Về kế hoạch tăng vốn của Vietcombank: “Kể cả ý tưởng cũng đã là vi phạm”
Những thông tin về kế hoạch tăng vốn của Vietcombank vẫn tiếp tục nhận được nhiều ý kiến tranh luận
Những thông tin về kế hoạch tăng vốn của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) vẫn tiếp tục nhận được nhiều ý kiến tranh luận.
Để có thêm một góc nhìn cho vấn đề này, VnEconomy đã có cuộc trao đổi với ông Mạc Quang Huy, chuyên gia tài chính độc lập.
Trái luật và bất công
Ông có thể phân tích ý nghĩa của kế hoạch Vietcombank phát hành thêm 9,28% với giá ưu đãi cho các nhà đầu tư thiểu số?
Theo nghị quyết đại hội đồng cổ đông của Vietcombank thì Vietcombank có kế hoạch tăng vốn 9,28%, từ 12.100 tỷ VND lên 13.222 tỷ VND. Tuy nhiên nghị quyết không nêu ra cách thức phát hành.
Theo các thông tin trên báo chí thì Vietcombank sẽ phát hành ưu đãi cho cổ đông thiểu số với giá 10.000 VND theo tỷ lệ 1/1. Ngoài ra, sau đợt phát hành ưu đãi này thì Vietcombank cũng mong muốn được chia cổ phiếu ưu đãi với tỷ lệ 1/1 cho nhà đầu tư thiểu số từ phần thặng dư vốn mà Nhà nước đang quản lý. Các kế hoạch này cần có sự phê duyệt của các cơ quan chức năng nên hiện nay theo tôi hiểu mới hoàn toàn mang tính chất ý tưởng.
Tuy nhiên, có thể thấy bản chất của kế hoạch phát hành ưu đãi là việc chuyển tài sản từ túi tiền của Nhà nước sang túi tiền của các cổ đông thiểu số. Nếu phương án phát hành ưu đãi được thông qua thì giá IPO sẽ giảm xuống khoảng 59.000 VND và sở hữu của Nhà nước còn khoảng 83%. Nhà nước sẽ chuyển sang cho cổ đông thiểu số khoảng 2.797 tỷ VND.
Nếu cả hai phương án phát hành ưu đãi và cổ phiếu thưởng được thông qua thì giá IPO chỉ còn 29.000 VND. Lúc đó sở hữu của Nhà nước giảm còn 71%. Nhà nước sẽ chuyển sang cho cổ đông thiểu số khoảng 9.418 tỷ VND.
Quan điểm của ông về cách thức tiến hành tăng vốn của Vietcombank?
Tôi nghĩ kế hoạch đưa ra kể cả chỉ là ý tưởng thì cũng đã vi phạm Luật Doanh nghiệp, quy định sự bình đẳng về quyền lợi cũng như nghĩa vụ của các cổ đông trong một doanh nghiệp cổ phần. Kế hoạch tăng vốn của Vietcombank sẽ làm cho giá trị cổ phiếu Vietcombank do Nhà nước nắm giữ sẽ thấp hơn nhiều so với giá trị cổ phiếu Vietcombank do các cổ đông ngoài Nhà nước nắm giữ.
Cụ thể, giả sử giá cổ phiếu Vietcombank hiện tại trên thị trường là 40.000 VND, thì với kế hoạch phát hành ưu đãi được thông qua thì giá trị cổ phiếu Vietcombank do Nhà nước nắm giữ sẽ sụt xuống 37.500 VND, trong khi đó giá cổ phiếu Vietcombank do nhà đầu tư thiểu số nắm giữ sẽ tăng lên 75.000 VND.
Nếu cả hai phương án phát hành ưu đãi và cổ phiếu thưởng được thông qua thì giá cổ phiếu Vietcombank do Nhà nước nắm giữ sẽ giảm xuống 32.000 VND và giá cổ phiếu Vietcombank do nhà đầu tư thiểu số nắm giữ sẽ tăng lên 118.000 VND, tức là nhà đầu tư tham gia IPO bắt đầu có lãi.
