“Tuần trăng mật” Mỹ - Trung đã hết?
Mới cách đây ba tháng, Tổng thống Mỹ còn dành những lời “có cánh” cho Chủ tịch Trung Quốc
“Tuần trăng mật” ngắn ngủi giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới có vẻ như đã khép lại, theo nhận định của hãng tin Bloomberg.
Mới cách đây ba tháng, Tổng thống Mỹ Donald Trump còn dành những lời “có cánh” cho Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, khi hai nhà lãnh đạo có cuộc gặp trực tiếp đầu tiên tại khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago thuộc sở hữu của gia đình ông Trump ở Florida, Mỹ.
Vài tuần sau, chính quyền Trump “khoe” giành thắng lợi sớm trong các cuộc đàm phán với Trung Quốc, bao gồm việc Trung Quốc mở cửa thị trường cho thịt bò và các dịch vụ tài chính của Mỹ, cũng như lời hứa của Bắc Kinh sẽ giúp kiềm chế tham vọng hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên.
Nhưng giờ đây, Bắc Kinh và Washington thậm chí còn không thể nhất trí với nhau trong cách miêu tả bất đồng giữa họ.
Bloomberg cho biết, cuộc đàm phán kinh tế cấp cao Mỹ - Trung diễn ra tại Washington đã đổ vỡ ngày 19/7, thể hiện qua việc hai siêu cường không thể đưa ra được một tuyên bố chung. Trong bài phát biểu mở đầu cuộc đàm phán, Bộ trưởng Bộ Thương mại Mỹ Wilbur Ross tiếp tục chỉ trích thặng dư thương mại khổng lồ của Trung Quốc với Mỹ. Tiếp đó, hai bên hủy một cuộc họp báo chung sau đàm phán, dù họp báo đã được lên lịch trước đó.
Ông Trump đã vận động tranh cử “bằng lời hứa bảo vệ những người bị quên lãng và đặt nước Mỹ lên trên hết, nhưng nếu ông ấy không thể mang việc làm trở lại cho họ, thì điều tốt nhất là giúp họ trả đũa [Trung Quốc], và đó là những gì đang diễn ra ở đây”, ông Stephen Myrow, chuyên gia thuộc công ty nghiên cứu Beacon Policy Advisors LLC ở Washington, nhận xét.
Cuộc đàm phán ngày 19/7 là cuộc gặp đầu tiên dưới thời Trump giữa các quan chức kinh tế cấp cao nhất của hai nước - một hoạt động đã có từ năm 2008. Năm nay, cuộc gặp này được đặt tên lại là Đối thoại Kinh tế Toàn diện.
Dẫn đầu đoàn Mỹ tham gia cuộc gặp là Bộ trưởng Bộ Tài chính Steven Mnuchin và Bộ trưởng Bộ Thương mại Ross. Bên phía Trung Quốc, dẫn đầu là Phó thủ tướng Uông Dương. Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) Janet Yellen cũng tham gia cuộc đàm phán. Ngoài ra, cuộc gặp còn có sự tham dự của nhiều doanh nhân lớn như Jack Ma của Alibaba hay Stephen Schwarzman của Blackstone.
Trong cuộc gặp diễn ra vào năm 2014, hai bên đã ra một tuyên bố chung dài 6.589 từ khẳng định những lợi ích chung đối với sự thịnh vượng của mỗi nước. Tuyên bố cũng bao gồm những cao kết như Trung Quốc hứa sẽ giảm công suất dư thừa trong ngành thép. Tuy nhiên, cuộc gặp của năm nay đã không có một tuyên bố chung nào được đưa ra.
“Chính quyền Trump có thể đã có những kỳ vọng thiếu thực tế về những gì Trung Quốc sẽ làm để giải quyết tình trạng mất cân đối thương mại”, ông Shen Jianguang, chuyên gia kinh tế trưởng về khu vực châu Á của Mizuho Securities Asia tại Hồng Kông, nhận định. “Giờ là lúc bắt đầu cuộc đàm phán thực sự khó khăn”.
Những từ ngữ mà Bộ trưởng Ross dùng để miêu tả mất cân đối thương mại Mỹ - Trung trong bài phát biểu mở đầu cuộc đối thoại được đánh giá là thẳng thừng một cách bất thường. Ông Ross nói rằng dù xuất khẩu của Mỹ sang Trung Quốc đã tăng trong những năm gần đây, nhập khẩu của Mỹ từ Trung Quốc thậm chí còn tăng nhanh hơn, dẫn tới mức thâm hụt 309 tỷ USD.
