Vì sao Chính phủ muốn miễn thuế cho VAMC?
Dù chưa chính thức được thành lập, song Công ty Quản lý tài sản Việt Nam (VAMC) đã được đề nghị ưu đãi hơn một loại thuế
Dù chưa chính thức được thành lập, song Công ty Quản lý tài sản Việt Nam (VAMC) đã được đề nghị ưu đãi hơn một loại thuế.
Như VnEconomy đã đưa tin, tại dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng Chính phủ đã đề nghị bổ sung “tài sản đảm bảo của khoản nợ bán ra của tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC)” vào đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng.
Cùng hoàn thành ngày 23/4, tại dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, Chính phủ cũng đề nghị miễn thuế cho VAMC.
Tại tờ trình dự án luật, Chính phủ cho biết đây là tổ chức hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận. Hiện Chính phủ cũng đang xây dựng nghị định thành lập tổ chức này, vì vậy thu nhập phát sinh của tổ chức này (nếu có) cần được miễn thuế.
So với dự thảo luật được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét tại phiên họp thứ 17 vào chiều 16/4 vừa qua thì đây là điểm mới hoàn toàn.
Cơ sở của đề xuất này cũng đã được Chính phủ nêu tại tờ trình dự án Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng.
Đó là trước bối cảnh phát sinh và tồn tại nhiều khoản nợ xấu trong nền kinh tế, Bộ Chính trị đã phê duyệt đề án thành lập VAMC để tham gia xử lý nợ xấu. Việc ưu đãi thuế sẽ hỗ trợ cho VAMC thực hiện tốt các nhiệm vụ của mình.
Tuy nhiên, theo những thông tin được công khai thì cho đến nay vẫn chưa thể khẳng định chắc chắn về thời điểm ra đời của công ty này.
Bởi, theo lời Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ chiều 29/3 thì đề án thành lập VAMC mặc dù đã được Bộ Chính trị thông qua về nguyên tắc, song còn nhiều quy định cụ thể vẫn chưa tạo được niềm tin đối với ngay bản thân các thành viên Chính phủ, rằng khi đề án này được phê duyệt, công ty này ra đời thì nợ xấu của doanh nghiệp có được giải quyết không.
Dù vậy, Chính phủ khẳng định, khi thành lập, VAMC sẽ là công cụ của Nhà nước nhằm góp phần xử lý nợ xấu. Vì thế, để góp phần thực hiện mục tiêu giảm nợ xấu, tạo tính thanh khoản cho các tổ chức tín dụng tiến tới lành mạnh hóa các hoạt động kinh tế, cần ưu đãi thuế cho VAMC.
Song đề xuất này cũng khó có thể nhận được sự tán đồng của cơ quan thẩm tra dự án luật là Ủy ban Tài chính - Ngân sách.
Bởi khi xem xét đề nghị bổ sung VAMC vào đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng, Ủy ban cho rằng tổ chức này chưa được thành lập. Do đó “việc ban hành quy định nhằm điều chỉnh hoạt động của một tổ chức chưa được thành lập, chưa rõ về bộ máy, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, lĩnh vực, hình thức tổ chức hoạt động… là chưa hợp lý”.
Bên cạnh nội dung rất mới này, hầu hết các sửa đổi còn lại tại dự thảo luật đều đã được bàn thảo ở nhiều diễn đàn. Liên quan đến thuế suất, cơ quan soạn thảo vẫn giữ quan điểm áp dụng mức 22% từ 1/1/2014. Dù trước đó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng và một số ý kiến khác đã đề nghị tính đến phương án áp dụng mức 22% ngay từ 1/7/2013.
Theo báo cáo đánh giá tác động của Chính phủ, việc giảm thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ có tác động tích cực cải thiện môi trường sản xuất kinh doanh, khuyến khích đầu tư trong và ngoài nước, góp phần thúc đẩy tăng trưởng GDP của Việt Nam trong trung và dài hạn.
Theo đó, số giảm thu ngân sách nhà nước là phần lợi nhuận tăng thêm của doanh nghiệp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tăng thêm nguồn vốn để tái đầu tư, phát triển sản xuất tạo ra tăng trưởng. Đây cũng là điều được Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng hơn một lần lưu ý, khi ban soạn thảo quá nhấn mạnh vào con số giảm thu ngân sách khoảng trên 6.000 tỷ đồng ứng với mỗi 1% thuế suất giảm xuống.
Trở lại tác động tích cực, Chính phủ cho hay, ứng với mỗi 1% thuế suất giảm xuống thì sẽ làm tăng khoảng 0,2 điểm phần trăm GDP trong trung hạn và tăng khoảng 0,3 điểm phần trăm trong dài hạn.
Việc áp dụng thuế suất 20% từ 1/7/2013 đối với doanh nghiệp sử dụng dưới 200 lao động làm việc toàn bộ thời gian và có tổng doanh thu năm không quá 20 tỷ đồng như đề nghị tại dự án luật cũng được nhìn nhận là sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp tăng tích tụ, tích lũy tái đầu tư. Dù dự kiến cũng sẽ làm giảm thu ngân sách năm 2013 khoảng 1.437 tỷ đồng.
Việc áp dụng thuế suất 10% cũng từ 1/7 của năm nay đối với thu nhập từ các hoạt động bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở xã hội của doanh nghiệp thực hiện đầu tư - kinh doanh nhà ở xã hội cũng có thể làm giảm thu khoảng 37,5 tỷ đồng ngay trong năm nay, theo dự kiến.