Tôi cho rằng cả hai kế hoạch tăng vốn của Vietcombank đều được đưa ra một cách khá mơ hồ nhằm điều chỉnh mức giá IPO về mức giá thị trường hiện tại nhằm giúp các nhà đầu tư giảm lỗ hoặc thậm chí hòa vốn. Đây là một bất hợp lý không thể chấp nhận trong một doanh nghiệp đã cổ phần hóa như Vietcombank.
Ngoài việc trái luật như nêu trên, các kế hoạch tăng vốn này sẽ tạo ra nhiều sự bất công trên thị trường vốn như:
- Sự bất công với các nhà đầu tư tham gia các IPO khác như PVI, Bảo Việt, Habeco, Sabeco... Tất cả các nhà đầu tư này đều bị thua lỗ nhưng họ không có được sự hỗ trợ như đối với Vietcombank.
- Sự bất công đối với các cổ đông tham gia IPO nhưng đã bán cổ phiếu đi rồi và chấp nhận mức lỗ 70%. Trong khi đó các nhà đầu tư mới mua vào sẽ có lãi lớn.
- Sự bất công đối với các nhà đầu tư không tham gia IPO Vietcombank. Họ là những người biết phân tích và biết kìm chế lòng tham để không tham gia mua cổ phiếu giá khởi điểm 100.000 VND. Nếu kế hoạch cứu trợ này được biết trước thì với mức giá IPO điều chỉnh 29.000 VND tại cuối năm 2007 là rất hấp dẫn và nhiều nhà đầu tư đã có thể tham gia.
- Sự bất công đối với tất cả các nhà đầu tư nói chung trên thị trường đều thua lỗ nặng khi VN-Index giảm từ 1.170 điểm xuống 300 điểm.
Hơn nữa, kế hoạch này nếu được thông qua sẽ đưa ra một thông điệp của Chính phủ đối với thị trường là Chính phủ sẽ đứng ra cứu các nhà đầu tư khi tham gia IPO các doanh nghiệp Nhà nước. Việc này sẽ tạo ra một hệ lụy hết sức nghiêm trọng và phá vỡ các nguyên tắc cơ bản của thị trường vốn, đó là tính tự chịu trách nhiệm trong đầu tư. Nếu chúng ta vẫn còn nặng lối suy nghĩ bao cấp thì e rằng thị trường chứng khoán sẽ không thể phát triển một cách bền vững và chuyên nghiệp được.
Tôi nghĩ tiền ngân sách Nhà nước nên được sử dụng vào đúng mục đích của nó.
Nên sớm có đối tác chiến lược
Quan điểm của ông về vai trò và cách hành xử của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) trong vấn đề này?
Mặc dù SCIC được giao chức năng quyền hạn đại diện quản lý vốn của Nhà nước tại Vietcombank, nhưng đến thời điểm hiện tại, tôi chưa được biết SCIC có phản ứng đáng kể nào để bảo vệ quyền lợi của Nhà nước, ngoại trừ việc đồng ý để Vietcombank trình kế hoạch lên cơ quan chức năng.
Trong trường hợp này, khung pháp lý đã rất rõ ràng, tôi không hiểu tại sao chúng ta lại phải nghĩ ra một tiền lệ mới trái luật và đẩy quả bóng lên cho Chính phủ?
Nhưng nhà đầu tư nhỏ đã thua lỗ quá nhiều, một số quan điểm cho rằng đây là cơ hội để Nhà nước "bù đắp" lại những mất mát của cổ đông thiểu số...?
Tôi đồng ý với các ý kiến là Vietcombank được định giá quá cao khi tiến hành IPO và đặc biệt quy định về Nhà nước thu hồi phần lớn thặng dư thu được từ IPO càng làm cho giá IPO quá cao.
