“Tuyệt đối không phát hành 100 nghìn tỷ đồng mua nợ xấu”
“Tuyệt đối không dùng cách tạm thời phát hành tiền 100 nghìn tỷ đồng, thu hồi nợ xong lại rút tiền khỏi lưu thông”
Tuyệt đối không dùng cách “tạm thời phát hành tiền 100 nghìn tỷ đồng, thu hồi nợ xong lại rút tiền khỏi lưu thông”, TS. Nguyễn Xuân Thành, Giảng viên Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright, lưu ý như vậy khi nói về nguồn vốn huy động của công ty mua bán nợ xấu ngân hàng.
Ông nói:
- Một mô hình công ty mua bán nợ theo đề xuất của Ngân hàng Nhà nước là cần thiết nếu vấn đề nợ xấu trong ngân hàng đã mang tính hệ thống. Nghĩa là, vấn đề nợ xấu ở mức cao không phải chỉ xuất hiện ở một số ngân hàng, mà là vấn đề của nhiều ngân hàng. Nói cách khác, nếu tình trạng nợ xấu cao chỉ mang tính cục bộ ở một bộ phận ngân hàng nhỏ thì việc thành lập một công ty mua bán nợ như đã đề xuất là không cần thiết.
Theo tôi hiểu, nếu được thành lập, công ty xử lý nợ của Ngân hàng nhà nước này sẽ hoạt động song song với Công ty mua bán nợ (DATC) của Bộ Tài chính. Như vậy, DATC sẽ làm việc với doanh nghiệp, còn mô hình công ty xử lý nợ xấu của Ngân hàng Nhà nước sẽ làm việc với các ngân hàng.
Để xây dựng được, cần xác định rõ mô hình hoạt động của công ty đấy, thế nhưng, điều này chưa được Ngân hàng Nhà nước làm rõ. Trước hết, phải lựa chọn một trong hai mô hình - hoặc là “mua bán nợ” hoặc “nhận ủy thác”. Nhận ủy thác nghĩa là làm theo dạng nhận lại nợ rồi chuyển giao cho đối tác khác chứ không mua hẳn.
Cụ thể, công ty mua bán nợ đứng ra đại diện cho ngân hàng xử lý nợ xấu đấy, nếu không xử lý được thì trả lại cho ngân hàng. Còn mô hình mua bán là mua “đứt” khoản nợ xấu của ngân hàng rồi tự xử lý.
Quan điểm cá nhân tôi là nên làm theo mô hình thứ hai, tức là, không phải dạng ủy thác mà là mua lại nợ và xử lý. Với mô hình này, khi mua lại phải thực hiện hai vấn đề.
Thứ nhất, việc mua lại thực hiện trên cơ sở là những khoản nợ có thể xử lý được. Đối với những khoản nợ được đánh giá là không có khả năng thu hồi - phải xóa thì không mua lại. Với những khoản nợ gần như đã mất này, phải dùng vốn dự phòng rủi ro của các ngân hàng để xử lý còn công ty mua bán nợ chỉ mua những khoản nợ có khả năng thu hồi.
Thứ hai, giá mua nợ là giá đã chiết khấu, nghĩa là, khoản nợ 100 đồng thì không mua lại với giá 100 đồng. Chẳng hạn, ở Hàn Quốc, khi khủng hoảng xảy ra, công ty mua bán nợ được thành lập nhưng mức giá bình quân mua lại chỉ là 46%. Phần giảm giá còn lại ngân hàng phải chịu, đổi lại, ngân hàng chuyển giao nợ xấu sang công ty mua bán nợ.
Một điểm đáng lưu ý là cách thức xử lý nợ. Về lý thuyết có 2 cách. Cách thứ nhất, công ty mua bán nợ mua lại nợ xấu của ngân hàng và cố gắng bán rất nhanh trong một khoản thời gian ngắn với tiêu chí là xử lý nợ. Cách thứ hai là mua nợ xong rồi tái cấu trúc. Cần lựa chọn một trong hai mô hình này và làm rõ ngay từ đầu.
Về lý thuyết, cả hai cách thức đều rất ổn nhưng kinh nghiệm thế giới cho thấy những công ty xử lý nợ có tham vọng làm cả hai vai trò sẽ thất bại. Những công ty tiến hành mua và xử lý nợ xấu có xác suất thất bại nhiều hơn những công ty theo mô hình xử lý nhanh.
Bởi vì, việc thực hiện theo mô hình mua nợ - tái cấu trúc doanh nghiệp sẽ gặp trở ngại từ hạn chế về năng lực và khung pháp lý. Trong khi đó, mô hình xử lý nhanh vừa giúp ngân hàng giảm nợ xấu vừa giúp nhà nước không mất mát quá nhiều vốn từ ngân sách nhà nước.
Về số vốn của công ty này, mức độ cấp vốn cho công ty phụ thuộc vào số nợ xấu của hệ thống. Theo thống kê gần đây nhất của Ngân hàng Nhà nước, tỷ lệ nợ xấu là 4,14%, tương đương 108 nghìn tỷ đồng, như vậy công ty xử lý nợ 100 nghìn tỷ đồng là quá đủ hay nói cách khác, số vốn 100 nghìn tỷ đồng là để xử lý số nợ xấu lớn hơn con số 108 nghìn tỷ rất nhiều.
Một yêu cầu bắt buộc là tiền vốn cho công ty này phải là tiền “thật”. Theo nghĩa, tiền phải lấy từ ngân sách nhà nước, nếu ngân sách nhà nước không đủ thì phải xử lý bằng một số cách, chẳng hạn, thông qua cổ phần hóa, bán cổ phần để thu được tiền dùng được. Tuyệt đối không dùng cách “tạm thời phát hành tiền 100 nghìn tỷ đồng, thu hồi nợ xong lại rút tiền khỏi lưu thông”. Điều này cực kỳ nguy hiểm vì sẽ làm tăng cung tiền cho nền kinh tế và gây ra lạm phát.
