UAE - Cửa ngõ cho hàng Việt Nam
Gạo, tiêu đen, trà, cà phê, dừa, hạt điều... là những nông sản có lợi thế cạnh tranh của Việt Nam tại thị trường này
Ngày 4/9, Chủ tịch Phòng Công nghiệp và Thương mại Dubai (DCCI) Obaid Humaid Al Tayer dẫn đoàn doanh nghiệp Các tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) bao gồm 27 thành viên đến thăm và làm việc tại Việt Nam. Đoàn doanh nghiệp UAE cùng tham gia trong chuyến thăm Việt Nam của Phó chủ tịch và Thủ tướng UAE.
Theo DCCI, mục tiêu của chuyến thăm lần này của đoàn nhằm tăng cường mối quan hệ kinh tế và thương mại giữa Việt Nam và UAE ở cấp chính phủ cũng như doanh nghiệp. Đoàn doanh nghiệp UAE bao gồm những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bất động sản, xây dựng, kỹ thuật, chế biến thực phẩm, ôtô, thời trang, nữ trang, in ấn và xuất bản, giao nhận hàng hải, lữ hành du lịch, y tế, giáo dục, nông nghiệp, dầu khí và những lĩnh vực khác.
Chủ tịch Al Tayer cho biết trước chuyến đi rằng sở dĩ có chuyến thăm và làm việc ở Việt Nam vì UAE nhìn thấy những tiềm năng và cơ hội làm ăn tại đây khi Việt Nam đã bắt đầu hòa nhập với nền kinh tế thế giới.
Theo chủ tịch DCCI, UAE chú ý nhiều đến những nền kinh tế mới nổi, muốn dựa vào thương mại toàn cầu để phát triển như Việt Nam. Chuyến đi của đoàn doanh nghiệp UAE không chỉ là cuộc thăm viếng ngoại giao, tìm hiểu môi trường làm ăn tại Việt Nam, mà nó xuất phát từ một cuộc nghiên cứu của DCCI.
Cuộc nghiên cứu có tên gọi: Cơ hội kinh doanh tiềm năng ở Việt Nam dành cho UAE. Và theo DCCI, chính kết quả của cuộc nghiên cứu cùng với việc trở thành thành viên thứ 150 của Việt Nam đã thúc giục những tổng giám đốc, các nhà lãnh đạo các tập đoàn hàng đầu và các hiệp hội chuyên ngành ở UAE đến Việt Nam.
Nghiên cứu của DCCI cho thấy Việt Nam có chiến lược xâm nhập sâu rộng hơn vào thị trường EU và châu Phi và Việt Nam muốn thông qua cửa ngõ UAE để đưa hàng hóa của mình vào hai thị trường lớn này. DCCI nhận định UAE sẽ là điểm trung chuyển quan trọng đó cho hàng hóa của Việt Nam.
Lợi thế hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam nằm ở lĩnh vực thực phẩm, nông sản. Các doanh nghiệp UAE muốn đầu tư trực tiếp vào lĩnh vực chế biến hoặc thiết lập quan hệ thương mại trong lĩnh vực nông sản với doanh nghiệp Việt Nam, một mặt nhằm đáp ứng nhu cầu nội địa của UAE mặt khác để đưa hàng hóa Việt Nam vào EU và châu Phi.
Ông Đặng Ngọc Quang, đại diện Văn phòng Thương mại Việt Nam tại UAE, cho biết, ngành nông sản UAE chủ yếu chỉ đáp ứng nhu cầu một số loại trái cây và rau quả đặc trưng của khu vực như chà là, chanh xoài... Tuy nhiên, sản xuất nông sản của UAE không đủ đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước, chính vì vậy, nhiều loại nông sản phải nhập từ nước ngoài với nhiều chủng loại khác nhau của châu Âu, Lebannon, Jordan, Ấn Độ, Thái Lan và Malaysia.
Hàng Việt Nam với chất lượng cao ngày càng được thị trường UAE chấp nhận. Gạo, tiêu đen, trà, cà phê, dừa, hạt điều... là những nông sản có lợi thế cạnh tranh về chất lượng và giá cả của Việt Nam đang có chỗ đứng ở thị trường UAE.
Khoảng hơn 30% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào UAE là từ mặt hàng nông sản, tương đương với 120 triệu USD. UAE là thị trường xuất khẩu thứ 24 của Việt Nam. Xuất khẩu của Việt Nam vào UAE từ 24 triệu USD vào 2000 tăng lên 122 triệu USD vào 2005.
Nghiên cứu của DCCI còn đánh giá cao về những thay đổi trong chính sách thu hút đầu tư nước ngoài của Chính phủ Việt Nam mà theo đó sẽ tạo điều kiện cũng như dành những ưu đãi cho các nhà đầu tư nước ngoài làm ăn tại Việt Nam. Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao của Việt Nam sau Trung Quốc được DCCI quan tâm rất nhiều.