Tuy nhiên, tất cả những vấn đề này đã được biết trước rõ ràng và đó là các thông tin đầu vào trong quyết định tham gia IPO của nhà đầu tư. Do đó tôi cho rằng mức giá thành công của phiên đấu giá Vietcombank hoàn toàn thể hiện quan hệ cung cầu thị trường tại thời điểm đó.
IPO Vietcombank là một sự kiện lớn thu hút sự quan tâm của toàn xã hội, và được giới chuyên môn đánh giá rất kỹ cũng như giới truyền thông đưa tin dày đặc. Trước thời điểm IPO, rất nhiều nhà chuyên môn và bản thân tôi cũng đã lên tiếng cảnh báo về vấn đề định giá cao. Do đó các nhà đầu tư sẽ tự chịu trách nhiệm về kết quả đầu tư của mình.
Tôi nghĩ rằng nếu như các nhà đầu tư tỉnh táo không tham gia do giá khởi điểm quá cao thì có lẽ Vietcombank đã phải tổ chức lại IPO với mức giá hợp lý hơn và thị trường đã có bước phát triển tốt hơn. Trong thực tế chúng ta phải đợi đến tận IPO của VietInbank thì vấn đề định giá mới được cải thiện.
Công bằng mà nói, sự sụt giảm cổ phiếu Vietcombank trong bối cảnh khủng hoảng chung của thị trường cũng là điều bình thường. Tôi không nghĩ các nhà đầu tư bất bình gì trong chuyện này và tôi cũng không cho rằng Ban điều hành Vietcombank chịu sức ép nào phải đứng ra cứu các nhà đầu tư. Khi đưa ra và bảo vệ thành công giá khởi điểm quá cao 100.000 VND, tôi nghĩ Vietcombank cũng có mục tiêu nhất định và tôi không nghĩ mục tiêu này dễ dàng thay đổi. Cũng chính vì thế, tôi khá ngạc nhiên khi kế hoạch này được đưa ra.
Tôi nghĩ điều cần làm của Ban điều hành của Vietcombank không phải là xin tiền Nhà nước cứu nhà đầu tư mà cần đáp ứng đúng cam kết thời hạn niêm yết nhằm tăng tính thanh khoản cho cổ phiếu. Hơn nữa, việc tăng cường minh bạch hóa thông tin, nâng cao hiệu quả hoạt động để gia tăng giá trị cổ phiếu một cách bền vững có lẽ là điều các nhà đầu tư mong đợi hơn từ phía Ban điều hành.
Một số ý kiến cũng cho rằng kế hoạch này là cần thiết để "cứu" các nhân viên Vietcombank, nhằm giúp họ gắn kết với Vietcombank...?
Tôi cũng hoàn toàn chia sẻ sự cảm thông đối với các nhân viên của Vietcombank thua lỗ từ việc mua giá ưu đãi.
Tuy nhiên, họ cũng là các nhà đầu tư thông thường và phải tự chịu kết quả đầu tư. Rõ ràng là các nhân viên có quyền mà không có nghĩa vụ phải mua cổ phiếu Vietcombank. Hơn nữa, họ còn được mua với mức giá ưu đãi chiết khấu 40% so với các nhà đầu tư khác. Do đó tôi nghĩ cũng không có lý do gì mà Nhà nước phải cứu các nhà đầu tư trong trường hợp này.
Nhiều nhà đầu tư cũng cho rằng nếu không giảm giá IPO thì sẽ khó bán cho nhà đầu tư chiến lược?
Tôi cho rằng quá trình cổ phần hóa Vietcombank đã kết thúc từ tháng 12/2007 và Vietcombank hiện là một doanh nghiệp cổ phần. Do đó Vietcombank hoàn toàn có thể thương lượng bán cổ phần tăng vốn cho nhà đầu tư chiến lược theo mức giá hiện hành. Mức giá IPO cách đây 18 tháng không còn ý nghĩa kinh tế.