“Nếu đây chỉ là sản phẩm tự nhiên của các lực lượng thị trường tự do, thì chúng tôi có thể hiểu được. Nhưng thực tế không phải vậy”, ông Ross nói khi đứng bên Phó thủ tướng Trung Quốc. “Bởi vậy, giờ là lúc cân bằng lại mối quan hệ thương mại và đầu tư giữa hai nước, theo một cách thức bình đẳng hơn, vô tư hơn, và có đi có lại hơn”.
Trong phần phát biểu mở đầu cuộc gặp của mình, ông Uông Dương gọi hợp tác là “lựa chọn thực tế” cho cả hai nước, đồng thời bày tỏ quan điểm về việc quan hệ Trung-Mỹ nên đi theo hướng nào. “Đối thoại không thể giải quyết ngay lập tức được tất cả mọi bất đồng, nhưng đối đầu sẽ ngay lập tức phá hỏng lợi ích của cả hai bên”, hãng thông tấn Tân Hoa Xã dẫn lời Phó thủ tướng Trung Quốc.
Sau đó, Bộ Tài chính Mỹ gửi đi một email đến các nhà báo nói rằng Mỹ đã hủy kế hoạch họp báo vào cuối ngày. Tiếp đó, Bộ Tài chính gửi thêm một email thông báo phía Trung Quốc cũng hủy họp báo.
Một tuyên bố của ông Mnuchin và ông Ross sau cuộc gặp nói rằng họ đã không đạt được bước tiến mới nào trong lần đối thoại này với Trung Quốc. “Các nguyên tắc về cân bằng, bình đẳng và có đi có lại trong thương mại sẽ tiếp tục định hướng lập trường của Mỹ, để chúng tôi có thể tạo cho người lao động và các công ty của Mỹ một cơ hội để cạnh tranh trên một sân chơi bình đẳng”, tuyên bố viết.
Theo ông David Loevinger, Giám đốc nghiên cứu thị trường mới nổi tại TCW Group, việc đối đầu với Trung Quốc về thương mại sẽ đem lại lợi ích chính trị tại Mỹ cho Nhà Trắng, nhưng đây không phải là một chiến lược tốt để đạt được bước tiến với các nhà lãnh đạo Trung Quốc - những người cũng phải đối mặt với áp lực chính trị trong nước.
Mới cách đây ba tháng, Tổng thống Mỹ Donald Trump còn dành những lời “có cánh” cho Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, khi hai nhà lãnh đạo có cuộc gặp trực tiếp đầu tiên tại khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago thuộc sở hữu của gia đình ông Trump ở Florida, Mỹ.
Vài tuần sau, chính quyền Trump “khoe” giành thắng lợi sớm trong các cuộc đàm phán với Trung Quốc, bao gồm việc Trung Quốc mở cửa thị trường cho thịt bò và các dịch vụ tài chính của Mỹ, cũng như lời hứa của Bắc Kinh sẽ giúp kiềm chế tham vọng hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên.
Nhưng giờ đây, Bắc Kinh và Washington thậm chí còn không thể nhất trí với nhau trong cách miêu tả bất đồng giữa họ.
Bloomberg cho biết, cuộc đàm phán kinh tế cấp cao Mỹ - Trung diễn ra tại Washington đã đổ vỡ ngày 19/7, thể hiện qua việc hai siêu cường không thể đưa ra được một tuyên bố chung. Trong bài phát biểu mở đầu cuộc đàm phán, Bộ trưởng Bộ Thương mại Mỹ Wilbur Ross tiếp tục chỉ trích thặng dư thương mại khổng lồ của Trung Quốc với Mỹ. Tiếp đó, hai bên hủy một cuộc họp báo chung sau đàm phán, dù họp báo đã được lên lịch trước đó.
Ông Trump đã vận động tranh cử “bằng lời hứa bảo vệ những người bị quên lãng và đặt nước Mỹ lên trên hết, nhưng nếu ông ấy không thể mang việc làm trở lại cho họ, thì điều tốt nhất là giúp họ trả đũa [Trung Quốc], và đó là những gì đang diễn ra ở đây”, ông Stephen Myrow, chuyên gia thuộc công ty nghiên cứu Beacon Policy Advisors LLC ở Washington, nhận xét.