Cùng với Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ được trình Quốc hội thông qua ngay tại kỳ họp thứ 5, khai mạc vào ngày 20/5 tới đây.
Như VnEconomy đã đưa tin, tại dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng Chính phủ đã đề nghị bổ sung “tài sản đảm bảo của khoản nợ bán ra của tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC)” vào đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng.
Cùng hoàn thành ngày 23/4, tại dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, Chính phủ cũng đề nghị miễn thuế cho VAMC.
Tại tờ trình dự án luật, Chính phủ cho biết đây là tổ chức hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận. Hiện Chính phủ cũng đang xây dựng nghị định thành lập tổ chức này, vì vậy thu nhập phát sinh của tổ chức này (nếu có) cần được miễn thuế.
So với dự thảo luật được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét tại phiên họp thứ 17 vào chiều 16/4 vừa qua thì đây là điểm mới hoàn toàn.
Cơ sở của đề xuất này cũng đã được Chính phủ nêu tại tờ trình dự án Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng.
Đó là trước bối cảnh phát sinh và tồn tại nhiều khoản nợ xấu trong nền kinh tế, Bộ Chính trị đã phê duyệt đề án thành lập VAMC để tham gia xử lý nợ xấu. Việc ưu đãi thuế sẽ hỗ trợ cho VAMC thực hiện tốt các nhiệm vụ của mình.
Tuy nhiên, theo những thông tin được công khai thì cho đến nay vẫn chưa thể khẳng định chắc chắn về thời điểm ra đời của công ty này.
Bởi, theo lời Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ chiều 29/3 thì đề án thành lập VAMC mặc dù đã được Bộ Chính trị thông qua về nguyên tắc, song còn nhiều quy định cụ thể vẫn chưa tạo được niềm tin đối với ngay bản thân các thành viên Chính phủ, rằng khi đề án này được phê duyệt, công ty này ra đời thì nợ xấu của doanh nghiệp có được giải quyết không.
Dù vậy, Chính phủ khẳng định, khi thành lập, VAMC sẽ là công cụ của Nhà nước nhằm góp phần xử lý nợ xấu. Vì thế, để góp phần thực hiện mục tiêu giảm nợ xấu, tạo tính thanh khoản cho các tổ chức tín dụng tiến tới lành mạnh hóa các hoạt động kinh tế, cần ưu đãi thuế cho VAMC.
Song đề xuất này cũng khó có thể nhận được sự tán đồng của cơ quan thẩm tra dự án luật là Ủy ban Tài chính - Ngân sách.
Bởi khi xem xét đề nghị bổ sung VAMC vào đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng, Ủy ban cho rằng tổ chức này chưa được thành lập. Do đó “việc ban hành quy định nhằm điều chỉnh hoạt động của một tổ chức chưa được thành lập, chưa rõ về bộ máy, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, lĩnh vực, hình thức tổ chức hoạt động… là chưa hợp lý”.
Bên cạnh nội dung rất mới này, hầu hết các sửa đổi còn lại tại dự thảo luật đều đã được bàn thảo ở nhiều diễn đàn. Liên quan đến thuế suất, cơ quan soạn thảo vẫn giữ quan điểm áp dụng mức 22% từ 1/1/2014. Dù trước đó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng và một số ý kiến khác đã đề nghị tính đến phương án áp dụng mức 22% ngay từ 1/7/2013.
Theo báo cáo đánh giá tác động của Chính phủ, việc giảm thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ có tác động tích cực cải thiện môi trường sản xuất kinh doanh, khuyến khích đầu tư trong và ngoài nước, góp phần thúc đẩy tăng trưởng GDP của Việt Nam trong trung và dài hạn.
Theo đó, số giảm thu ngân sách nhà nước là phần lợi nhuận tăng thêm của doanh nghiệp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tăng thêm nguồn vốn để tái đầu tư, phát triển sản xuất tạo ra tăng trưởng. Đây cũng là điều được Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng hơn một lần lưu ý, khi ban soạn thảo quá nhấn mạnh vào con số giảm thu ngân sách khoảng trên 6.000 tỷ đồng ứng với mỗi 1% thuế suất giảm xuống.
Trở lại tác động tích cực, Chính phủ cho hay, ứng với mỗi 1% thuế suất giảm xuống thì sẽ làm tăng khoảng 0,2 điểm phần trăm GDP trong trung hạn và tăng khoảng 0,3 điểm phần trăm trong dài hạn.
Việc áp dụng thuế suất 20% từ 1/7/2013 đối với doanh nghiệp sử dụng dưới 200 lao động làm việc toàn bộ thời gian và có tổng doanh thu năm không quá 20 tỷ đồng như đề nghị tại dự án luật cũng được nhìn nhận là sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp tăng tích tụ, tích lũy tái đầu tư. Dù dự kiến cũng sẽ làm giảm thu ngân sách năm 2013 khoảng 1.437 tỷ đồng.
Việc áp dụng thuế suất 10% cũng từ 1/7 của năm nay đối với thu nhập từ các hoạt động bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở xã hội của doanh nghiệp thực hiện đầu tư - kinh doanh nhà ở xã hội cũng có thể làm giảm thu khoảng 37,5 tỷ đồng ngay trong năm nay, theo dự kiến.
Cùng với Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ được trình Quốc hội thông qua ngay tại kỳ họp thứ 5, khai mạc vào ngày 20/5 tới đây.