Tôi nghĩ Vietcombank nên sớm hoàn thành việc tìm đối tác chiến lược nhằm giúp giảm tỷ lệ nắm giữ của Nhà nước, qua đó nâng cao năng lực hoạt động và tăng cường tính hấp dẫn của cổ phiếu Vietcombank. Việc sớm tìm được đối tác chiến lược như cam kết ban đầu cũng là cách tốt nhất để bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư thiểu số.
Cá nhân ông đánh giá thế nào về khả năng thông qua kế hoạch tăng vốn này?
Như trình bày quan điểm ở trên, tôi sẽ rất ngạc nhiên khi kế hoạch tăng vốn này được thông qua. Đây sẽ là một tiền lệ hết sức nguy hiểm và đẩy lùi những nỗ lực xây dựng một thị trường vốn chuyên nghiệp theo đúng luật chơi mà chúng ta đã đặt ra. Sự thiệt hại về niềm tin vào thị trường vốn có thể lớn hơn rất nhiều so với vài ngàn tỷ mà Nhà nước có thể bỏ ra để cứu nhà đầu tư trong trường hợp này.
Giá cổ phiếu Vietcombank có thể tăng mạnh trên thị trường OTC nếu kế hoạch tăng vốn được thông qua. Tuy nhiên tôi nghi ngờ tính khả thi của các kế hoạch này, vì vậy các nhà đầu tư đặc biệt thận trọng và không nên đầu cơ bằng mọi giá.
Đối với các nhà đầu tư, tôi tin rằng cổ phiếu Vietcombank là một cổ phiếu rất tốt cho đầu tư dài hạn. Đây sẽ là một cổ phiếu đầu ngành, có tiềm năng lớn. Vietcombank có một thương hiệu tốt, kinh doanh hiệu quả, một đội ngũ Ban điều hành và nhân viên có chất lượng cao. Cùng với sự phục hồi của nền kinh tế và việc niêm yết cổ phiếu Vietcombank, chắc chắn giá cổ phiếu Vietcombank sẽ từng bước hồi phục.
Để có thêm một góc nhìn cho vấn đề này, VnEconomy đã có cuộc trao đổi với ông Mạc Quang Huy, chuyên gia tài chính độc lập.
Trái luật và bất công
Ông có thể phân tích ý nghĩa của kế hoạch Vietcombank phát hành thêm 9,28% với giá ưu đãi cho các nhà đầu tư thiểu số?
Theo nghị quyết đại hội đồng cổ đông của Vietcombank thì Vietcombank có kế hoạch tăng vốn 9,28%, từ 12.100 tỷ VND lên 13.222 tỷ VND. Tuy nhiên nghị quyết không nêu ra cách thức phát hành.
Theo các thông tin trên báo chí thì Vietcombank sẽ phát hành ưu đãi cho cổ đông thiểu số với giá 10.000 VND theo tỷ lệ 1/1. Ngoài ra, sau đợt phát hành ưu đãi này thì Vietcombank cũng mong muốn được chia cổ phiếu ưu đãi với tỷ lệ 1/1 cho nhà đầu tư thiểu số từ phần thặng dư vốn mà Nhà nước đang quản lý. Các kế hoạch này cần có sự phê duyệt của các cơ quan chức năng nên hiện nay theo tôi hiểu mới hoàn toàn mang tính chất ý tưởng.
Tuy nhiên, có thể thấy bản chất của kế hoạch phát hành ưu đãi là việc chuyển tài sản từ túi tiền của Nhà nước sang túi tiền của các cổ đông thiểu số. Nếu phương án phát hành ưu đãi được thông qua thì giá IPO sẽ giảm xuống khoảng 59.000 VND và sở hữu của Nhà nước còn khoảng 83%. Nhà nước sẽ chuyển sang cho cổ đông thiểu số khoảng 2.797 tỷ VND.
