Trump lúng túng trong cuộc gọi đầu tiên với Putin
Khi Putin đề cập khả năng gia hạn thỏa thuận hạt nhân, ông Trump dừng lại và hỏi các trợ lý rằng thỏa thuận đó là gì
Trong cuộc điện đàm đầu tiên trên cương vị Tổng thống Mỹ với người đồng cấp Nga Vladimir Putin, ông Donald Trump cho rằng thỏa thuận cắt giảm số đầu đạn hạt nhân giữa hai nước là một thỏa thuận tồi cho nước Mỹ - nguồn tin thân cận là hai quan chức đương nhiệm và một cựu quan chức của Mỹ tiết lộ với hãng tin Reuters.
Khi Putin đề cập đến khả năng gia hạn thỏa thuận có tên New START mà Moscow và Washington đã ký kết vào năm 2010, ông Trump đã dừng lại và hỏi các trợ lý đứng bên cạnh rằng thỏa thuận đó là gì, theo nguồn tin.
Sau đó, nhà lãnh đạo Mỹ nói với ông chủ điện Kremlin rằng thỏa thuận trên là một trong số những thỏa thuận tồi tệ mà chính quyền cựu Tổng thống Barack Obama đã đàm phán, cho rằng New START chỉ có lợi cho Nga.
Các nghị sỹ của Đảng Dân chủ đã lên tiếng chỉ trích Tổng thống Trump về việc ông phê phán New START, thỏa thuận mà họ cho là một hiệp ước chủ chốt về vũ khí hạt nhân.
“Không thể nói quá về sơ suất của Tổng thống Mỹ khi ông ấy không hề biết những sự thật cơ bản về chính sách hạt nhân và kiểm soát vũ khí”, Thượng nghị sỹ Jeanne Shaheen thuộc Ủy ban Đối ngoại Thượng viện nói trong một tuyên bố. “New START đã giúp đất nước của chúng ta trở nên an toàn hơn, và điều này đã được các chuyên gia an ninh quốc gia của cả hai đảng đồng tình”.
Ông Daryl Kimball, Giám đốc điều hành Hiệp hội Kiểm soát vũ khí có trụ sở ở Washington, nói: “Không may là ông Trump có vẻ như không biết gì về giá trị của thỏa thuận giảm nguy cơ hạt nhân quan trọng này và những mối nguy có một không hai của vũ khí hạt nhân”.
Điều trần trước Quốc hội Mỹ, tân Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson tuyên bố ủng hộ New START. Ông Tillerson nói thỏa thuận này giữ vai trò quan trọng để nước Mỹ “duy trì kết nối với Nga, giữ cho Nga có trách nhiệm với những cam kết đưa ra trong New START, và cũng để đảm bảo trách nhiệm của chúng ta”.
Những tiết lộ về cuộc điện đàm giữa ông Trump và ông Putin làm gia tăng lo ngại rằng Tổng thống Mỹ không có sự chuẩn bị đầy đủ cho các cuộc trò chuyện với các nhà lãnh đạo nước ngoài.
Thông thường, trước khi điện đàm với một nhà lãnh đạo nước ngoài, một Tổng thống Mỹ sẽ nhận được một báo cáo chuyên sâu bằng văn bản do Hội đồng An ninh Quốc gia (NSC) chuẩn bị đựa trên tham vấn các cơ quan hữu quan như Bộ Ngoại giao, Lầu Năm Góc và các cơ quan tình báo. Ngay trước cuộc gặp, Tổng thống sẽ nghe báo cáo miệng từ cố vấn an ninh quốc gia và trợ lý riêng.
Tuy nhiên, nguồn tin nói rằng ông Trump đã không nhận báo cáo từ NSC trước cuộc gọi với ông Putin. Ngoài ra, không rõ ông có nghe báo cáo từ cố vấn an ninh quốc gia Michael Flynn hay không.
Cuộc gọi với ông Putin là một trong số những cuộc gọi với các nhà lãnh đạo nước ngoài mà ông chủ mới của Nhà Trắng đã dùng để phê phán những thỏa thuận các chính quyền tiền nhiệm của ông đạt được về thương mại, người tị nạn, và kiểm soát vũ khí.
Trong một cuộc điện đàm với Thủ tướng Australia Malcolm Turnbull, ông Trump đã chỉ trích thỏa thuận mà chính quyền Obama đạt được với nước này về tiếp nhận 1.250 người tị nạn hiện đang bị tạm giữ ở các trại tị nạn ngoài biển của Australia.
Khi Putin đề cập đến khả năng gia hạn thỏa thuận có tên New START mà Moscow và Washington đã ký kết vào năm 2010, ông Trump đã dừng lại và hỏi các trợ lý đứng bên cạnh rằng thỏa thuận đó là gì, theo nguồn tin.
Sau đó, nhà lãnh đạo Mỹ nói với ông chủ điện Kremlin rằng thỏa thuận trên là một trong số những thỏa thuận tồi tệ mà chính quyền cựu Tổng thống Barack Obama đã đàm phán, cho rằng New START chỉ có lợi cho Nga.
Trong cuộc trò chuyện kéo dài một giờ đồng hồ, ông Trump cũng nói về tỷ lệ ủng hộ dành cho ông, nguồn tin tiết lộ.
