Trump có thể khiến trái phiếu kho bạc Mỹ bị bán tháo
Một lý do khiến Trung Quốc bán ròng mạnh trái phiếu kho bạc Mỹ thời gian qua là để hỗ trợ tỷ giá đồng Nhân dân tệ
Trong mấy năm gần đây, biến động trên thị trường trái phiếu kho bạc Mỹ chủ yếu do hoạt động mua bán của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) và các ngân hàng trung ương khác.
Tuy nhiên, theo hãng tin CNBC, biến động trên thị trường này trong thời gian tới có thể gia tăng vì các chính sách của chính quyền Tổng thống Donald Trump. Lập trường chính sách đối ngoại cứng rắn, cộng thêm với việc nới lỏng các quy chế giám sát, có thể tạo ra một cuộc bán tháo trái phiếu kho bạc Mỹ từ hai trong số các chủ nợ lớn nhất của nước này: các ngân hàng lớn của Mỹ và Trung Quốc.
Từ sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, các ngân hàng Mỹ đã tích trữ trái phiếu kho bạc Mỹ vì tài sản này được coi là an toàn, được tính vào mức vốn tối thiểu phải mà mỗi ngân hàng phải đảm bảo theo quy chế giám sát. Các ngân hàng thương mại của Mỹ hiện nắm giữ 2,4 nghìn tỷ USD nợ chính phủ và trái phiếu do các cơ quan chính phủ phát hành, cao gấp đôi so với cách đây 9 năm.
Tuy nhiên, các nghị sỹ Cộng hòa trong Hạ viện Mỹ, với sự hậu thuẫn của chính quyền Trump, đang thúc đẩy việc xóa bỏ một số phần của Dodd-Frank, đạo luật tăng cường giám sát ngành ngân hàng Mỹ được áp dụng sau cuộc khủng hoảng tài chính 2008. Việc nới lỏng Dodd-Frank đồng nghĩa với việc các ngân hàng có thể được giảm mức vốn tối thiểu, theo đó có thể bán bớt lượng trái phiếu kho bạc mà họ đang nắm giữ.
Một báo cáo của công ty RBC ước tính 24 ngân hàng lớn nhất của Mỹ hiện nay đang có tổng lượng vốn dôi dư 100 tỷ USD. Trong đó, Citigroup và JPMorgan Chase giữ lượng vốn dôi dư lớn nhất. Lượng vốn này giữ vai trò như một tấm nệm đỡ phòng trường hợp suy thoái hay khủng hoảng xảy ra.
Một khi các quy chế giám sát được nới lỏng, số vốn dư thừa nói trên chắc chắn sẽ được các ngân hàng dùng để mua lại cổ phiếu.
Trên thực tế, các ngân hàng của Mỹ đã dần bán ra trái phiếu kho bạc Mỹ và điều này khiến lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ tăng. Từ giữa năm 2013 đến năm 2014, lượng trái phiếu kho bạc Mỹ mà Bank of America nắm giữ tăng thêm 2,9 tỷ USD, lên mức 58 tỷ USD. Tuy nhiên, đến cuối năm 2016, con số này giảm còn 48 tỷ USD - theo báo cáo kết quả kinh doanh.
Mức nắm giữ trái phiếu kho bạc Mỹ 26 tỷ USD của Wells Fargo cũng đã giảm gần 30% so với cách đây 1 năm.
Không phải ngân hàng nào cũng công bố con số cụ thể, nhưng mức nắm giữ trái phiếu kho bạc Mỹ của các nhà băng hàng đầu Mỹ tính đến cuối quý 3/2016 dao động từ 23 tỷ USD tại Morgan Stanley cho tới 111 tỷ USD tại Citigroup.
Các ngân hàng không phải là đối tượng duy nhất có thể bán tháo nợ Mỹ vì các chính sách của chính quyền Trump.