Nếu cả hai phương án phát hành ưu đãi và cổ phiếu thưởng được thông qua thì giá IPO chỉ còn 29.000 VND. Lúc đó sở hữu của Nhà nước giảm còn 71%. Nhà nước sẽ chuyển sang cho cổ đông thiểu số khoảng 9.418 tỷ VND.
Quan điểm của ông về cách thức tiến hành tăng vốn của Vietcombank?
Tôi nghĩ kế hoạch đưa ra kể cả chỉ là ý tưởng thì cũng đã vi phạm Luật Doanh nghiệp, quy định sự bình đẳng về quyền lợi cũng như nghĩa vụ của các cổ đông trong một doanh nghiệp cổ phần. Kế hoạch tăng vốn của Vietcombank sẽ làm cho giá trị cổ phiếu Vietcombank do Nhà nước nắm giữ sẽ thấp hơn nhiều so với giá trị cổ phiếu Vietcombank do các cổ đông ngoài Nhà nước nắm giữ.
Cụ thể, giả sử giá cổ phiếu Vietcombank hiện tại trên thị trường là 40.000 VND, thì với kế hoạch phát hành ưu đãi được thông qua thì giá trị cổ phiếu Vietcombank do Nhà nước nắm giữ sẽ sụt xuống 37.500 VND, trong khi đó giá cổ phiếu Vietcombank do nhà đầu tư thiểu số nắm giữ sẽ tăng lên 75.000 VND.
Nếu cả hai phương án phát hành ưu đãi và cổ phiếu thưởng được thông qua thì giá cổ phiếu Vietcombank do Nhà nước nắm giữ sẽ giảm xuống 32.000 VND và giá cổ phiếu Vietcombank do nhà đầu tư thiểu số nắm giữ sẽ tăng lên 118.000 VND, tức là nhà đầu tư tham gia IPO bắt đầu có lãi.
Tôi cho rằng cả hai kế hoạch tăng vốn của Vietcombank đều được đưa ra một cách khá mơ hồ nhằm điều chỉnh mức giá IPO về mức giá thị trường hiện tại nhằm giúp các nhà đầu tư giảm lỗ hoặc thậm chí hòa vốn. Đây là một bất hợp lý không thể chấp nhận trong một doanh nghiệp đã cổ phần hóa như Vietcombank.
Ngoài việc trái luật như nêu trên, các kế hoạch tăng vốn này sẽ tạo ra nhiều sự bất công trên thị trường vốn như:
- Sự bất công với các nhà đầu tư tham gia các IPO khác như PVI, Bảo Việt, Habeco, Sabeco... Tất cả các nhà đầu tư này đều bị thua lỗ nhưng họ không có được sự hỗ trợ như đối với Vietcombank.
- Sự bất công đối với các cổ đông tham gia IPO nhưng đã bán cổ phiếu đi rồi và chấp nhận mức lỗ 70%. Trong khi đó các nhà đầu tư mới mua vào sẽ có lãi lớn.
- Sự bất công đối với các nhà đầu tư không tham gia IPO Vietcombank. Họ là những người biết phân tích và biết kìm chế lòng tham để không tham gia mua cổ phiếu giá khởi điểm 100.000 VND. Nếu kế hoạch cứu trợ này được biết trước thì với mức giá IPO điều chỉnh 29.000 VND tại cuối năm 2007 là rất hấp dẫn và nhiều nhà đầu tư đã có thể tham gia.
- Sự bất công đối với tất cả các nhà đầu tư nói chung trên thị trường đều thua lỗ nặng khi VN-Index giảm từ 1.170 điểm xuống 300 điểm.