Ông nói:
- Một mô hình công ty mua bán nợ theo đề xuất của Ngân hàng Nhà nước là cần thiết nếu vấn đề nợ xấu trong ngân hàng đã mang tính hệ thống. Nghĩa là, vấn đề nợ xấu ở mức cao không phải chỉ xuất hiện ở một số ngân hàng, mà là vấn đề của nhiều ngân hàng. Nói cách khác, nếu tình trạng nợ xấu cao chỉ mang tính cục bộ ở một bộ phận ngân hàng nhỏ thì việc thành lập một công ty mua bán nợ như đã đề xuất là không cần thiết.
Theo tôi hiểu, nếu được thành lập, công ty xử lý nợ của Ngân hàng nhà nước này sẽ hoạt động song song với Công ty mua bán nợ (DATC) của Bộ Tài chính. Như vậy, DATC sẽ làm việc với doanh nghiệp, còn mô hình công ty xử lý nợ xấu của Ngân hàng Nhà nước sẽ làm việc với các ngân hàng.
Để xây dựng được, cần xác định rõ mô hình hoạt động của công ty đấy, thế nhưng, điều này chưa được Ngân hàng Nhà nước làm rõ. Trước hết, phải lựa chọn một trong hai mô hình - hoặc là “mua bán nợ” hoặc “nhận ủy thác”. Nhận ủy thác nghĩa là làm theo dạng nhận lại nợ rồi chuyển giao cho đối tác khác chứ không mua hẳn.
Cụ thể, công ty mua bán nợ đứng ra đại diện cho ngân hàng xử lý nợ xấu đấy, nếu không xử lý được thì trả lại cho ngân hàng. Còn mô hình mua bán là mua “đứt” khoản nợ xấu của ngân hàng rồi tự xử lý.
Quan điểm cá nhân tôi là nên làm theo mô hình thứ hai, tức là, không phải dạng ủy thác mà là mua lại nợ và xử lý. Với mô hình này, khi mua lại phải thực hiện hai vấn đề.
Thứ nhất, việc mua lại thực hiện trên cơ sở là những khoản nợ có thể xử lý được. Đối với những khoản nợ được đánh giá là không có khả năng thu hồi - phải xóa thì không mua lại. Với những khoản nợ gần như đã mất này, phải dùng vốn dự phòng rủi ro của các ngân hàng để xử lý còn công ty mua bán nợ chỉ mua những khoản nợ có khả năng thu hồi.
Thứ hai, giá mua nợ là giá đã chiết khấu, nghĩa là, khoản nợ 100 đồng thì không mua lại với giá 100 đồng. Chẳng hạn, ở Hàn Quốc, khi khủng hoảng xảy ra, công ty mua bán nợ được thành lập nhưng mức giá bình quân mua lại chỉ là 46%. Phần giảm giá còn lại ngân hàng phải chịu, đổi lại, ngân hàng chuyển giao nợ xấu sang công ty mua bán nợ.
Một điểm đáng lưu ý là cách thức xử lý nợ. Về lý thuyết có 2 cách. Cách thứ nhất, công ty mua bán nợ mua lại nợ xấu của ngân hàng và cố gắng bán rất nhanh trong một khoản thời gian ngắn với tiêu chí là xử lý nợ. Cách thứ hai là mua nợ xong rồi tái cấu trúc. Cần lựa chọn một trong hai mô hình này và làm rõ ngay từ đầu.
Về lý thuyết, cả hai cách thức đều rất ổn nhưng kinh nghiệm thế giới cho thấy những công ty xử lý nợ có tham vọng làm cả hai vai trò sẽ thất bại. Những công ty tiến hành mua và xử lý nợ xấu có xác suất thất bại nhiều hơn những công ty theo mô hình xử lý nhanh.
Bởi vì, việc thực hiện theo mô hình mua nợ - tái cấu trúc doanh nghiệp sẽ gặp trở ngại từ hạn chế về năng lực và khung pháp lý. Trong khi đó, mô hình xử lý nhanh vừa giúp ngân hàng giảm nợ xấu vừa giúp nhà nước không mất mát quá nhiều vốn từ ngân sách nhà nước.
Về số vốn của công ty này, mức độ cấp vốn cho công ty phụ thuộc vào số nợ xấu của hệ thống. Theo thống kê gần đây nhất của Ngân hàng Nhà nước, tỷ lệ nợ xấu là 4,14%, tương đương 108 nghìn tỷ đồng, như vậy công ty xử lý nợ 100 nghìn tỷ đồng là quá đủ hay nói cách khác, số vốn 100 nghìn tỷ đồng là để xử lý số nợ xấu lớn hơn con số 108 nghìn tỷ rất nhiều.
Một yêu cầu bắt buộc là tiền vốn cho công ty này phải là tiền “thật”. Theo nghĩa, tiền phải lấy từ ngân sách nhà nước, nếu ngân sách nhà nước không đủ thì phải xử lý bằng một số cách, chẳng hạn, thông qua cổ phần hóa, bán cổ phần để thu được tiền dùng được. Tuyệt đối không dùng cách “tạm thời phát hành tiền 100 nghìn tỷ đồng, thu hồi nợ xong lại rút tiền khỏi lưu thông”. Điều này cực kỳ nguy hiểm vì sẽ làm tăng cung tiền cho nền kinh tế và gây ra lạm phát.