Uber đang đối mặt hàng loạt thách thức
Bị dừng dịch vụ ở Philippines là trở ngại mới nhất đối với Uber, công ty có tiếng là bất chấp quy chế giám sát ở khắp nơi trên thế giới
Dịch vụ gọi xe Uber đã bị ngừng ở Philippines khi công ty này tiếp tục mâu thuẫn với cơ quan chức năng. Đây chỉ là một trong hàng loạt những thách thức mà công ty khởi nghiệp (startup) đình đám này phải đối mặt.
Theo hãng tin CNN, hôm thứ Hai tuần này, nhà chức trách Philippines đã yêu cầu Uber dừng hoạt động trong vòng 1 tháng. Lúc đầu, Uber tuân thủ yêu cầu mà cơ quan chức năng đưa ra và dừng dịch vụ vào sáng sớm ngày thứ Ba.
Tuy nhiên, chỉ vài giờ sau, Uber lại “lên sóng” sau khi nộp đơn kháng cáo lên Ủy ban Nhượng quyền và giám sát giao thông đường bộ Philippines.
Mặc dù vậy, cuộc trở lại diễn ra khá ngắn ngủi. Ủy ban trên đã bác bỏ đơn kháng cáo của Uber vào cuối ngày thứ Ba, buộc công ty một lần nữa phải dừng dịch vụ.
“Chúng tôi hy vọng sẽ sớm giải quyết được vấn đề này”, Uber nói trong một tuyên bố.
Bị dừng dịch vụ ở Philippines là trở ngại mới nhất đối với Uber, công ty có tiếng là bất chấp quy chế giám sát ở khắp nơi trên thế giới. Trong năm qua, Uber đã gặp vô số thách thức, trong dó đỉnh cao là vụ từ chức của Giám đốc điều hành (CEO) kiêm người đồng sáng lập Travis Kalanick hồi tháng 6.
Việc dịch vụ Uber bị ngừng ở Philippines đã dẫn tới một làn sóng phản ứng giận dữ trên mạng xã hội nước này. Nhiều người Philippines cho rằng Uber tốt hơn các lựa chọn giao thông khác ở Manila, thành phố thủ đô mở rộng của Philippines.
“Trong suốt buổi sáng, hàng chục nghìn hành khách đã bị mắc kẹt, dẫn tới sự bất tiện không cần thiết, trong khi các tài xế không thể tiếp cận được với cơ hội thu nhập mà họ phụ thuộc vào”, Uber nói trong một tuyên bố.
Cơ quan quản lý giao thông đường bộ của Philippines đáp trả rằng Uber nên cung cấp hỗ trợ tài chính cho các tài xế như một hành động “thiện chí”. Cơ quan này cũng đổ lỗi cho “hành động cạnh tranh bất chính” của Uber là nguyên nhân gây ra vấn đề.
Uber gặp rắc rối ở Philippines do vẫn tiếp tục tuyển tài xế mới bất chấp nhà chức trách yêu cầu công ty dừng hoạt động này lại từ mùa hè năm ngoái để rà soát lại quy chế.
Tháng trước, cả Uber và đối thủ Grab đều bị cơ quan chức năng Philippines phạt và yêu cầu dừng nhận và kích hoạt tài xế mới. Nhà chức trách cho biết Grab tôn trọng yêu cầu này, trong khi Uber tiếp tục phớt lờ, dẫn tới việc công ty bị dừng dịch vụ.
Uber hiện đang hoạt động mà không có cả CEO, Giám đốc tài chính (CFO), Giám đốc hoạt động (COO) và cả Giám đốc marketing (CMO). Công ty hiện đang cố gắng tìm kiếm một CEO mới cs thể định hướng chiến lược toàn cầu của công ty, nhưng cuộc tìm kiếm này trở nên khó khăn bởi các nhà đầu tư của Uber đang tranh cãi gay gắt quanh việc có nên buộc Kalanick phải rời ghế trong Hội đồng Quản trị.
Bên cạnh đó, Uber tiếp tục gánh những khoản thua lỗ “khủng”. Công ty đã lỗ 2,8 tỷ USD trong năm 2016 và lỗ thêm 708 triệu USD trong 3 tháng đầu năm nay.
Tháng trước, Uber dừng hoạt động tại Macau và sáp nhập với đối thủ Yandex tại thị trường Nga. Cách đây 1 năm, Uber bán lại hoạt động ở Trung Quốc cho đối thủ Didi Chuxing sau khi lỗ 1 tỷ USD chỉ sau một năm hoạt động tại thị trường này.
Ở Mỹ, Uber đang vấp phải sự cạnh tranh quyết liệt của Lyft, còn ở Đông Nam Á, Grab hiện là đối thủ đáng gờm ở Uber.