Hơn nữa, kế hoạch này nếu được thông qua sẽ đưa ra một thông điệp của Chính phủ đối với thị trường là Chính phủ sẽ đứng ra cứu các nhà đầu tư khi tham gia IPO các doanh nghiệp Nhà nước. Việc này sẽ tạo ra một hệ lụy hết sức nghiêm trọng và phá vỡ các nguyên tắc cơ bản của thị trường vốn, đó là tính tự chịu trách nhiệm trong đầu tư. Nếu chúng ta vẫn còn nặng lối suy nghĩ bao cấp thì e rằng thị trường chứng khoán sẽ không thể phát triển một cách bền vững và chuyên nghiệp được.
Tôi nghĩ tiền ngân sách Nhà nước nên được sử dụng vào đúng mục đích của nó.
Nên sớm có đối tác chiến lược
Quan điểm của ông về vai trò và cách hành xử của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) trong vấn đề này?
Mặc dù SCIC được giao chức năng quyền hạn đại diện quản lý vốn của Nhà nước tại Vietcombank, nhưng đến thời điểm hiện tại, tôi chưa được biết SCIC có phản ứng đáng kể nào để bảo vệ quyền lợi của Nhà nước, ngoại trừ việc đồng ý để Vietcombank trình kế hoạch lên cơ quan chức năng.
Trong trường hợp này, khung pháp lý đã rất rõ ràng, tôi không hiểu tại sao chúng ta lại phải nghĩ ra một tiền lệ mới trái luật và đẩy quả bóng lên cho Chính phủ?
Nhưng nhà đầu tư nhỏ đã thua lỗ quá nhiều, một số quan điểm cho rằng đây là cơ hội để Nhà nước "bù đắp" lại những mất mát của cổ đông thiểu số...?
Tôi đồng ý với các ý kiến là Vietcombank được định giá quá cao khi tiến hành IPO và đặc biệt quy định về Nhà nước thu hồi phần lớn thặng dư thu được từ IPO càng làm cho giá IPO quá cao.
Tuy nhiên, tất cả những vấn đề này đã được biết trước rõ ràng và đó là các thông tin đầu vào trong quyết định tham gia IPO của nhà đầu tư. Do đó tôi cho rằng mức giá thành công của phiên đấu giá Vietcombank hoàn toàn thể hiện quan hệ cung cầu thị trường tại thời điểm đó.
IPO Vietcombank là một sự kiện lớn thu hút sự quan tâm của toàn xã hội, và được giới chuyên môn đánh giá rất kỹ cũng như giới truyền thông đưa tin dày đặc. Trước thời điểm IPO, rất nhiều nhà chuyên môn và bản thân tôi cũng đã lên tiếng cảnh báo về vấn đề định giá cao. Do đó các nhà đầu tư sẽ tự chịu trách nhiệm về kết quả đầu tư của mình.
Tôi nghĩ rằng nếu như các nhà đầu tư tỉnh táo không tham gia do giá khởi điểm quá cao thì có lẽ Vietcombank đã phải tổ chức lại IPO với mức giá hợp lý hơn và thị trường đã có bước phát triển tốt hơn. Trong thực tế chúng ta phải đợi đến tận IPO của VietInbank thì vấn đề định giá mới được cải thiện.
Công bằng mà nói, sự sụt giảm cổ phiếu Vietcombank trong bối cảnh khủng hoảng chung của thị trường cũng là điều bình thường. Tôi không nghĩ các nhà đầu tư bất bình gì trong chuyện này và tôi cũng không cho rằng Ban điều hành Vietcombank chịu sức ép nào phải đứng ra cứu các nhà đầu tư. Khi đưa ra và bảo vệ thành công giá khởi điểm quá cao 100.000 VND, tôi nghĩ Vietcombank cũng có mục tiêu nhất định và tôi không nghĩ mục tiêu này dễ dàng thay đổi. Cũng chính vì thế, tôi khá ngạc nhiên khi kế hoạch này được đưa ra.
