Trung Quốc cảnh báo Nhật “đùa với lửa” ở biển Đông
“Quân đội Trung Quốc sẽ không khoanh tay đứng nhìn”, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc nói
Nhật Bản đang “đùa với lửa” bằng kế hoạch tăng cường hoạt động trên biển Đông thông qua các cuộc huấn luyện tuần tra chung với Mỹ - hãng tin Reuters dẫn lại cảnh báo ngày 29/9 của Bộ Quốc phòng Trung Quốc. Cơ quan này cũng tuyên bố sẽ không “khoanh tay đứng nhìn”.
Luôn đưa ra tuyên bố vô căn cứ về chủ quyền với gần như toàn bộ biển Đông, Trung Quốc cũng thường xuyên lên án việc mà nước này cho là sự can thiệp của Mỹ và Nhật Bản vào vùng biển có tranh chấp này.
Nhật Bản hiện đang tăng cường các mối quan hệ trong khu vực, nhất là với Philippines và Việt Nam, hai nước cũng có các tuyên bố chủ quyền ở khu vực biển Đông. Ngoài ra, Nhật cũng có mong muốn giúp các quốc gia ven biển Đông tăng cường năng lực phòng thủ trên biển.
Trong chuyến thăm Washington mới đây, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Nhật Tomomi Inada tuyên bố Nhật Bản sẽ đẩy mạnh các hoạt động của mình trên biển Đông thông qua các cuộc đào tạo tuần tra chung với Mỹ, cũng như tập trận song phương và đa phương với các quốc gia trong khu vực.
Trước đó, Nhật Bản tuyên bố sẵn sàng cung cấp cho Việt Nam tàu tuần tra mới - động thái mới nhất của Tokyo nhằm tăng cường năng lực cho lực lượng chấp pháp trên biển của các quốc gia có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc trên biển Đông.
Nhật Bản cũng đã nhất trí cung cấp cho Philippines hai tàu tuần tra lớn và cho nước này mượn tới 5 máy bay trinh sát đã qua sử dụng.
Khi được hỏi về kế hoạch trên của Nhật Bản, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc Yang Yujun nói Tokyo liên tục tìm cách “khuấy đảo tình hình biển Đông vì mục đích của riêng họ”.
“Chúng tôi phải nghiêm túc nói với Nhật Bản rằng đây là một toan tính sai lầm. Nếu Nhật muốn tuần tra chung hoặc tập trận ở vùng biển thuộc quyền tài phán của Trung Quốc, thì đó thực sự là đùa với lửa”, ông Yang nói tại cuộc họp báo thường kỳ hàng tháng.
“Quân đội Trung Quốc sẽ không khoanh tay đứng nhìn”, ông Yang nói thêm, và không cung cấp thêm thông tin cụ thể.
Mối quan hệ giữa hai nền kinh tế lớn nhất châu Á từ lâu đã bị phủ bóng bởi những bất đồng về lịch sử thời chiến tranh, tranh chấp lãnh thổ trên biển Hoa Đông, vấn đề biển Đông, cùng nhiều vấn đề khác.
Biển Đông là một tuyến đường biển có ý nghĩa huyết mạch của thế giới. Hàng năm, lượng hàng hóa thương mại trị giá khoảng 5 nghìn tỷ USD được vận chuyển qua tuyến đường này. Ngoài ra, biển Đông còn là khu vực giàu tài nguyên năng lượng và hải sản.
Hồi tháng 7, Tòa án Trọng tài Thường trực (PCA) ở The Hague, Hà Lan ra phán quyết vụ Philippines kiện Trung Quốc về biển Đông. Theo phán quyết này, các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở biển Đông là phi pháp. Tuy nhiên, Trung Quốc đến nay vẫn không công nhận phán quyết của PCA.
Luôn đưa ra tuyên bố vô căn cứ về chủ quyền với gần như toàn bộ biển Đông, Trung Quốc cũng thường xuyên lên án việc mà nước này cho là sự can thiệp của Mỹ và Nhật Bản vào vùng biển có tranh chấp này.
Nhật Bản hiện đang tăng cường các mối quan hệ trong khu vực, nhất là với Philippines và Việt Nam, hai nước cũng có các tuyên bố chủ quyền ở khu vực biển Đông. Ngoài ra, Nhật cũng có mong muốn giúp các quốc gia ven biển Đông tăng cường năng lực phòng thủ trên biển.
Trong chuyến thăm Washington mới đây, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Nhật Tomomi Inada tuyên bố Nhật Bản sẽ đẩy mạnh các hoạt động của mình trên biển Đông thông qua các cuộc đào tạo tuần tra chung với Mỹ, cũng như tập trận song phương và đa phương với các quốc gia trong khu vực.
Trước đó, Nhật Bản tuyên bố sẵn sàng cung cấp cho Việt Nam tàu tuần tra mới - động thái mới nhất của Tokyo nhằm tăng cường năng lực cho lực lượng chấp pháp trên biển của các quốc gia có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc trên biển Đông.
Nhật Bản cũng đã nhất trí cung cấp cho Philippines hai tàu tuần tra lớn và cho nước này mượn tới 5 máy bay trinh sát đã qua sử dụng.
Khi được hỏi về kế hoạch trên của Nhật Bản, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc Yang Yujun nói Tokyo liên tục tìm cách “khuấy đảo tình hình biển Đông vì mục đích của riêng họ”.
“Chúng tôi phải nghiêm túc nói với Nhật Bản rằng đây là một toan tính sai lầm. Nếu Nhật muốn tuần tra chung hoặc tập trận ở vùng biển thuộc quyền tài phán của Trung Quốc, thì đó thực sự là đùa với lửa”, ông Yang nói tại cuộc họp báo thường kỳ hàng tháng.
“Quân đội Trung Quốc sẽ không khoanh tay đứng nhìn”, ông Yang nói thêm, và không cung cấp thêm thông tin cụ thể.
Mối quan hệ giữa hai nền kinh tế lớn nhất châu Á từ lâu đã bị phủ bóng bởi những bất đồng về lịch sử thời chiến tranh, tranh chấp lãnh thổ trên biển Hoa Đông, vấn đề biển Đông, cùng nhiều vấn đề khác.
Biển Đông là một tuyến đường biển có ý nghĩa huyết mạch của thế giới. Hàng năm, lượng hàng hóa thương mại trị giá khoảng 5 nghìn tỷ USD được vận chuyển qua tuyến đường này. Ngoài ra, biển Đông còn là khu vực giàu tài nguyên năng lượng và hải sản.
Hồi tháng 7, Tòa án Trọng tài Thường trực (PCA) ở The Hague, Hà Lan ra phán quyết vụ Philippines kiện Trung Quốc về biển Đông. Theo phán quyết này, các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở biển Đông là phi pháp. Tuy nhiên, Trung Quốc đến nay vẫn không công nhận phán quyết của PCA.