Vì sao ngân hàng chưa mở rộng giao dịch ngoài giờ?
Tiện ích và cần thiết nhưng không dễ mở rộng, giao dịch ngoài giờ hiện mới chỉ ở mức độ thí điểm dù nhiều ngân hàng đã vào cuộc
Tiện ích và cần thiết nhưng không dễ mở rộng, giao dịch ngoài giờ hiện mới chỉ ở mức độ thí điểm dù nhiều ngân hàng đã vào cuộc.
Cầm phiếu giao dịch trên tay, chỉ còn cách vài số để đến lượt nhưng buộc phải ra về vì hết giờ ca sáng. Chiều, lại căn giờ đến sớm để đúng số, tránh cảnh xếp hàng mất thời gian và bực bội…
Đúng nhu cầu
Đó là tình thế của nhiều khách hàng khi giao dịch với ngân hàng, nhất là vào những ngày cuối tháng hoặc trước các kỳ lễ, tết. Trong khi không phải ai cũng có thể bỏ giờ làm việc hành chính để xếp hàng như vậy. Giải quyết khó khăn này, nhiều ngân hàng đã mở dịch vụ giao dịch ngoài giờ.
Tháng 3/2006, Sở Giao dịch II Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) thành lập Phòng Giao dịch Thương xá Tax. Theo giới thiệu, tại thời điểm đó, phòng giao dịch này là nơi duy nhất tại Tp.HCM thực hoạt động liên tục 7 ngày trong tuần, kể cả những ngày lễ (chỉ trừ những ngày tết âm lịch), với thời gian hoạt động liên tục từ 8h30 đến 21h30 phút mỗi ngày.
Nhưng trước đó, từ ngày 3/10/2005, Ngân hàng Đông Nam Á (SeABank) Chi nhánh Tp.HCM đã thực hiện thí điểm mô hình này; mở cửa giao dịch từ 7h30 đến 19h các ngày từ thứ Hai đến thứ Sáu, không nghỉ trưa, riêng ngày thứ Bảy giao dịch đến 11h30. Hay Ngân hàng Á châu (ACB) cũng tham gia khá sớm, từ tháng 1/2006.
Đến thời điểm này, nhiều ngân hàng thương mại cũng đã tham gia mô hình này, như Ngân hàng Đông Á (DongA Bank), Ngân hàng Á châu (ACB), Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), Ngân hàng An Bình (ABBank), Ngân hàng Ngoài quốc doanh (VPBank)…; trong đó, DongA Bank và ACB là hai thành viên có sự mở rộng đáng kể.
Theo ông Bùi Nguyễn Hải, Phó giám đốc Sở Giao dịch ABBank, mục đích chính của việc mở giao dịch ngoài giờ là tạo thêm tiện ích, phục vụ nhu cầu thực tế của khách hàng. “Ở đây, chúng tôi xác định việc phục vụ nhu cầu của khách hàng là quan trọng hơn cả”, ông Hải nói.
Tuy nhiên, không phải tất cả các ngân hàng đều có hướng đi này. Cách đây hai năm, trong lần trao đổi với phóng viên, ông Vũ Viết Ngoạn, nguyên Tổng giám đốc Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), nói rằng việc mở giao dịch ngoài giờ thực tế không đơn giản. Dù tại nhiều điểm giao dịch của Vietcombank vẫn thường có tình trạng quá tải, nhất là các ngày cao điểm cuối tháng và trước các kỳ lễ, tết, nhưng ông Ngoạn cho rằng trước hết phải tính toán nhu cầu, chi phí và đảm bảo các quy định về thanh toán, kho quỹ…
Tại một số ngân hàng đang triển khai, mức độ cũng chỉ mới ở thí điểm, hoặc chỉ tập trung ở một số địa bàn nhất định, do nguyên nhân chính là nhu cầu không lớn và hiệu quả không cao.
Tập trung cho các kênh thay thế
Tại SeABank, một trong những ngân hàng đầu tiên mở giao dịch ngoài giờ, kế hoạch thí điểm tại Chi nhánh Tp.HCM đã kết thúc từ năm 2007. Một cán bộ từng trực tiếp triển khai mô hình này giải thích rằng, đó là một mô hình nhiều ý nghĩa đối với khách hàng, nhưng khó duy trì do thực tế nhu cầu không lớn.