Chiến lược phát triển đất nước, hiện đại hóa, công nghiệp hóa nền kinh tế của Việt Nam cũng được DCCI cho là cơ hội của họ bởi để thực hiện được mục tiêu này Việt Nam rất cần nhiều năng lượng, nguyên liệu phục cho ngành công nghiệp nặng như kim loại, đây là lĩnh vực thuộc thế mạnh của các doanh nghiệp UAE.
UAE là liên bang của bảy tiểu vương quốc Arab gồm các nước có nguồn lợi chính thu được từ nguồn tài nguyên khổng lồ về hydrocarbon. Dân số UAE chủ yếu được hình thành từ dân nhập cư và người nước ngoài đến làm việc. Trên 80% dân số đến từ hơn 100 nước như Ấn Độ, Pakistan, vùng Viễn Đông và các nước khác.
Thị trường UAE có đặc điểm là tăng trưởng mạnh gần 10%/năm và mức tăng trưởng thấp là 7%, thu nhập bình quân đầu người năm 2005 trên 22.600 USD, chính sách nhất quán. Nguyên tắc tự do và tình trạng chính trị ổn định là những điểm chính góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế ngày nay của UAE.
UAE là nền kinh tế thị trường tự do về lao động và hàng hóa. Chính sách thương mại tự do gồm quyền lợi thuế quan thấp, các tiêu chuẩn không hạn chế... Công nghiệp của UAE phát triển chủ yếu tập trung vào các ngành xây dựng, nông nghiệp và dệt may bên cạnh những lĩnh vực thế mạnh của UAE là dịch vụ, tài chính và du lịch.
UAE là một quốc gia năng động nhất trong hoạt động thương mại, đang tiến dần đến vị trí hàng đầu về diễn đàn khu vực thương mại, vận tải, dịch vụ cho toàn bộ khu vực Trung Đông. Mục tiêu phát triển của UAE là thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu kinh tế bao gồm khu vực tự do để trở thành kho ngoại quan của khu vực, nơi mà tất cả các loại hàng hóa sẽ được nhập khẩu, lưu kho và tài xuất khẩu sang các thị trường trong khu vực Trung Đông.
Nhờ có số lượng lớn các khu vực tự do hiện hữu, các cơ sở hạ tầng phù hợp, các cơ quan chính quyền hữu hiệu, các dịch vụ chất lượng cao, và mức thuế thấp mà người ta có thể tìm thấy ở UAE bất kỳ thứ gì họ muốn với số lượng ít cho đến nhiều và chất lượng thấp đến cao nhất.
80% hàng nhập khẩu vào UAE đều được tái xuất sang những nước khác và những công ty làm việc tại UAE được xem như làm việc ở hầu hết các thị trường của khu vực Trung Đông. Hầu hết những ngân hàng lớn nhất thế giới đều có mặt tại quốc gia này.
Theo DCCI, mục tiêu của chuyến thăm lần này của đoàn nhằm tăng cường mối quan hệ kinh tế và thương mại giữa Việt Nam và UAE ở cấp chính phủ cũng như doanh nghiệp. Đoàn doanh nghiệp UAE bao gồm những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bất động sản, xây dựng, kỹ thuật, chế biến thực phẩm, ôtô, thời trang, nữ trang, in ấn và xuất bản, giao nhận hàng hải, lữ hành du lịch, y tế, giáo dục, nông nghiệp, dầu khí và những lĩnh vực khác.
Chủ tịch Al Tayer cho biết trước chuyến đi rằng sở dĩ có chuyến thăm và làm việc ở Việt Nam vì UAE nhìn thấy những tiềm năng và cơ hội làm ăn tại đây khi Việt Nam đã bắt đầu hòa nhập với nền kinh tế thế giới.
Theo chủ tịch DCCI, UAE chú ý nhiều đến những nền kinh tế mới nổi, muốn dựa vào thương mại toàn cầu để phát triển như Việt Nam. Chuyến đi của đoàn doanh nghiệp UAE không chỉ là cuộc thăm viếng ngoại giao, tìm hiểu môi trường làm ăn tại Việt Nam, mà nó xuất phát từ một cuộc nghiên cứu của DCCI.
Cuộc nghiên cứu có tên gọi: Cơ hội kinh doanh tiềm năng ở Việt Nam dành cho UAE. Và theo DCCI, chính kết quả của cuộc nghiên cứu cùng với việc trở thành thành viên thứ 150 của Việt Nam đã thúc giục những tổng giám đốc, các nhà lãnh đạo các tập đoàn hàng đầu và các hiệp hội chuyên ngành ở UAE đến Việt Nam.
Nghiên cứu của DCCI cho thấy Việt Nam có chiến lược xâm nhập sâu rộng hơn vào thị trường EU và châu Phi và Việt Nam muốn thông qua cửa ngõ UAE để đưa hàng hóa của mình vào hai thị trường lớn này. DCCI nhận định UAE sẽ là điểm trung chuyển quan trọng đó cho hàng hóa của Việt Nam.
