“Từ chối nhận tiền cotton là phạm luật”
Một số nguồn tin phản ánh tình trạng người bán hàng không nhận đồng tiền cotton 100.000 đồng
Đó là khẳng định của ông Nguyễn Văn Toản, Phó cục trưởng Cục Phát hành kho quỹ (Ngân hàng Nhà nước), trước hiện tượng một số người dân từ chối nhận loại tiền trên.
Ngày 6/4 vừa qua, một số nguồn tin phản ánh tình trạng người bán hàng không nhận đồng tiền cotton 100.000 đồng vì cho rằng “tiền này lâu rồi không thấy, không còn sử dụng nữa”.
Trước thông tin này, Cục Phát hành kho quỹ lập tức có thông báo khẳng định “tiền cotton 100.000 đồng vẫn đang có giá trị lưu hành, việc từ chối không nhận đồng tiền này trong giao dịch thanh toán hàng hoá, dịch vụ là hành vi vi phạm pháp luật của nhà nước”.
Điều 29 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng quy định nghiêm cấm hành vi “Từ chối nhận, lưu hành đồng tiền do Ngân hàng Nhà nước phát hành”.
Trao đổi với VnEconomy chiều nay (10/4), ông Nguyễn Văn Toản, Phó cục trưởng Cục Phát hành kho quỹ, cho biết việc đưa vào lưu thông hoặc ngừng lưu thông một loại tiền nào đó đều được Ngân hàng Nhà nước thông báo rộng rãi và có hướng dẫn thực hiện cụ thể tại các địa phương.
Trong thông báo phát hành đồng tiền polymer 100.000 đồng, Ngân hàng Nhà nước cũng đã lưu ý đồng tiền cotton 100.000 đồng vẫn có giá trị lưu hành song song; và đến thời điểm hiện nay, đồng tiền này vẫn đang có giá trị lưu hành.
Chủ trương của Ngân hàng Nhà nước là phát hành đồng tiền polymer vào lưu thông và thay thế dần đồng tiền cotton. Tuy nhiên, lộ trình thay thế đồng tiền cotton 100.000 đồng như thế nào, theo ông Toản, là không thể công bố.
Mặt khác, về nguyên tắc, việc đình chỉ lưu hành đồng tiền phải có quyết định của Thủ tướng Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước phải thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng về chủ trương, thời hạn thu hồi tiền đình chỉ lưu hành thống nhất trong cả nước. Do vậy, việc từ chối nhận loại tiền cotton 100.000 đồng của một số người như một số nguồn tin phản ánh là hành vi vi phạm pháp luật của Nhà nước.
Ông Toản cho biết, cho đến thời điểm này, ngoài thông tin phản ánh một số người bán hàng tại Quảng Trị từ chối nhận loại tiền trên, Ngân hàng Nhà nước không nhận được bất kỳ thông tin nào khác tương tự.
Về khả năng từ chối, ông Toản khẳng định, thông báo của Cục Phát hành kho quỹ cũng nêu rõ: “Trong trường hợp các đồng tiền bị nhàu nát, bẩn; rách rời hay liền mảnh được can dán lại; mất góc; đồng tiền bị mờ nhạt màu sắc, hình ảnh, hoa văn, chữ, số thì các tổ chức, cá nhân được phép không nhận, bởi đồng tiền đã không còn đủ tiêu chuẩn lưu thông”.
Người sử hữu đồng tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông được đổi tiền tại Ngân hàng Nhà nước, các tổ chức tín dụng và Kho bạc Nhà nước theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về thu hồi và đổi tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông. Đây là quy định chung đối với tất cả các đồng tiền đang lưu hành, không phải chỉ riêng với trường hợp đồng tiền cotton 100.000 đồng.
“Tất nhiên, những đồng tiền được đổi là do hư hỏng khách quan. Mọi trường hợp cố ý phá hoại đồng tiền là vi phạm pháp luật. Trong quá trình thu đổi, nếu phát hiện, đơn vị thu đổi sẽ chuyển đến cơ quan chức năng để xử lý. Đây cũng là một nguyên tắc trong quá trình thu đổi”, ông Toản nói.