Uber vẫn đang là startup giá trị nhất thế giới, với mức định giá hiện được cho vào khoảng 70 tỷ USD, dù có một số ý kiến cho rằng mức định giá như vậy là quá cao đối với Uber.
Theo hãng tin CNN, hôm thứ Hai tuần này, nhà chức trách Philippines đã yêu cầu Uber dừng hoạt động trong vòng 1 tháng. Lúc đầu, Uber tuân thủ yêu cầu mà cơ quan chức năng đưa ra và dừng dịch vụ vào sáng sớm ngày thứ Ba.
Tuy nhiên, chỉ vài giờ sau, Uber lại “lên sóng” sau khi nộp đơn kháng cáo lên Ủy ban Nhượng quyền và giám sát giao thông đường bộ Philippines.
Mặc dù vậy, cuộc trở lại diễn ra khá ngắn ngủi. Ủy ban trên đã bác bỏ đơn kháng cáo của Uber vào cuối ngày thứ Ba, buộc công ty một lần nữa phải dừng dịch vụ.
“Chúng tôi hy vọng sẽ sớm giải quyết được vấn đề này”, Uber nói trong một tuyên bố.
Bị dừng dịch vụ ở Philippines là trở ngại mới nhất đối với Uber, công ty có tiếng là bất chấp quy chế giám sát ở khắp nơi trên thế giới. Trong năm qua, Uber đã gặp vô số thách thức, trong dó đỉnh cao là vụ từ chức của Giám đốc điều hành (CEO) kiêm người đồng sáng lập Travis Kalanick hồi tháng 6.
Việc dịch vụ Uber bị ngừng ở Philippines đã dẫn tới một làn sóng phản ứng giận dữ trên mạng xã hội nước này. Nhiều người Philippines cho rằng Uber tốt hơn các lựa chọn giao thông khác ở Manila, thành phố thủ đô mở rộng của Philippines.
“Trong suốt buổi sáng, hàng chục nghìn hành khách đã bị mắc kẹt, dẫn tới sự bất tiện không cần thiết, trong khi các tài xế không thể tiếp cận được với cơ hội thu nhập mà họ phụ thuộc vào”, Uber nói trong một tuyên bố.
Cơ quan quản lý giao thông đường bộ của Philippines đáp trả rằng Uber nên cung cấp hỗ trợ tài chính cho các tài xế như một hành động “thiện chí”. Cơ quan này cũng đổ lỗi cho “hành động cạnh tranh bất chính” của Uber là nguyên nhân gây ra vấn đề.
Uber gặp rắc rối ở Philippines do vẫn tiếp tục tuyển tài xế mới bất chấp nhà chức trách yêu cầu công ty dừng hoạt động này lại từ mùa hè năm ngoái để rà soát lại quy chế.
Tháng trước, cả Uber và đối thủ Grab đều bị cơ quan chức năng Philippines phạt và yêu cầu dừng nhận và kích hoạt tài xế mới. Nhà chức trách cho biết Grab tôn trọng yêu cầu này, trong khi Uber tiếp tục phớt lờ, dẫn tới việc công ty bị dừng dịch vụ.
Uber hiện đang hoạt động mà không có cả CEO, Giám đốc tài chính (CFO), Giám đốc hoạt động (COO) và cả Giám đốc marketing (CMO). Công ty hiện đang cố gắng tìm kiếm một CEO mới cs thể định hướng chiến lược toàn cầu của công ty, nhưng cuộc tìm kiếm này trở nên khó khăn bởi các nhà đầu tư của Uber đang tranh cãi gay gắt quanh việc có nên buộc Kalanick phải rời ghế trong Hội đồng Quản trị.
Bên cạnh đó, Uber tiếp tục gánh những khoản thua lỗ “khủng”. Công ty đã lỗ 2,8 tỷ USD trong năm 2016 và lỗ thêm 708 triệu USD trong 3 tháng đầu năm nay.
Tháng trước, Uber dừng hoạt động tại Macau và sáp nhập với đối thủ Yandex tại thị trường Nga. Cách đây 1 năm, Uber bán lại hoạt động ở Trung Quốc cho đối thủ Didi Chuxing sau khi lỗ 1 tỷ USD chỉ sau một năm hoạt động tại thị trường này.
Ở Mỹ, Uber đang vấp phải sự cạnh tranh quyết liệt của Lyft, còn ở Đông Nam Á, Grab hiện là đối thủ đáng gờm ở Uber.
Uber vẫn đang là startup giá trị nhất thế giới, với mức định giá hiện được cho vào khoảng 70 tỷ USD, dù có một số ý kiến cho rằng mức định giá như vậy là quá cao đối với Uber.