Từ nấm đến vật liệu xây dựng xanh
Ecovative, một công ty ở Mỹ chuyên nghiên cứu về khoa học vật liệu xây dựng, đặc biệt là vật liệu xanh, là tác giả cho phát hiện sáng tạo này. Nhóm nghiên cứu đã phát triển công dụng của nấm (thể sợi) như một nguồn nguyên liệu tự nhiên, cấu tạo nên vật liệu có thể thay thế cho bao bì ni lông, nhựa tổng hợp truyền thống.
Được làm từ các phụ phẩm nông nghiệp kết hợp với sợi nấm, vật liệu xây dựng mới này có kết cấu rất chắc chắn, bền vững, và từng là một trong những ứng cử viên được đề cử cho giải thưởng Thiết kế của năm tại Bảo tàng Thiết kế Kensington, London, Anh. Cụ thể, phần hệ sợi nấm được tách ra từ cấu trúc sinh dưỡng (rễ) cây nấm, đóng vai trò như một chất dính tự nhiên liên kết các chất thải cây trồng nông nghiệp như vỏ trấu, thân cây ngô,… lại với nhau. Hỗn hợp này kết dính chặt chẽ và tạo thành một loại "chất dẻo sinh học". Không giống như chất dẻo tổng hợp nhân tạo thông thường làm từ hóa dầu, "vật liệu sợi nấm" hoàn toàn từ hỗn hợp hữu cơ tự nhiên, thân thiện với môi trường.
Được làm từ các phụ phẩm nông nghiệp kết hợp với sợi nấm, vật liệu xây dựng mới này có kết cấu rất chắc chắn, bền vững, và từng là một trong những ứng cử viên được đề cử cho giải thưởng Thiết kế của năm tại Bảo tàng Thiết kế Kensington, London, Anh. Cụ thể, phần hệ sợi nấm được tách ra từ cấu trúc sinh dưỡng (rễ) cây nấm, đóng vai trò như một chất dính tự nhiên liên kết các chất thải cây trồng nông nghiệp như vỏ trấu, thân cây ngô,… lại với nhau. Hỗn hợp này kết dính chặt chẽ và tạo thành một loại "chất dẻo sinh học". Không giống như chất dẻo tổng hợp nhân tạo thông thường làm từ hóa dầu, "vật liệu sợi nấm" hoàn toàn từ hỗn hợp hữu cơ tự nhiên, thân thiện với môi trường.
Mới đây, lại có thêm một dự án mang tên FUNGAR (Fungal Architectures), do nhóm nhà khoa học vật liệu sinh học và nghiên cứu kiến trúc ở châu Âu khởi động từ năm 2019, tập trung nghiên cứu cách thức xây dựng các công trình từ nấm.Giáo sư Han Wosten, một nhà nghiên cứu nấm tại Ðại học Utrecht (Hà Lan), cho biết nấm không phải là loài tiêu thụ CO2 như thực vật mà chúng còn tạo ra CO2 khi tiêu hóa thức ăn, giống như động vật. Tuy nhiên, kết hợp nuôi nấm bằng chất thải hữu cơ (như rơm rạ, vỏ bắp hoặc các chất thải nông nghiệp khác) sẽ góp phần giảm bớt khí thải CO2, so với việc ủ hoặc đốt chúng. Bằng cách này, gạch làm từ nấm vừa giảm bớt lượng chất thải hữu cơ trong môi trường vừa tốt cho khí hậu, do đó chắc chắn tốt hơn so với sử dụng bê tông, thép và gạch. Vì có nguồn gốc thực vật, nên gạch từ nấm sau khi thải bỏ sẽ từ từ phân hủy.
Trong các thí nghiệm thuộc dự án FUNGAR, nhóm chuyên gia đã kết hợp hệ sợi nấm (mycelyum), tức "rễ" của nấm, với chất thải nông nghiệp là rơm rạ. Sau đó, họ để nấm phát triển trong khoảng 2 tuần, cho đến khi nấm xâm nhập vào rơm, quyện chặt những sợi rơm với nhau và tạo thành một khối vật liệu màu trắng. Tiếp theo, họ xử lý vật liệu bằng nhiệt hoặc hóa chất để tiêu diệt nấm. "Lúc này, nó rất giống một viên gạch truyền thống, chỉ khác ở chỗ là được làm từ vật liệu hữu cơ thay vì đất sét hoặc bê tông" - Phil Ayres, nhà nghiên cứu kiến trúc tại Trung tâm Công nghệ Thông tin và Kiến trúc ở Copenhagen (Ðan Mạch), cho biết.Ông Ayres cho biết mặc dù còn quá sớm để nói "giờ đây chúng ta có thể xây nên một ngôi nhà hoàn toàn bằng nấm", nhưng vật liệu trang trí nội thất từ nấm thì đã có. Ðiển hình là Mogu, một công ty có trụ sở ở Milan (Ý) đã sản xuất và bán gạch ốp tường và gạch lát nền có đặc tính cách âm làm từ sợi nấm. Giám đốc công nghệ Antoni Gandia, cũng là một đối tác của dự án FUNGAR, tiết lộ Mogu cũng đang phát triển thêm vật liệu cách nhiệt cho các tòa nhà từ sợi nấm.
Ngoài ra, các doanh nhân quan tâm đến môi trường đang ứng dụng nấm vào sản xuất nhiều loại vật dụng khác nhau. Hãng nội thất Ikea và Tập đoàn máy tính Dell đã bắt đầu sử dụng vật liệu đóng gói làm từ nấm, trong khi một số sản phẩm khác cũng sử dụng loại nguyên liệu này như: chiếc đèn bàn mang tên "Đèn nấm", hoặc chậu cây trồng "Hoa nấm", sáng tác bởi nhà thiết kế Danielle Trofe. Cả hai đều được làm hoàn toàn từ "vật liệu nấm" và tấm bần ép kết hợp với bê tông. Ngoài ra, Surf Organic, một thương hiệu tại Califonia, đã thiết kế tấm ván lướt sóng làm từ "vật liệu nấm", có khả năng phân hủy sinh học.
Theo Chương trình Môi trường Liên Hiệp quốc, vật liệu xây dựng và hoạt động xây dựng đóng góp gần 40% tổng lượng cácbon điôxít (CO2) mà con người tạo ra mỗi năm. Tỷ lệ này còn cao hơn cả lượng khí thải của ngành vận chuyển đường thủy và hàng không cộng lại. Vì xây dựng vẫn sẽ là hoạt động cần thiết đối với đời sống con người, các kiến trúc sư và kỹ sư quan tâm đến môi trường đã không ngừng tìm kiếm một loại vật liệu bền vững hơn và có khả năng phân hủy sinh học.
(Theo Reatimes)