Liên quan đến trường hợp lợi dụng việc thu đổi tiền cũ để lừa đảo trong thời gian gần đây, ông Toản cho biết cơ quan công an đang tiến hành điều tra và sẽ có kết luận cụ thể.
Ngày 6/4 vừa qua, một số nguồn tin phản ánh tình trạng người bán hàng không nhận đồng tiền cotton 100.000 đồng vì cho rằng “tiền này lâu rồi không thấy, không còn sử dụng nữa”.
Trước thông tin này, Cục Phát hành kho quỹ lập tức có thông báo khẳng định “tiền cotton 100.000 đồng vẫn đang có giá trị lưu hành, việc từ chối không nhận đồng tiền này trong giao dịch thanh toán hàng hoá, dịch vụ là hành vi vi phạm pháp luật của nhà nước”.
Điều 29 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng quy định nghiêm cấm hành vi “Từ chối nhận, lưu hành đồng tiền do Ngân hàng Nhà nước phát hành”.
Trao đổi với VnEconomy chiều nay (10/4), ông Nguyễn Văn Toản, Phó cục trưởng Cục Phát hành kho quỹ, cho biết việc đưa vào lưu thông hoặc ngừng lưu thông một loại tiền nào đó đều được Ngân hàng Nhà nước thông báo rộng rãi và có hướng dẫn thực hiện cụ thể tại các địa phương.
Trong thông báo phát hành đồng tiền polymer 100.000 đồng, Ngân hàng Nhà nước cũng đã lưu ý đồng tiền cotton 100.000 đồng vẫn có giá trị lưu hành song song; và đến thời điểm hiện nay, đồng tiền này vẫn đang có giá trị lưu hành.
Chủ trương của Ngân hàng Nhà nước là phát hành đồng tiền polymer vào lưu thông và thay thế dần đồng tiền cotton. Tuy nhiên, lộ trình thay thế đồng tiền cotton 100.000 đồng như thế nào, theo ông Toản, là không thể công bố.
Mặt khác, về nguyên tắc, việc đình chỉ lưu hành đồng tiền phải có quyết định của Thủ tướng Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước phải thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng về chủ trương, thời hạn thu hồi tiền đình chỉ lưu hành thống nhất trong cả nước. Do vậy, việc từ chối nhận loại tiền cotton 100.000 đồng của một số người như một số nguồn tin phản ánh là hành vi vi phạm pháp luật của Nhà nước.
Ông Toản cho biết, cho đến thời điểm này, ngoài thông tin phản ánh một số người bán hàng tại Quảng Trị từ chối nhận loại tiền trên, Ngân hàng Nhà nước không nhận được bất kỳ thông tin nào khác tương tự.
Về khả năng từ chối, ông Toản khẳng định, thông báo của Cục Phát hành kho quỹ cũng nêu rõ: “Trong trường hợp các đồng tiền bị nhàu nát, bẩn; rách rời hay liền mảnh được can dán lại; mất góc; đồng tiền bị mờ nhạt màu sắc, hình ảnh, hoa văn, chữ, số thì các tổ chức, cá nhân được phép không nhận, bởi đồng tiền đã không còn đủ tiêu chuẩn lưu thông”.
Người sử hữu đồng tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông được đổi tiền tại Ngân hàng Nhà nước, các tổ chức tín dụng và Kho bạc Nhà nước theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về thu hồi và đổi tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông. Đây là quy định chung đối với tất cả các đồng tiền đang lưu hành, không phải chỉ riêng với trường hợp đồng tiền cotton 100.000 đồng.
“Tất nhiên, những đồng tiền được đổi là do hư hỏng khách quan. Mọi trường hợp cố ý phá hoại đồng tiền là vi phạm pháp luật. Trong quá trình thu đổi, nếu phát hiện, đơn vị thu đổi sẽ chuyển đến cơ quan chức năng để xử lý. Đây cũng là một nguyên tắc trong quá trình thu đổi”, ông Toản nói.
Liên quan đến trường hợp lợi dụng việc thu đổi tiền cũ để lừa đảo trong thời gian gần đây, ông Toản cho biết cơ quan công an đang tiến hành điều tra và sẽ có kết luận cụ thể.