“Cuộc gọi của Tổng thống [Trump] với Tổng thống Putin là một cuộc gọi riêng tư giữa họ. Và tôi chỉ có thể nói như vậy”, phát ngôn viên Nhà Trắng Sean Spicer nói khi được hỏi về cuộc gọi.
Thỏa thuận New START cho Mỹ và Nga thời hạn đến tháng 2/2018 để giảm số đầu đạn hạt nhân chiến lược được triển khai xuống còn không quá 1.550 đầu đạn, mức thấp nhất trong nhiều thập kỷ.
“Cuộc gọi của Tổng thống [Trump] với Tổng thống Putin là một cuộc gọi riêng tư giữa họ. Và tôi chỉ có thể nói như vậy”, phát ngôn viên Nhà Trắng Sean Spicer nói khi được hỏi về cuộc gọi.
Thỏa thuận New START cho Mỹ và Nga thời hạn đến tháng 2/2018 để giảm số đầu đạn hạt nhân chiến lược được triển khai xuống còn không quá 1.550 đầu đạn, mức thấp nhất trong nhiều thập kỷ.
Thỏa thuận cũng hạn chế số tên lửa triển khai trên cạn và trên tàu ngầm, cũng như số máy bay ném bom có năng lực hạt nhân của hai nước. Thỏa thuận New START có thể gia hạn thêm 5 năm, đến hết năm 2021, nếu hai nước nhất trí.
Trong một cuộc tranh luận thuộc phạm vi cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016, ông Trump nói Nga “khôn hơn Mỹ” trong thỏa thuận này, và gọi nhầm tên thỏa thuận là “START-Up”. Ông cũng nói sai khi cho rằng thỏa thuận này cho phép Nga tiếp tục sản xuất đầu đạn hạt nhân còn Mỹ thì không.
Trong một cuộc tranh luận thuộc phạm vi cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016, ông Trump nói Nga “khôn hơn Mỹ” trong thỏa thuận này, và gọi nhầm tên thỏa thuận là “START-Up”. Ông cũng nói sai khi cho rằng thỏa thuận này cho phép Nga tiếp tục sản xuất đầu đạn hạt nhân còn Mỹ thì không.
Các nghị sỹ của Đảng Dân chủ đã lên tiếng chỉ trích Tổng thống Trump về việc ông phê phán New START, thỏa thuận mà họ cho là một hiệp ước chủ chốt về vũ khí hạt nhân.
“Không thể nói quá về sơ suất của Tổng thống Mỹ khi ông ấy không hề biết những sự thật cơ bản về chính sách hạt nhân và kiểm soát vũ khí”, Thượng nghị sỹ Jeanne Shaheen thuộc Ủy ban Đối ngoại Thượng viện nói trong một tuyên bố. “New START đã giúp đất nước của chúng ta trở nên an toàn hơn, và điều này đã được các chuyên gia an ninh quốc gia của cả hai đảng đồng tình”.
Ông Daryl Kimball, Giám đốc điều hành Hiệp hội Kiểm soát vũ khí có trụ sở ở Washington, nói: “Không may là ông Trump có vẻ như không biết gì về giá trị của thỏa thuận giảm nguy cơ hạt nhân quan trọng này và những mối nguy có một không hai của vũ khí hạt nhân”.
Điều trần trước Quốc hội Mỹ, tân Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson tuyên bố ủng hộ New START. Ông Tillerson nói thỏa thuận này giữ vai trò quan trọng để nước Mỹ “duy trì kết nối với Nga, giữ cho Nga có trách nhiệm với những cam kết đưa ra trong New START, và cũng để đảm bảo trách nhiệm của chúng ta”.
Những tiết lộ về cuộc điện đàm giữa ông Trump và ông Putin làm gia tăng lo ngại rằng Tổng thống Mỹ không có sự chuẩn bị đầy đủ cho các cuộc trò chuyện với các nhà lãnh đạo nước ngoài.
Thông thường, trước khi điện đàm với một nhà lãnh đạo nước ngoài, một Tổng thống Mỹ sẽ nhận được một báo cáo chuyên sâu bằng văn bản do Hội đồng An ninh Quốc gia (NSC) chuẩn bị đựa trên tham vấn các cơ quan hữu quan như Bộ Ngoại giao, Lầu Năm Góc và các cơ quan tình báo. Ngay trước cuộc gặp, Tổng thống sẽ nghe báo cáo miệng từ cố vấn an ninh quốc gia và trợ lý riêng.
Tuy nhiên, nguồn tin nói rằng ông Trump đã không nhận báo cáo từ NSC trước cuộc gọi với ông Putin. Ngoài ra, không rõ ông có nghe báo cáo từ cố vấn an ninh quốc gia Michael Flynn hay không.
Cuộc gọi với ông Putin là một trong số những cuộc gọi với các nhà lãnh đạo nước ngoài mà ông chủ mới của Nhà Trắng đã dùng để phê phán những thỏa thuận các chính quyền tiền nhiệm của ông đạt được về thương mại, người tị nạn, và kiểm soát vũ khí.
Trong một cuộc điện đàm với Thủ tướng Australia Malcolm Turnbull, ông Trump đã chỉ trích thỏa thuận mà chính quyền Obama đạt được với nước này về tiếp nhận 1.250 người tị nạn hiện đang bị tạm giữ ở các trại tị nạn ngoài biển của Australia.