Vì sao Pháp liên tục bị khủng bố?
Vụ 14/7 là vụ khủng bố lớn thứ hai trên đất Pháp chỉ trong vòng có một năm
Lại xảy ra một cuộc tấn công nữa nhằm vào nước Pháp, và những dấu hiệu ban đầu cho thấy đây là một vụ khủng bố.
Hơn 80 người thiệt mạng ở thành phố Nice miền Nam Pháp khi một chiếc xe tải chạy tốc độ cao tông thẳng vào một đám đông đang ăn mừng quốc khánh bên bờ biển vào đêm ngày 14/7.
Đây là vụ khủng bố lớn thứ hai trên đất Pháp chỉ trong vòng có một năm, và là vụ thứ ba kể từ tháng 1/2015.
Mảnh đất thuận lợi
Sau vụ tấn công Paris khiến 130 người thiệt mạng vào tháng 11/2015, ông John Schindler, người phụ trách chuyên mục an ninh quốc gia của tờ The New York Observer, viết trên mạng xã hội Twitter: “Các phần tử thánh chiến thuộc các nhánh nhỏ ở vùng Balkan đã từng gây ra các vụ tấn công ở Pháp hồi năm 1995… Không hiểu vì sao mọi người lại ngạc nhiên trước vụ khủng bố Paris đến vậy”, ông Schindler viết.
Theo trang Business Insider, việc những kẻ tấn công sử dụng súng và bom tại hàng loạt khu vực của Paris trong vụ khủng bố đẫm máu đã khiến người ta phải đặt câu hỏi: vì sao nước Pháp lại trở thành một mục tiêu hàng đầu của các nhóm khủng bố?
Sau vụ tấn công ngày 14/7, câu hỏi này một lần nữa được đặt ra.
Tổ chức khủng bố tự xưng Nhà nước Hồi giáo (IS) từng gọi Paris là “thủ phủ của đĩ điếm và tội lỗi” trong tuyên bố nhận trách nhiệm vụ khủng bố Paris tháng 11/2015. Nhóm này cũng tuyên bố, Pháp và “tất cả các quốc gia đi theo con đường của Pháp” sẽ “dẫn đầu danh sách mục tiêu của IS”.
Dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Francois Hollande, nước Pháp đã tham gia liên quân do Mỹ dẫn đầu trong chiến dịch không kích các mục tiêu IS ở Syria.
Theo tờ New York Times, nhân chứng trong vụ khủng bố ở Paris tháng 11 năm ngoái nói những tay súng đã hét bằng tiếng Pháp: “Đây là do tất cả những mất mát mà Hollande đã gây ra cho người Hồi giáo trên thế giới”. Một nhân chứng xác nhận điều này với kênh CNN, và nói rằng có vẻ như tiếng Pháp là ngôn ngữ mẹ đẻ của những tay súng đó.
Ông Will McCants, một chuyên gia về chủ nghĩa cực đoan nói với Business Insider rằng vụ khủng bố Paris có vẻ như là một lời cảnh báo của IS đòi Pháp phải dừng không kích Syria. “Có vẻ như những kẻ khủng bố muốn nói với nước Pháp rằng, nếu các người còn tiếp tục ném bom chúng ta, thì sẽ có thêm những vụ tấn công thế này. Các người nên ngừng không kích hoặc là thường dân của các người sẽ phải chết”, ông McCants nói.
Tuy nhiên, vị chuyên gia cũng nhấn mạnh rằng rất khó để đoán được lý do của IS, bởi “rất có thể chúng chỉ tấn công vào những nơi mà chúng có cơ hội lớn nhất”.
“Quốc gia mà IS xem là kẻ thù lớn nhất chính là Mỹ. Nhiều người cho rằng Mỹ đứng đầu danh sách mục tiêu tấn công của IS. Tuy nhiên, rất khó để IS hành động được ở Mỹ”, ông McCants nhận định.
Trong khi đó, Pháp là một mục tiêu gần hơn và có nhiều cơ hội hơn cho những kẻ khủng bố. Và so với các thành phố ở một số quốc gia phương Tây khác, thủ đô Paris của Pháp có vẻ là một mảnh đất thuận lợi hơn để IS chiêu mộ tín đồ.
Hố sâu chia rẽ
Căng thẳng xung quanh cộng đồng người Hồi giáo ở Pháp vốn đã âm ỉ từ lâu. Một bài báo trên tờ The New Yorker hồi tháng 8 năm ngoái đã đặt ra câu hỏi: liệu các khu vực ngoại ô Paris giống như một “trại ươm mầm khủng bố”?
Theo bài báo, những khu ổ chuột ở ngoại ô Paris là nơi sinh sống chủ yếu của người nhập cư, là nơi tập trung của đói nghèo và sự cô lập xã hội. Còn các khu trung tâm và tầng lớp sinh sống ở đó là mục tiêu cho sự bất bình và giận dữ của những người sống ở khu ổ chuột.