“Qua triển khai chúng tôi thấy các giao dịch phát sinh ngoài giờ không nhiều, người dân vẫn có thói quen giao dịch trong giờ hành chính và dành thời gian ngoài giờ đó để nghỉ ngơi”, cán bộ này nói.
Ông Bùi Nguyễn Hải cho biết, trong thời gian đầu ABBank thí điểm lượng khách giao dịch khá hạn chế, chỉ có từ 5 – 6 khách mỗi ngày. Tuy nhiên, lượng giao dịch về sau đã tăng lên đáng kể, và hiện mỗi ngày đã có khoảng 30 khách giao dịch ngoài giờ.
Về hiệu quả, con số đó có thể chưa cao khi ABBank phải điều xếp thêm nhân sự, có chế độ ưu đãi riêng và chi phí hoạt động tăng lên, nhưng ông Hải cho rằng giá trị lớn nhất là sự hài lòng của các “thượng đế”.
Còn theo phân tích của ông Đào Trọng Khanh, Tổng giám đốc Ngân hàng Tiên Phong (TiênPhongBank), đáp ứng nhu cầu giao dịch ngoài giờ của khách hàng là cần thiết, tuy nhiên các nhà băng có thể tập trung phát triển các kênh giao dịch khắc phục được những hạn chế về không gian và thời gian.
Ông Khanh cho rằng nhu cầu giao dịch ngoài giờ hiện nay chủ yếu tập trung ở khách hàng cá nhân và giao dịch bằng tiền mặt. Trong khi đó, các dịch vụ ngân hàng điện tử, hệ thống ATM đã và đang phát triển nhanh sẽ đáp ứng được một phần đáng kể những nhu cầu này.
“Tất nhiên, hiện các kênh giao dịch đó không thể thay thế ngay các giao dịch truyền thống, nhưng đó là xu hướng phát triển. Theo đó, chúng tôi xác định sẽ đẩy mạnh các dịch vụ ngân hàng điện tử, phát triển hệ thống ATM thay vì mở rộng giao dịch ngân hàng ngoài giờ”, ông Khanh nói.
Cầm phiếu giao dịch trên tay, chỉ còn cách vài số để đến lượt nhưng buộc phải ra về vì hết giờ ca sáng. Chiều, lại căn giờ đến sớm để đúng số, tránh cảnh xếp hàng mất thời gian và bực bội…
Đúng nhu cầu
Đó là tình thế của nhiều khách hàng khi giao dịch với ngân hàng, nhất là vào những ngày cuối tháng hoặc trước các kỳ lễ, tết. Trong khi không phải ai cũng có thể bỏ giờ làm việc hành chính để xếp hàng như vậy. Giải quyết khó khăn này, nhiều ngân hàng đã mở dịch vụ giao dịch ngoài giờ.
Tháng 3/2006, Sở Giao dịch II Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) thành lập Phòng Giao dịch Thương xá Tax. Theo giới thiệu, tại thời điểm đó, phòng giao dịch này là nơi duy nhất tại Tp.HCM thực hoạt động liên tục 7 ngày trong tuần, kể cả những ngày lễ (chỉ trừ những ngày tết âm lịch), với thời gian hoạt động liên tục từ 8h30 đến 21h30 phút mỗi ngày.
Nhưng trước đó, từ ngày 3/10/2005, Ngân hàng Đông Nam Á (SeABank) Chi nhánh Tp.HCM đã thực hiện thí điểm mô hình này; mở cửa giao dịch từ 7h30 đến 19h các ngày từ thứ Hai đến thứ Sáu, không nghỉ trưa, riêng ngày thứ Bảy giao dịch đến 11h30. Hay Ngân hàng Á châu (ACB) cũng tham gia khá sớm, từ tháng 1/2006.
