Vì sao giới công nghệ Mỹ “keo kiệt” với cả Trump lẫn Clinton?
Họ không chịu “mở ví” ra với Trump, và cùng lúc đó họ cũng không thích gì bà Clinton
Cho đến hiện tại, số tiền mà ông Trump huy động được từ thung lũng Silicon - nơi quy tụ các công ty công nghệ hàng đầu nước Mỹ - chỉ bằng chưa đầy 6% số tiền ứng viên Tổng thống Mỹ Mitt Romney của Đảng Cộng hòa từng huy động được cách đây 4 năm.
Nhưng hiện tại, theo phân tích của Reuters, tình hình quyên tiền tại thung lũng Silicon của bà Hillary Clinton cũng không được tốt lắm.
Đến nay, dù số tiền bà Clinton huy động được từ các nhà tài trợ trong lĩnh vực công nghệ cao hơn ông Trump đến 25 lần, thì vẫn chưa bằng một nửa số tiền Tổng thống Obama từng kiếm được từ nhóm này khi ông tranh cử Tổng thống 4 năm trước.
Và, số tiền mà thung lũng Silicon quyên góp cho bà đến hiện tại vẫn còn thấp hơn số tiền mà họ đã dành cho ứng viên Bernie Sanders - ứng viên Dân chủ vừa rời khỏi cuộc đua.
Hay nói một cách khác, giới công nghệ Mỹ - những người bao lâu nay vẫn mang đến nguồn đóng góp quan trọng cho các ứng viên tranh cử Tổng thống - không chịu “mở ví” ra với Trump, và cùng lúc đó họ cũng không thích gì bà Clinton.
Số liệu từ Crowdpac, một tổ chức độc lập chuyên phân tích dữ liệu bầu cử Mỹ, cho thấy tính đến ngày 30/6/2016, ông Trump và bà Clinton nhận được tổng cộng 3,5 triệu USD từ Silicon Valley.
Cụ thể, ông Trump huy động được 128 nghìn USD từ 238 nhà tài trợ. Cùng lúc đó, bà Clinton nhận được 3,4 triệu USD từ khoảng 2.976 người làm việc trong ngành công nghệ.
Trong khi đó, tính đến cùng thời điểm 30/6/2012, Tổng thống Barack Obama và ứng viên Đảng Cộng hòa Mitt Romney huy động được 11 triệu USD.
Còn vào năm 2008, đến cùng thời điểm, hơn 8,3 triệu USD đã vào tay Obama và McCain.
Các công ty công nghệ Mỹ thông thường rất quan tâm đến việc ai sẽ trở thành chính trị gia quyền lực nhất nước Mỹ. Họ hay vận động hành lang rất mạnh mẽ về nhiều vấn đề, từ bản quyền sở hữu trí tuệ cho đến luật nhập cư, thương mại. Họ cũng có truyền thống thích Đảng Dân chủ hơn Đảng Cộng hòa.
Tuy nhiên, theo nhiều phân tích, với những quan điểm đầy phản cảm và không mang lại lợi ích cho ngành công nghệ, không có gì ngạc nhiên khi mà Donald Trump không quyên được tiền.
Đầu năm nay, Trump kêu gọi tẩy chay sản phẩm của Apple sau khi công ty này từ chối hợp tác với cơ quan điều tra liên bang.
Trước đó, Trump cũng đã buộc tội tỷ phú Jeff Bezos của Amazon cố tình độc quyền ngành bán lẻ trực tuyến. Đồng thời, chính sách chống nhập cư của Trump cũng đi ngược lại những quyền lợi căn bản nhất của ngành công nghệ.
Còn đối với bà Clinton, dù có nhiều bạn bè trong lĩnh vực công nghệ và thực tế là đã thành công hơn ông Trump rất nhiều về mặt quyên góp tài chính từ nhóm doanh nghiệp này, tuy nhiên, nhiều nhân vật có máu mặt ở thung lũng Silicon tỏ ra không thích các quan điểm của bà Clinton về công nghệ.
