Trung Quốc thoát thâm hụt thương mại
Với thặng dư 1,68 tỷ USD, Trung Quốc đã thoát khỏi tình trạng thâm hụt thương mại trong tháng 4 vừa qua
Với mức thặng dư 1,68 tỷ USD, Trung Quốc đã nhanh chóng thoát khỏi tình trạng thâm hụt thương mại trong tháng 4 vừa qua. Tuy nhiên, so với cùng kỳ năm 2009, thặng dư thương mại của nước này vẫn giảm tới 87%.
Theo báo cáo của Tổng cục Hải quan Trung Quốc, kim ngạch xuất khẩu của nước này trong tháng 4/2010 đạt mức 119,92 tỷ USD, tăng 30,5% so với cùng kỳ năm trước, trong khi kim ngạch nhập khẩu đạt 118,24 tỷ USD, tăng 49,7%.
Như vậy, thặng dư thương mại của nước này trong tháng báo cáo ở mức 1,68 tỷ USD, giảm 87% so với tháng 4/2009. Tính chung cả 4 tháng đầu năm, thặng dư thương mại của Trung Quốc đứng ở mức 16,11 tỷ USD, giảm 78,6% so với cùng kỳ năm trước.
Mặc dù có sự sụt giảm mạnh so với năm 2009, nhưng với con số 1,68 tỷ USD, thặng dư thương mại của Trung Quốc đã quay trở lại, sau khi đã thâm hụt gần 7,3 tỷ USD trong tháng 3, lần đầu tiên trong vòng 6 năm qua.
Nhu cầu nguyên vật liệu thô và hàng hóa tiêu dùng đã góp phần làm tăng thêm những dấu hiệu cho thấy, kinh tế Trung Quốc đang hồi phục thực sự, nhờ tác động từ gói kính thích kinh tế của chính phủ.
Kinh tế Trung Quốc đang hồi phục, do nhu cầu tiêu thụ trong nước tăng mạnh, Lu Zhengwei, nhà kinh tế học thuộc ngân hàng công nghiệp ở Thượng Hải, nhận định.
Tháng 3/2010, cán cân thương mại của Trung Quốc đã đảo chiều, khi Tổng cục Hải quan nước này công bố lần đầu tiên trong 6 năm Trung Quốc lần đầu thâm hụt thương mại, lên đến 7,24 tỷ USD.
Thặng dư thương mại của Trung Quốc đã thu hẹp trong vài tháng qua do nhu cầu nội địa tăng mạnh khiến nhập khẩu tăng trưởng nhanh hơn xuất khẩu.
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Trung Quốc trong quý 1/2010 là 617,85 tỷ USD, tăng 44,1% so với cùng kỳ năm 2009. Riêng tháng 3, xuất nhập khẩu của nước này là 231,46 tỷ USD, tăng 42,8%.
Theo số liệu thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan Trung Quốc, 4 tháng đầu năm, Liên minh châu Âu vẫn là đối tác thương mại lớn nhất của nước này, với tổng giá trị thương mại hai chiều lên tới 137,77 tỷ USD, tăng 34,6% so với cùng kỳ năm ngoái.
Thương mại hai chiều Trung Quốc-Mỹ tăng 25%, đạt 107,18 tỷ USD. Trong khi đó, Nhật Bản vượt ASEAN trở thành đối tác thương mại lớn thứ ba của Trung Quốc, với giá trị thương mại hai chiều đạt 88,66 tỷ USD.
Theo báo cáo của Tổng cục Hải quan Trung Quốc, kim ngạch xuất khẩu của nước này trong tháng 4/2010 đạt mức 119,92 tỷ USD, tăng 30,5% so với cùng kỳ năm trước, trong khi kim ngạch nhập khẩu đạt 118,24 tỷ USD, tăng 49,7%.
Như vậy, thặng dư thương mại của nước này trong tháng báo cáo ở mức 1,68 tỷ USD, giảm 87% so với tháng 4/2009. Tính chung cả 4 tháng đầu năm, thặng dư thương mại của Trung Quốc đứng ở mức 16,11 tỷ USD, giảm 78,6% so với cùng kỳ năm trước.
Mặc dù có sự sụt giảm mạnh so với năm 2009, nhưng với con số 1,68 tỷ USD, thặng dư thương mại của Trung Quốc đã quay trở lại, sau khi đã thâm hụt gần 7,3 tỷ USD trong tháng 3, lần đầu tiên trong vòng 6 năm qua.
Nhu cầu nguyên vật liệu thô và hàng hóa tiêu dùng đã góp phần làm tăng thêm những dấu hiệu cho thấy, kinh tế Trung Quốc đang hồi phục thực sự, nhờ tác động từ gói kính thích kinh tế của chính phủ.
Kinh tế Trung Quốc đang hồi phục, do nhu cầu tiêu thụ trong nước tăng mạnh, Lu Zhengwei, nhà kinh tế học thuộc ngân hàng công nghiệp ở Thượng Hải, nhận định.
Tháng 3/2010, cán cân thương mại của Trung Quốc đã đảo chiều, khi Tổng cục Hải quan nước này công bố lần đầu tiên trong 6 năm Trung Quốc lần đầu thâm hụt thương mại, lên đến 7,24 tỷ USD.
Thặng dư thương mại của Trung Quốc đã thu hẹp trong vài tháng qua do nhu cầu nội địa tăng mạnh khiến nhập khẩu tăng trưởng nhanh hơn xuất khẩu.
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Trung Quốc trong quý 1/2010 là 617,85 tỷ USD, tăng 44,1% so với cùng kỳ năm 2009. Riêng tháng 3, xuất nhập khẩu của nước này là 231,46 tỷ USD, tăng 42,8%.
Theo số liệu thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan Trung Quốc, 4 tháng đầu năm, Liên minh châu Âu vẫn là đối tác thương mại lớn nhất của nước này, với tổng giá trị thương mại hai chiều lên tới 137,77 tỷ USD, tăng 34,6% so với cùng kỳ năm ngoái.
Thương mại hai chiều Trung Quốc-Mỹ tăng 25%, đạt 107,18 tỷ USD. Trong khi đó, Nhật Bản vượt ASEAN trở thành đối tác thương mại lớn thứ ba của Trung Quốc, với giá trị thương mại hai chiều đạt 88,66 tỷ USD.