Trung Quốc, nước chủ nợ hàng đầu của Mỹ, nắm 1,05 nghìn tỷ USD trái phiếu kho bạc Mỹ tính đến tháng 11/2016, giảm 215 tỷ USD so với trước đó một năm. Riêng trong tháng 10/2016, Trung Quốc bán ròng 41 tỷ nợ Mỹ, để tuột mất vị thế chủ nợ lớn nhất của Washington vào tay Nhật Bản.
Một lý do khiến Trung Quốc bán ròng mạnh trái phiếu kho bạc Mỹ thời gian qua là để huy động ngoại tệ hỗ trợ tỷ giá đồng Nhân dân tệ, sau nhiều năm bị cho là phá giá đồng tiền để giành lợi thế cho hàng hóa xuất khẩu.
Trong chiến dịch tranh cử Tổng thống, ông Trump cảnh báo sẽ “dán nhãn” Trung Quốc là một nước thao túng tỷ giá đồng tiền và đánh thuế 45% đối với hàng hóa sản xuất tại Trung Quốc được xuất khẩu sang Mỹ.
Chuyên gia kinh tế Alec Phillips của ngân hàng Goldman Sachs nhận định rằng nếu Nhà Trắng đánh thuế mạnh đối với hàng hóa Trung Quốc, thì một cách mà Bắc Kinh có thể dùng để trả đũa là bán tháo trái phiếu kho bạc Mỹ.
“Trung Quốc sẽ đáp trả nhanh chóng cho dù Mỹ chỉ tăng nhẹ thuế”, bản báo cáo của ông Phillips dẫn lời ông Tu Xinquan, giáo sư Đại học Kinh tế và Kinh doanh Quốc tế ở Bắc Kinh.
Theo đánh giá hiện nay, chính quyền Trump có thể áp dụng một chiến lược rộng hơn trong vấn đề tỷ giá. Tờ Wall Street Journal cho rằng Bộ Thương mại Mỹ có thể theo đuổi chính sách chống thao túng tỷ giá đối với bất kỳ quốc gia nào nhằm tránh việc chỉ chĩa vào Trung Quốc.
Tuy nhiên, nếu một chủ nợ “tầm cỡ” như Trung Quốc nổi giận, thì thị trường trái phiếu kho bạc Mỹ có thể sẽ trở thành mục tiêu đầu tiên để Bắc Kinh đáp trả Washington.
Tuy nhiên, theo hãng tin CNBC, biến động trên thị trường này trong thời gian tới có thể gia tăng vì các chính sách của chính quyền Tổng thống Donald Trump. Lập trường chính sách đối ngoại cứng rắn, cộng thêm với việc nới lỏng các quy chế giám sát, có thể tạo ra một cuộc bán tháo trái phiếu kho bạc Mỹ từ hai trong số các chủ nợ lớn nhất của nước này: các ngân hàng lớn của Mỹ và Trung Quốc.
Từ sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, các ngân hàng Mỹ đã tích trữ trái phiếu kho bạc Mỹ vì tài sản này được coi là an toàn, được tính vào mức vốn tối thiểu phải mà mỗi ngân hàng phải đảm bảo theo quy chế giám sát. Các ngân hàng thương mại của Mỹ hiện nắm giữ 2,4 nghìn tỷ USD nợ chính phủ và trái phiếu do các cơ quan chính phủ phát hành, cao gấp đôi so với cách đây 9 năm.
Tuy nhiên, các nghị sỹ Cộng hòa trong Hạ viện Mỹ, với sự hậu thuẫn của chính quyền Trump, đang thúc đẩy việc xóa bỏ một số phần của Dodd-Frank, đạo luật tăng cường giám sát ngành ngân hàng Mỹ được áp dụng sau cuộc khủng hoảng tài chính 2008. Việc nới lỏng Dodd-Frank đồng nghĩa với việc các ngân hàng có thể được giảm mức vốn tối thiểu, theo đó có thể bán bớt lượng trái phiếu kho bạc mà họ đang nắm giữ.