Cuộc đàm phán ngày 19/7 là cuộc gặp đầu tiên dưới thời Trump giữa các quan chức kinh tế cấp cao nhất của hai nước - một hoạt động đã có từ năm 2008. Năm nay, cuộc gặp này được đặt tên lại là Đối thoại Kinh tế Toàn diện.
Dẫn đầu đoàn Mỹ tham gia cuộc gặp là Bộ trưởng Bộ Tài chính Steven Mnuchin và Bộ trưởng Bộ Thương mại Ross. Bên phía Trung Quốc, dẫn đầu là Phó thủ tướng Uông Dương. Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) Janet Yellen cũng tham gia cuộc đàm phán. Ngoài ra, cuộc gặp còn có sự tham dự của nhiều doanh nhân lớn như Jack Ma của Alibaba hay Stephen Schwarzman của Blackstone.
Trong cuộc gặp diễn ra vào năm 2014, hai bên đã ra một tuyên bố chung dài 6.589 từ khẳng định những lợi ích chung đối với sự thịnh vượng của mỗi nước. Tuyên bố cũng bao gồm những cao kết như Trung Quốc hứa sẽ giảm công suất dư thừa trong ngành thép. Tuy nhiên, cuộc gặp của năm nay đã không có một tuyên bố chung nào được đưa ra.
“Chính quyền Trump có thể đã có những kỳ vọng thiếu thực tế về những gì Trung Quốc sẽ làm để giải quyết tình trạng mất cân đối thương mại”, ông Shen Jianguang, chuyên gia kinh tế trưởng về khu vực châu Á của Mizuho Securities Asia tại Hồng Kông, nhận định. “Giờ là lúc bắt đầu cuộc đàm phán thực sự khó khăn”.
Những từ ngữ mà Bộ trưởng Ross dùng để miêu tả mất cân đối thương mại Mỹ - Trung trong bài phát biểu mở đầu cuộc đối thoại được đánh giá là thẳng thừng một cách bất thường. Ông Ross nói rằng dù xuất khẩu của Mỹ sang Trung Quốc đã tăng trong những năm gần đây, nhập khẩu của Mỹ từ Trung Quốc thậm chí còn tăng nhanh hơn, dẫn tới mức thâm hụt 309 tỷ USD.
“Nếu đây chỉ là sản phẩm tự nhiên của các lực lượng thị trường tự do, thì chúng tôi có thể hiểu được. Nhưng thực tế không phải vậy”, ông Ross nói khi đứng bên Phó thủ tướng Trung Quốc. “Bởi vậy, giờ là lúc cân bằng lại mối quan hệ thương mại và đầu tư giữa hai nước, theo một cách thức bình đẳng hơn, vô tư hơn, và có đi có lại hơn”.
Trong phần phát biểu mở đầu cuộc gặp của mình, ông Uông Dương gọi hợp tác là “lựa chọn thực tế” cho cả hai nước, đồng thời bày tỏ quan điểm về việc quan hệ Trung-Mỹ nên đi theo hướng nào. “Đối thoại không thể giải quyết ngay lập tức được tất cả mọi bất đồng, nhưng đối đầu sẽ ngay lập tức phá hỏng lợi ích của cả hai bên”, hãng thông tấn Tân Hoa Xã dẫn lời Phó thủ tướng Trung Quốc.
Sau đó, Bộ Tài chính Mỹ gửi đi một email đến các nhà báo nói rằng Mỹ đã hủy kế hoạch họp báo vào cuối ngày. Tiếp đó, Bộ Tài chính gửi thêm một email thông báo phía Trung Quốc cũng hủy họp báo.
Một tuyên bố của ông Mnuchin và ông Ross sau cuộc gặp nói rằng họ đã không đạt được bước tiến mới nào trong lần đối thoại này với Trung Quốc. “Các nguyên tắc về cân bằng, bình đẳng và có đi có lại trong thương mại sẽ tiếp tục định hướng lập trường của Mỹ, để chúng tôi có thể tạo cho người lao động và các công ty của Mỹ một cơ hội để cạnh tranh trên một sân chơi bình đẳng”, tuyên bố viết.
Theo ông David Loevinger, Giám đốc nghiên cứu thị trường mới nổi tại TCW Group, việc đối đầu với Trung Quốc về thương mại sẽ đem lại lợi ích chính trị tại Mỹ cho Nhà Trắng, nhưng đây không phải là một chiến lược tốt để đạt được bước tiến với các nhà lãnh đạo Trung Quốc - những người cũng phải đối mặt với áp lực chính trị trong nước.