Tôi nghĩ điều cần làm của Ban điều hành của Vietcombank không phải là xin tiền Nhà nước cứu nhà đầu tư mà cần đáp ứng đúng cam kết thời hạn niêm yết nhằm tăng tính thanh khoản cho cổ phiếu. Hơn nữa, việc tăng cường minh bạch hóa thông tin, nâng cao hiệu quả hoạt động để gia tăng giá trị cổ phiếu một cách bền vững có lẽ là điều các nhà đầu tư mong đợi hơn từ phía Ban điều hành.
Một số ý kiến cũng cho rằng kế hoạch này là cần thiết để "cứu" các nhân viên Vietcombank, nhằm giúp họ gắn kết với Vietcombank...?
Tôi cũng hoàn toàn chia sẻ sự cảm thông đối với các nhân viên của Vietcombank thua lỗ từ việc mua giá ưu đãi.
Tuy nhiên, họ cũng là các nhà đầu tư thông thường và phải tự chịu kết quả đầu tư. Rõ ràng là các nhân viên có quyền mà không có nghĩa vụ phải mua cổ phiếu Vietcombank. Hơn nữa, họ còn được mua với mức giá ưu đãi chiết khấu 40% so với các nhà đầu tư khác. Do đó tôi nghĩ cũng không có lý do gì mà Nhà nước phải cứu các nhà đầu tư trong trường hợp này.
Nhiều nhà đầu tư cũng cho rằng nếu không giảm giá IPO thì sẽ khó bán cho nhà đầu tư chiến lược?
Tôi cho rằng quá trình cổ phần hóa Vietcombank đã kết thúc từ tháng 12/2007 và Vietcombank hiện là một doanh nghiệp cổ phần. Do đó Vietcombank hoàn toàn có thể thương lượng bán cổ phần tăng vốn cho nhà đầu tư chiến lược theo mức giá hiện hành. Mức giá IPO cách đây 18 tháng không còn ý nghĩa kinh tế.
Tôi nghĩ Vietcombank nên sớm hoàn thành việc tìm đối tác chiến lược nhằm giúp giảm tỷ lệ nắm giữ của Nhà nước, qua đó nâng cao năng lực hoạt động và tăng cường tính hấp dẫn của cổ phiếu Vietcombank. Việc sớm tìm được đối tác chiến lược như cam kết ban đầu cũng là cách tốt nhất để bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư thiểu số.
Cá nhân ông đánh giá thế nào về khả năng thông qua kế hoạch tăng vốn này?
Như trình bày quan điểm ở trên, tôi sẽ rất ngạc nhiên khi kế hoạch tăng vốn này được thông qua. Đây sẽ là một tiền lệ hết sức nguy hiểm và đẩy lùi những nỗ lực xây dựng một thị trường vốn chuyên nghiệp theo đúng luật chơi mà chúng ta đã đặt ra. Sự thiệt hại về niềm tin vào thị trường vốn có thể lớn hơn rất nhiều so với vài ngàn tỷ mà Nhà nước có thể bỏ ra để cứu nhà đầu tư trong trường hợp này.
Giá cổ phiếu Vietcombank có thể tăng mạnh trên thị trường OTC nếu kế hoạch tăng vốn được thông qua. Tuy nhiên tôi nghi ngờ tính khả thi của các kế hoạch này, vì vậy các nhà đầu tư đặc biệt thận trọng và không nên đầu cơ bằng mọi giá.
Đối với các nhà đầu tư, tôi tin rằng cổ phiếu Vietcombank là một cổ phiếu rất tốt cho đầu tư dài hạn. Đây sẽ là một cổ phiếu đầu ngành, có tiềm năng lớn. Vietcombank có một thương hiệu tốt, kinh doanh hiệu quả, một đội ngũ Ban điều hành và nhân viên có chất lượng cao. Cùng với sự phục hồi của nền kinh tế và việc niêm yết cổ phiếu Vietcombank, chắc chắn giá cổ phiếu Vietcombank sẽ từng bước hồi phục.