Trước hiệu ứng thông tin, huy động vốn ngân hàng… tăng
Những ảnh hưởng từ vụ việc “bầu” Kiên trở thành một phép thử đối với niềm tin
Trong nhiều thông tin phản ánh, “bầu” Kiên hiện là cổ đông lớn, cổ đông chính của nhiều ngân hàng thương mại. Những cái tên cụ thể đã được nêu ra.
Thế nhưng, khẳng định của một số ngân hàng “liên quan” lại khác.
Trao đổi với VnEconomy, ông Trương Hoàng Lương, Tổng giám đốc Ngân hàng Kiên Long (Kienlong Bank), khẳng định rằng, tại thời điểm này ông Nguyễn Đức Kiên không sở hữu một cổ phần nào của ngân hàng mình.
Ông Lương cũng nói thêm rằng, thông tin “bầu” Kiên thoái vốn tại Kienlong Bank trước đây là không chính xác, bởi không có sở hữu thì không có thoái.
Một mối liên hệ nào đó với sự kiện, thì lúc này là thực tế Ngân hàng Á Châu (ACB) đang nắm tỷ lệ sở hữu khoảng 6% tại Kienlong Bank. Song, điều đó không ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng.
Tổng giám đốc Kienlong Bank cho biết, cập nhật dữ liệu đến cuối sáng nay (23/8), huy động vốn của ngân hàng có thấp hơn một chút so với bình thường nhưng vẫn tăng trưởng.
Một chi tiết bên lề khác, lãnh đạo Kienlong Bank nói rằng, có một số liên tưởng nào đó từ tên của ngân hàng với tên của nhân vật trong sự kiện. "Kỳ thực 17 năm qua nó đã độc lập và có ý nghĩa riêng của nó. Khi đặt tên ngân hàng, chúng tôi muốn có hàm ý là một con rồng của Kiên Giang. Đơn giản vậy thôi", ông Lương nói.
Ở một trường hợp khác, trả lời VnEconomy, ông Trương Văn Phước, Tổng giám đốc Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank), bất ngờ khi đề cập đến tình hình huy động vốn có bị ảnh hưởng về hiệu ứng sự kiện trên hay không.
“Hoạt động của Eximbank rất bình thường. Số liệu tôi cập nhật từng giờ. Dòng tiền của ngân hàng mấy hôm nay luôn bội thu, thu nhiều hơn chi; huy động vốn vẫn tăng trưởng đều đặn. Thậm chí nếu lúc này có ngân hàng, đối tác nào đó cần hỗ trợ vốn, chúng tôi sẵn sàng chi viện, trực tiếp hoặc qua thị trường liên ngân hàng, cả bằng VND, ngoại tệ và vàng”, ông Phước nói.
Tuy nhiên, Tổng giám đốc Eximbank cũng cho biết, một phản ứng bình thường của thị trường trước sự kiện, có hiện tượng một số người dân rút vàng đã gửi ra để bán. Ở phản ứng này, có thể xét đoán là họ tranh thủ giá vàng tăng cao để bán ra, sau một thời gian dài ảm đạm và khó sinh lợi.
Thực tế, sáng nay người viết nhận được rất nhiều cuộc gọi của người thân, bạn bè hỏi: “Đang giữ vàng, có nên bán ra lúc này không, giá tốt quá?”.
Động chạm đến túi tiền của họ, tốt nhất là từ chối trả lời. Song, có một điểm chung được nhận lại là, sau khi hỏi họ cho biết là quyết định bán ra. Một vòng quay sau đó là, vàng chuyển sang VND, một phần lại trở lại ngân hàng dưới dạng tiền gửi. Đó cũng là một phần kết quả bước đầu của phép thử niềm tin trong dân cư lúc này.
Thế nhưng, khẳng định của một số ngân hàng “liên quan” lại khác.
Trao đổi với VnEconomy, ông Trương Hoàng Lương, Tổng giám đốc Ngân hàng Kiên Long (Kienlong Bank), khẳng định rằng, tại thời điểm này ông Nguyễn Đức Kiên không sở hữu một cổ phần nào của ngân hàng mình.
Ông Lương cũng nói thêm rằng, thông tin “bầu” Kiên thoái vốn tại Kienlong Bank trước đây là không chính xác, bởi không có sở hữu thì không có thoái.
Một mối liên hệ nào đó với sự kiện, thì lúc này là thực tế Ngân hàng Á Châu (ACB) đang nắm tỷ lệ sở hữu khoảng 6% tại Kienlong Bank. Song, điều đó không ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng.
Tổng giám đốc Kienlong Bank cho biết, cập nhật dữ liệu đến cuối sáng nay (23/8), huy động vốn của ngân hàng có thấp hơn một chút so với bình thường nhưng vẫn tăng trưởng.
Một chi tiết bên lề khác, lãnh đạo Kienlong Bank nói rằng, có một số liên tưởng nào đó từ tên của ngân hàng với tên của nhân vật trong sự kiện. "Kỳ thực 17 năm qua nó đã độc lập và có ý nghĩa riêng của nó. Khi đặt tên ngân hàng, chúng tôi muốn có hàm ý là một con rồng của Kiên Giang. Đơn giản vậy thôi", ông Lương nói.
Ở một trường hợp khác, trả lời VnEconomy, ông Trương Văn Phước, Tổng giám đốc Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank), bất ngờ khi đề cập đến tình hình huy động vốn có bị ảnh hưởng về hiệu ứng sự kiện trên hay không.
“Hoạt động của Eximbank rất bình thường. Số liệu tôi cập nhật từng giờ. Dòng tiền của ngân hàng mấy hôm nay luôn bội thu, thu nhiều hơn chi; huy động vốn vẫn tăng trưởng đều đặn. Thậm chí nếu lúc này có ngân hàng, đối tác nào đó cần hỗ trợ vốn, chúng tôi sẵn sàng chi viện, trực tiếp hoặc qua thị trường liên ngân hàng, cả bằng VND, ngoại tệ và vàng”, ông Phước nói.
Tuy nhiên, Tổng giám đốc Eximbank cũng cho biết, một phản ứng bình thường của thị trường trước sự kiện, có hiện tượng một số người dân rút vàng đã gửi ra để bán. Ở phản ứng này, có thể xét đoán là họ tranh thủ giá vàng tăng cao để bán ra, sau một thời gian dài ảm đạm và khó sinh lợi.
Thực tế, sáng nay người viết nhận được rất nhiều cuộc gọi của người thân, bạn bè hỏi: “Đang giữ vàng, có nên bán ra lúc này không, giá tốt quá?”.
Động chạm đến túi tiền của họ, tốt nhất là từ chối trả lời. Song, có một điểm chung được nhận lại là, sau khi hỏi họ cho biết là quyết định bán ra. Một vòng quay sau đó là, vàng chuyển sang VND, một phần lại trở lại ngân hàng dưới dạng tiền gửi. Đó cũng là một phần kết quả bước đầu của phép thử niềm tin trong dân cư lúc này.