 khi đang hoạt động trên vùng nước của Trung Quốc ở ngoài khơi phía Đông Bắc nước này. Hôm thứ Hai tuần này, ông nói rằng, hơn một tuần sau khi ông thông báo về vụ việc, nhà chức trách Trung Quốc đã không đáp trả đề nghị giúp đỡ của ông.
Vụ Triều Tiên bắt giữ con tàu cá của ông Yu mới chỉ thu hút sự chú ý của dư luận từ cuối tuần vừa rồi sau khi ông Yu viết trên mạng xã hội Weibo chi tiết về vụ việc.
Sự việc xảy ra khi căng thẳng tiếp tục ở mức cao trên bán đảo Triều Tiên. Trong vòng 6 ngày qua, Bình Nhưỡng đã phóng 6 tên lửa, bao gồm hai tên lửa tầm ngắn phóng từ bờ biển phía Đông của nước này xuống biển - theo Bộ Quốc phòng Hàn Quốc.
Triều Tiên tuyên bố, các vụ phóng tên lửa mà nước này thực hiện vào cuối tuần là một phần trong hoạt động tập trận quốc phòng. Giới phân tích lưu ý rằng, các vụ bán tên lửa tầm ngắn là một hoạt động khá thường xuyên của Triều Tiên. Loại tên lửa được phóng không rõ là loại nào, nhưng không vụ phóng nào lần này gây đe dọa cho Hàn Quốc hay các quốc gia khác.
Ngoài việc đẩy căng thẳng quân sự gia tăng, Triều Tiên còn vấp phải nhiều cáo buộc dính líu tới các hoạt động bất hợp pháp để huy động ngoại tệ mạnh, bao gồm buôn lậu ma túy, làm giả tiền và buôn lậu vũ khí.
Chủ tàu Yu cho hay, những kẻ bắt giữ con tàu cá của ông đòi khoản tiền chuộc 600.000 Nhân dân tệ, tương đương khoảng 97.700 USD. Không rõ liệu số tiền chuộc này đã được trả cho những kẻ bắt giữ con tàu hay chưa. Trong một loạt bài viết trên mạng Weibo từ hôm thứ Bảy, ông Yu đã liên tục kêu gọi nhà chức trách Trung Quốc nỗ lực bảo vệ các ngư dân của nước này.
“Chúng tôi chỉ mong rằng, Chính phủ có thể bảo vệ các quyền và lợi ích của chúng tôi, và giảm các vụ tàu Trung Quốc bị Triều Tiên bắt ngay trong lãnh hải của Trung Quốc”, ông Yu viết.
Vào tháng 5 năm ngoái, Triều Tiên đã bắt giữ 3 tàu cá của Trung Quốc cùng 29 ngư dân, đòi 300.000 Nhân dân tệ tiền chuộc cho mỗi tàu. Gần hai tuần sau đó, các con tàu đã được thả, nhưng không rõ Chính phủ Trung Quốc có chấp nhận trả tiền chuộc hay không. Những vụ việc này châm ngòi cho những chỉ trích cho rằng, Chính phủ Trung Quốc đã phản ứng thờ ơ.
Vụ Triều Tiên bắt giữ tàu cá Trung Quốc lần này tiếp tục làm gia tăng sự bất bình trong dư luận Trung Quốc đối với đồng minh Triều Tiên.
“Triều Tiên ăn ngũ cốc của Trung Quốc, dùng các công cụ của Trung Quốc, và giờ thì đi bắt giữ người Trung Quốc”, một cư dân của mạng Weibo viết.
Cư dân mạng Trung Quốc cũng bày tỏ sự không hài lòng khi Bắc Kinh tỏ ra thiếu quyết đoán trong phản ứng trước vụ bắt giữ. Một số người thậm chí còn cho rằng, vụ bắt giữ có thể là một phần trong âm mưu để Bình Nhưỡng được “bơm” tiền.
Tờ Wall Street Journal cho biết, thông tin về vụ Triều Tiên thả tàu cá Trung Quốc và các thủy thủ của con tàu này đã được chủ tàu và giới truyền thông Trung Quốc loan tin. Vào ngày hôm nay, trên trang mạng xã hội cá nhân, chủ của con tàu bị bắt là ông Yu Xuejun nói rằng, ông đã nhận được một cuộc điện thoại từ thuyền trưởng của con tàu cho hay là con tàu đã được thả.
Vụ phóng thích con tàu sau đó cũng được đăng tin trên website của tờ Nhân dân Nhật báo.
Trong đó, một quan chức không nêu tên thuộc Đại sứ quán Trung Quốc ở Bình Nhưỡng đã xác nhận việc các thủy thủ trên con tàu bị bắt đã được phóng thích. Hiện Bộ Ngoại giao Trung Quốc chưa đưa ra bình luận gì về các thông tin này.