Một báo cáo của công ty RBC ước tính 24 ngân hàng lớn nhất của Mỹ hiện nay đang có tổng lượng vốn dôi dư 100 tỷ USD. Trong đó, Citigroup và JPMorgan Chase giữ lượng vốn dôi dư lớn nhất. Lượng vốn này giữ vai trò như một tấm nệm đỡ phòng trường hợp suy thoái hay khủng hoảng xảy ra.
Một khi các quy chế giám sát được nới lỏng, số vốn dư thừa nói trên chắc chắn sẽ được các ngân hàng dùng để mua lại cổ phiếu.
Trên thực tế, các ngân hàng của Mỹ đã dần bán ra trái phiếu kho bạc Mỹ và điều này khiến lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ tăng. Từ giữa năm 2013 đến năm 2014, lượng trái phiếu kho bạc Mỹ mà Bank of America nắm giữ tăng thêm 2,9 tỷ USD, lên mức 58 tỷ USD. Tuy nhiên, đến cuối năm 2016, con số này giảm còn 48 tỷ USD - theo báo cáo kết quả kinh doanh.
Mức nắm giữ trái phiếu kho bạc Mỹ 26 tỷ USD của Wells Fargo cũng đã giảm gần 30% so với cách đây 1 năm.
Không phải ngân hàng nào cũng công bố con số cụ thể, nhưng mức nắm giữ trái phiếu kho bạc Mỹ của các nhà băng hàng đầu Mỹ tính đến cuối quý 3/2016 dao động từ 23 tỷ USD tại Morgan Stanley cho tới 111 tỷ USD tại Citigroup.
Các ngân hàng không phải là đối tượng duy nhất có thể bán tháo nợ Mỹ vì các chính sách của chính quyền Trump.
Trung Quốc, nước chủ nợ hàng đầu của Mỹ, nắm 1,05 nghìn tỷ USD trái phiếu kho bạc Mỹ tính đến tháng 11/2016, giảm 215 tỷ USD so với trước đó một năm. Riêng trong tháng 10/2016, Trung Quốc bán ròng 41 tỷ nợ Mỹ, để tuột mất vị thế chủ nợ lớn nhất của Washington vào tay Nhật Bản.
Một lý do khiến Trung Quốc bán ròng mạnh trái phiếu kho bạc Mỹ thời gian qua là để huy động ngoại tệ hỗ trợ tỷ giá đồng Nhân dân tệ, sau nhiều năm bị cho là phá giá đồng tiền để giành lợi thế cho hàng hóa xuất khẩu.
Trong chiến dịch tranh cử Tổng thống, ông Trump cảnh báo sẽ “dán nhãn” Trung Quốc là một nước thao túng tỷ giá đồng tiền và đánh thuế 45% đối với hàng hóa sản xuất tại Trung Quốc được xuất khẩu sang Mỹ.
Chuyên gia kinh tế Alec Phillips của ngân hàng Goldman Sachs nhận định rằng nếu Nhà Trắng đánh thuế mạnh đối với hàng hóa Trung Quốc, thì một cách mà Bắc Kinh có thể dùng để trả đũa là bán tháo trái phiếu kho bạc Mỹ.
“Trung Quốc sẽ đáp trả nhanh chóng cho dù Mỹ chỉ tăng nhẹ thuế”, bản báo cáo của ông Phillips dẫn lời ông Tu Xinquan, giáo sư Đại học Kinh tế và Kinh doanh Quốc tế ở Bắc Kinh.
Theo đánh giá hiện nay, chính quyền Trump có thể áp dụng một chiến lược rộng hơn trong vấn đề tỷ giá. Tờ Wall Street Journal cho rằng Bộ Thương mại Mỹ có thể theo đuổi chính sách chống thao túng tỷ giá đối với bất kỳ quốc gia nào nhằm tránh việc chỉ chĩa vào Trung Quốc.
Tuy nhiên, nếu một chủ nợ “tầm cỡ” như Trung Quốc nổi giận, thì thị trường trái phiếu kho bạc Mỹ có thể sẽ trở thành mục tiêu đầu tiên để Bắc Kinh đáp trả Washington.