Đến thời điểm này, nhiều ngân hàng thương mại cũng đã tham gia mô hình này, như Ngân hàng Đông Á (DongA Bank), Ngân hàng Á châu (ACB), Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), Ngân hàng An Bình (ABBank), Ngân hàng Ngoài quốc doanh (VPBank)…; trong đó, DongA Bank và ACB là hai thành viên có sự mở rộng đáng kể.
Theo ông Bùi Nguyễn Hải, Phó giám đốc Sở Giao dịch ABBank, mục đích chính của việc mở giao dịch ngoài giờ là tạo thêm tiện ích, phục vụ nhu cầu thực tế của khách hàng. “Ở đây, chúng tôi xác định việc phục vụ nhu cầu của khách hàng là quan trọng hơn cả”, ông Hải nói.
Tuy nhiên, không phải tất cả các ngân hàng đều có hướng đi này. Cách đây hai năm, trong lần trao đổi với phóng viên, ông Vũ Viết Ngoạn, nguyên Tổng giám đốc Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), nói rằng việc mở giao dịch ngoài giờ thực tế không đơn giản. Dù tại nhiều điểm giao dịch của Vietcombank vẫn thường có tình trạng quá tải, nhất là các ngày cao điểm cuối tháng và trước các kỳ lễ, tết, nhưng ông Ngoạn cho rằng trước hết phải tính toán nhu cầu, chi phí và đảm bảo các quy định về thanh toán, kho quỹ…
Tại một số ngân hàng đang triển khai, mức độ cũng chỉ mới ở thí điểm, hoặc chỉ tập trung ở một số địa bàn nhất định, do nguyên nhân chính là nhu cầu không lớn và hiệu quả không cao.
Tập trung cho các kênh thay thế
Tại SeABank, một trong những ngân hàng đầu tiên mở giao dịch ngoài giờ, kế hoạch thí điểm tại Chi nhánh Tp.HCM đã kết thúc từ năm 2007. Một cán bộ từng trực tiếp triển khai mô hình này giải thích rằng, đó là một mô hình nhiều ý nghĩa đối với khách hàng, nhưng khó duy trì do thực tế nhu cầu không lớn.
“Qua triển khai chúng tôi thấy các giao dịch phát sinh ngoài giờ không nhiều, người dân vẫn có thói quen giao dịch trong giờ hành chính và dành thời gian ngoài giờ đó để nghỉ ngơi”, cán bộ này nói.
Ông Bùi Nguyễn Hải cho biết, trong thời gian đầu ABBank thí điểm lượng khách giao dịch khá hạn chế, chỉ có từ 5 – 6 khách mỗi ngày. Tuy nhiên, lượng giao dịch về sau đã tăng lên đáng kể, và hiện mỗi ngày đã có khoảng 30 khách giao dịch ngoài giờ.
Về hiệu quả, con số đó có thể chưa cao khi ABBank phải điều xếp thêm nhân sự, có chế độ ưu đãi riêng và chi phí hoạt động tăng lên, nhưng ông Hải cho rằng giá trị lớn nhất là sự hài lòng của các “thượng đế”.
Còn theo phân tích của ông Đào Trọng Khanh, Tổng giám đốc Ngân hàng Tiên Phong (TiênPhongBank), đáp ứng nhu cầu giao dịch ngoài giờ của khách hàng là cần thiết, tuy nhiên các nhà băng có thể tập trung phát triển các kênh giao dịch khắc phục được những hạn chế về không gian và thời gian.
Ông Khanh cho rằng nhu cầu giao dịch ngoài giờ hiện nay chủ yếu tập trung ở khách hàng cá nhân và giao dịch bằng tiền mặt. Trong khi đó, các dịch vụ ngân hàng điện tử, hệ thống ATM đã và đang phát triển nhanh sẽ đáp ứng được một phần đáng kể những nhu cầu này.
“Tất nhiên, hiện các kênh giao dịch đó không thể thay thế ngay các giao dịch truyền thống, nhưng đó là xu hướng phát triển. Theo đó, chúng tôi xác định sẽ đẩy mạnh các dịch vụ ngân hàng điện tử, phát triển hệ thống ATM thay vì mở rộng giao dịch ngân hàng ngoài giờ”, ông Khanh nói.