Theo ông Yu, ông đã báo lên cơ quan chức năng về vụ con tàu của ông và thủy thủ đoàn bị bắt giữ vào hôm 6/5 khi đang hoạt động trên vùng nước của Trung Quốc ở ngoài khơi phía Đông Bắc nước này. Hôm thứ Hai tuần này, ông nói rằng, hơn một tuần sau khi ông thông báo về vụ việc, nhà chức trách Trung Quốc đã không đáp trả đề nghị giúp đỡ của ông.
Chủ tàu Yu cho hay, những kẻ bắt giữ con tàu cá của ông đòi khoản tiền chuộc 600.000 Nhân dân tệ, tương đương khoảng 97.700 USD. Không rõ liệu số tiền chuộc này đã được trả cho những kẻ bắt giữ con tàu hay chưa.
Vụ Triều Tiên bắt giữ con tàu cá của ông Yu mới chỉ thu hút sự chú ý của dư luận từ cuối tuần vừa rồi sau khi ông Yu viết trên mạng xã hội Weibo chi tiết về vụ việc.
Sự việc xảy ra khi căng thẳng tiếp tục ở mức cao trên bán đảo Triều Tiên. Trong vòng 6 ngày qua, Bình Nhưỡng đã phóng 6 tên lửa, bao gồm hai tên lửa tầm ngắn phóng từ bờ biển phía Đông của nước này xuống biển - theo Bộ Quốc phòng Hàn Quốc.
Triều Tiên tuyên bố, các vụ phóng tên lửa mà nước này thực hiện vào cuối tuần là một phần trong hoạt động tập trận quốc phòng. Giới phân tích lưu ý rằng, các vụ bán tên lửa tầm ngắn là một hoạt động khá thường xuyên của Triều Tiên. Loại tên lửa được phóng không rõ là loại nào, nhưng không vụ phóng nào lần này gây đe dọa cho Hàn Quốc hay các quốc gia khác.
Ngoài việc đẩy căng thẳng quân sự gia tăng, Triều Tiên còn vấp phải nhiều cáo buộc dính líu tới các hoạt động bất hợp pháp để huy động ngoại tệ mạnh, bao gồm buôn lậu ma túy, làm giả tiền và buôn lậu vũ khí.
Chủ tàu Yu cho hay, những kẻ bắt giữ con tàu cá của ông đòi khoản tiền chuộc 600.000 Nhân dân tệ, tương đương khoảng 97.700 USD. Không rõ liệu số tiền chuộc này đã được trả cho những kẻ bắt giữ con tàu hay chưa. Trong một loạt bài viết trên mạng Weibo từ hôm thứ Bảy, ông Yu đã liên tục kêu gọi nhà chức trách Trung Quốc nỗ lực bảo vệ các ngư dân của nước này.
“Chúng tôi chỉ mong rằng, Chính phủ có thể bảo vệ các quyền và lợi ích của chúng tôi, và giảm các vụ tàu Trung Quốc bị Triều Tiên bắt ngay trong lãnh hải của Trung Quốc”, ông Yu viết.
Triều Tiên ăn ngũ cốc của Trung Quốc, dùng các công cụ của Trung Quốc, và giờ thì đi bắt giữ người Trung Quốc. Một cư dân mạng Weibo (Trung Quốc)
Vào tháng 5 năm ngoái, Triều Tiên đã bắt giữ 3 tàu cá của Trung Quốc cùng 29 ngư dân, đòi 300.000 Nhân dân tệ tiền chuộc cho mỗi tàu. Gần hai tuần sau đó, các con tàu đã được thả, nhưng không rõ Chính phủ Trung Quốc có chấp nhận trả tiền chuộc hay không. Những vụ việc này châm ngòi cho những chỉ trích cho rằng, Chính phủ Trung Quốc đã phản ứng thờ ơ.
Vụ Triều Tiên bắt giữ tàu cá Trung Quốc lần này tiếp tục làm gia tăng sự bất bình trong dư luận Trung Quốc đối với đồng minh Triều Tiên.
“Triều Tiên ăn ngũ cốc của Trung Quốc, dùng các công cụ của Trung Quốc, và giờ thì đi bắt giữ người Trung Quốc”, một cư dân của mạng Weibo viết.
Cư dân mạng Trung Quốc cũng bày tỏ sự không hài lòng khi Bắc Kinh tỏ ra thiếu quyết đoán trong phản ứng trước vụ bắt giữ. Một số người thậm chí còn cho rằng, vụ bắt giữ có thể là một phần trong âm mưu để Bình Nhưỡng được “bơm” tiền.