Lợi thế hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam nằm ở lĩnh vực thực phẩm, nông sản. Các doanh nghiệp UAE muốn đầu tư trực tiếp vào lĩnh vực chế biến hoặc thiết lập quan hệ thương mại trong lĩnh vực nông sản với doanh nghiệp Việt Nam, một mặt nhằm đáp ứng nhu cầu nội địa của UAE mặt khác để đưa hàng hóa Việt Nam vào EU và châu Phi.
Ông Đặng Ngọc Quang, đại diện Văn phòng Thương mại Việt Nam tại UAE, cho biết, ngành nông sản UAE chủ yếu chỉ đáp ứng nhu cầu một số loại trái cây và rau quả đặc trưng của khu vực như chà là, chanh xoài... Tuy nhiên, sản xuất nông sản của UAE không đủ đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước, chính vì vậy, nhiều loại nông sản phải nhập từ nước ngoài với nhiều chủng loại khác nhau của châu Âu, Lebannon, Jordan, Ấn Độ, Thái Lan và Malaysia.
Hàng Việt Nam với chất lượng cao ngày càng được thị trường UAE chấp nhận. Gạo, tiêu đen, trà, cà phê, dừa, hạt điều... là những nông sản có lợi thế cạnh tranh về chất lượng và giá cả của Việt Nam đang có chỗ đứng ở thị trường UAE.
Khoảng hơn 30% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào UAE là từ mặt hàng nông sản, tương đương với 120 triệu USD. UAE là thị trường xuất khẩu thứ 24 của Việt Nam. Xuất khẩu của Việt Nam vào UAE từ 24 triệu USD vào 2000 tăng lên 122 triệu USD vào 2005.
Nghiên cứu của DCCI còn đánh giá cao về những thay đổi trong chính sách thu hút đầu tư nước ngoài của Chính phủ Việt Nam mà theo đó sẽ tạo điều kiện cũng như dành những ưu đãi cho các nhà đầu tư nước ngoài làm ăn tại Việt Nam. Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao của Việt Nam sau Trung Quốc được DCCI quan tâm rất nhiều.
Chiến lược phát triển đất nước, hiện đại hóa, công nghiệp hóa nền kinh tế của Việt Nam cũng được DCCI cho là cơ hội của họ bởi để thực hiện được mục tiêu này Việt Nam rất cần nhiều năng lượng, nguyên liệu phục cho ngành công nghiệp nặng như kim loại, đây là lĩnh vực thuộc thế mạnh của các doanh nghiệp UAE.
UAE là liên bang của bảy tiểu vương quốc Arab gồm các nước có nguồn lợi chính thu được từ nguồn tài nguyên khổng lồ về hydrocarbon. Dân số UAE chủ yếu được hình thành từ dân nhập cư và người nước ngoài đến làm việc. Trên 80% dân số đến từ hơn 100 nước như Ấn Độ, Pakistan, vùng Viễn Đông và các nước khác.
Thị trường UAE có đặc điểm là tăng trưởng mạnh gần 10%/năm và mức tăng trưởng thấp là 7%, thu nhập bình quân đầu người năm 2005 trên 22.600 USD, chính sách nhất quán. Nguyên tắc tự do và tình trạng chính trị ổn định là những điểm chính góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế ngày nay của UAE.
UAE là nền kinh tế thị trường tự do về lao động và hàng hóa. Chính sách thương mại tự do gồm quyền lợi thuế quan thấp, các tiêu chuẩn không hạn chế... Công nghiệp của UAE phát triển chủ yếu tập trung vào các ngành xây dựng, nông nghiệp và dệt may bên cạnh những lĩnh vực thế mạnh của UAE là dịch vụ, tài chính và du lịch.
UAE là một quốc gia năng động nhất trong hoạt động thương mại, đang tiến dần đến vị trí hàng đầu về diễn đàn khu vực thương mại, vận tải, dịch vụ cho toàn bộ khu vực Trung Đông. Mục tiêu phát triển của UAE là thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu kinh tế bao gồm khu vực tự do để trở thành kho ngoại quan của khu vực, nơi mà tất cả các loại hàng hóa sẽ được nhập khẩu, lưu kho và tài xuất khẩu sang các thị trường trong khu vực Trung Đông.
Nhờ có số lượng lớn các khu vực tự do hiện hữu, các cơ sở hạ tầng phù hợp, các cơ quan chính quyền hữu hiệu, các dịch vụ chất lượng cao, và mức thuế thấp mà người ta có thể tìm thấy ở UAE bất kỳ thứ gì họ muốn với số lượng ít cho đến nhiều và chất lượng thấp đến cao nhất.
80% hàng nhập khẩu vào UAE đều được tái xuất sang những nước khác và những công ty làm việc tại UAE được xem như làm việc ở hầu hết các thị trường của khu vực Trung Đông. Hầu hết những ngân hàng lớn nhất thế giới đều có mặt tại quốc gia này.