Nhiều người vẫn còn nhớ việc bà Clinton hối thúc các công ty công nghệ hợp tác với chính quyền trong các cuộc điều tra an ninh vào năm ngoái, điều mà theo họ là không tôn trọng quyền tự chủ của doanh nghiệp cũng như không đảm bảo bảo mật thông tin.
Nhưng hiện tại, theo phân tích của Reuters, tình hình quyên tiền tại thung lũng Silicon của bà Hillary Clinton cũng không được tốt lắm.
Đến nay, dù số tiền bà Clinton huy động được từ các nhà tài trợ trong lĩnh vực công nghệ cao hơn ông Trump đến 25 lần, thì vẫn chưa bằng một nửa số tiền Tổng thống Obama từng kiếm được từ nhóm này khi ông tranh cử Tổng thống 4 năm trước.
Và, số tiền mà thung lũng Silicon quyên góp cho bà đến hiện tại vẫn còn thấp hơn số tiền mà họ đã dành cho ứng viên Bernie Sanders - ứng viên Dân chủ vừa rời khỏi cuộc đua.
Hay nói một cách khác, giới công nghệ Mỹ - những người bao lâu nay vẫn mang đến nguồn đóng góp quan trọng cho các ứng viên tranh cử Tổng thống - không chịu “mở ví” ra với Trump, và cùng lúc đó họ cũng không thích gì bà Clinton.
Số liệu từ Crowdpac, một tổ chức độc lập chuyên phân tích dữ liệu bầu cử Mỹ, cho thấy tính đến ngày 30/6/2016, ông Trump và bà Clinton nhận được tổng cộng 3,5 triệu USD từ Silicon Valley.
Cụ thể, ông Trump huy động được 128 nghìn USD từ 238 nhà tài trợ. Cùng lúc đó, bà Clinton nhận được 3,4 triệu USD từ khoảng 2.976 người làm việc trong ngành công nghệ.
Trong khi đó, tính đến cùng thời điểm 30/6/2012, Tổng thống Barack Obama và ứng viên Đảng Cộng hòa Mitt Romney huy động được 11 triệu USD.
Còn vào năm 2008, đến cùng thời điểm, hơn 8,3 triệu USD đã vào tay Obama và McCain.
Các công ty công nghệ Mỹ thông thường rất quan tâm đến việc ai sẽ trở thành chính trị gia quyền lực nhất nước Mỹ. Họ hay vận động hành lang rất mạnh mẽ về nhiều vấn đề, từ bản quyền sở hữu trí tuệ cho đến luật nhập cư, thương mại. Họ cũng có truyền thống thích Đảng Dân chủ hơn Đảng Cộng hòa.
Tuy nhiên, theo nhiều phân tích, với những quan điểm đầy phản cảm và không mang lại lợi ích cho ngành công nghệ, không có gì ngạc nhiên khi mà Donald Trump không quyên được tiền.
Đầu năm nay, Trump kêu gọi tẩy chay sản phẩm của Apple sau khi công ty này từ chối hợp tác với cơ quan điều tra liên bang.
Trước đó, Trump cũng đã buộc tội tỷ phú Jeff Bezos của Amazon cố tình độc quyền ngành bán lẻ trực tuyến. Đồng thời, chính sách chống nhập cư của Trump cũng đi ngược lại những quyền lợi căn bản nhất của ngành công nghệ.
Còn đối với bà Clinton, dù có nhiều bạn bè trong lĩnh vực công nghệ và thực tế là đã thành công hơn ông Trump rất nhiều về mặt quyên góp tài chính từ nhóm doanh nghiệp này, tuy nhiên, nhiều nhân vật có máu mặt ở thung lũng Silicon tỏ ra không thích các quan điểm của bà Clinton về công nghệ.
Nhiều người vẫn còn nhớ việc bà Clinton hối thúc các công ty công nghệ hợp tác với chính quyền trong các cuộc điều tra an ninh vào năm ngoái, điều mà theo họ là không tôn trọng quyền tự chủ của doanh nghiệp cũng như không đảm bảo bảo mật thông tin.