Sau vụ khủng bố nhằm vào tòa soạn báo Charlie Hebdo hồi đầu năm ngoái, các nhà hoạt động địa phương tại một khu ổ chuột ở Paris lo ngại rằng nước Pháp sẽ càng bị chia rẽ hơn nữa, nhất là khi tâm lý hẹp hòi và hoảng sợ sẽ ăn sâu và dẫn tới việc đánh đồng những kẻ khủng bố với tất cả người Hồi giáo.
Bài báo của The New Yorker cũng đã giải thích nguồn gốc lịch sử về sự căng thẳng trong quan hệ giữa một số người Pháp và người nhập cư từ Algeria.
Theo bài báo, điều này xuất phát một phần từ cuộc chiến tranh giành độc lập từ Pháp của Algeria hồi thập niên 1960, trong đó hàng trăm nghìn người Algeria đã bỏ mạng.
Vào tháng 10/1961, trong một cuộc biểu tình của người Algeria đòi độc lập cho nước này diễn ra ở Paris, cảnh sát Pháp đã xuống tay giết khoảng 200 người và ném nhiều thi thể xuống sông Seine. Phải mất 40 năm sau Pháp mới thừa nhận vụ thảm sát, và sự kiện lịch sử này hầu như không bao giờ được đề cập đến trong sách giáo khoa lịch sử ở Pháp.
Bài báo này cũng nói những công dân Pháp có nguồn gốc nhập cư thường nói về người da trắng bằng từ “người gốc Pháp”, ý chỉ những người da màu không hoàn toàn là người Pháp. Và đây cũng là một điều gây ra sự chia rẽ và cô lập trong lòng nước Pháp.
Hơn 80 người thiệt mạng ở thành phố Nice miền Nam Pháp khi một chiếc xe tải chạy tốc độ cao tông thẳng vào một đám đông đang ăn mừng quốc khánh bên bờ biển vào đêm ngày 14/7.
Đây là vụ khủng bố lớn thứ hai trên đất Pháp chỉ trong vòng có một năm, và là vụ thứ ba kể từ tháng 1/2015.
Mảnh đất thuận lợi
Sau vụ tấn công Paris khiến 130 người thiệt mạng vào tháng 11/2015, ông John Schindler, người phụ trách chuyên mục an ninh quốc gia của tờ The New York Observer, viết trên mạng xã hội Twitter: “Các phần tử thánh chiến thuộc các nhánh nhỏ ở vùng Balkan đã từng gây ra các vụ tấn công ở Pháp hồi năm 1995… Không hiểu vì sao mọi người lại ngạc nhiên trước vụ khủng bố Paris đến vậy”, ông Schindler viết.
Theo trang Business Insider, việc những kẻ tấn công sử dụng súng và bom tại hàng loạt khu vực của Paris trong vụ khủng bố đẫm máu đã khiến người ta phải đặt câu hỏi: vì sao nước Pháp lại trở thành một mục tiêu hàng đầu của các nhóm khủng bố?
Sau vụ tấn công ngày 14/7, câu hỏi này một lần nữa được đặt ra.
Tổ chức khủng bố tự xưng Nhà nước Hồi giáo (IS) từng gọi Paris là “thủ phủ của đĩ điếm và tội lỗi” trong tuyên bố nhận trách nhiệm vụ khủng bố Paris tháng 11/2015. Nhóm này cũng tuyên bố, Pháp và “tất cả các quốc gia đi theo con đường của Pháp” sẽ “dẫn đầu danh sách mục tiêu của IS”.
Dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Francois Hollande, nước Pháp đã tham gia liên quân do Mỹ dẫn đầu trong chiến dịch không kích các mục tiêu IS ở Syria.
Theo tờ New York Times, nhân chứng trong vụ khủng bố ở Paris tháng 11 năm ngoái nói những tay súng đã hét bằng tiếng Pháp: “Đây là do tất cả những mất mát mà Hollande đã gây ra cho người Hồi giáo trên thế giới”. Một nhân chứng xác nhận điều này với kênh CNN, và nói rằng có vẻ như tiếng Pháp là ngôn ngữ mẹ đẻ của những tay súng đó.
Ông Will McCants, một chuyên gia về chủ nghĩa cực đoan nói với Business Insider rằng vụ khủng bố Paris có vẻ như là một lời cảnh báo của IS đòi Pháp phải dừng không kích Syria. “Có vẻ như những kẻ khủng bố muốn nói với nước Pháp rằng, nếu các người còn tiếp tục ném bom chúng ta, thì sẽ có thêm những vụ tấn công thế này. Các người nên ngừng không kích hoặc là thường dân của các người sẽ phải chết”, ông McCants nói.
Tuy nhiên, vị chuyên gia cũng nhấn mạnh rằng rất khó để đoán được lý do của IS, bởi “rất có thể chúng chỉ tấn công vào những nơi mà chúng có cơ hội lớn nhất”.
“Quốc gia mà IS xem là kẻ thù lớn nhất chính là Mỹ. Nhiều người cho rằng Mỹ đứng đầu danh sách mục tiêu tấn công của IS. Tuy nhiên, rất khó để IS hành động được ở Mỹ”, ông McCants nhận định.
Trong khi đó, Pháp là một mục tiêu gần hơn và có nhiều cơ hội hơn cho những kẻ khủng bố. Và so với các thành phố ở một số quốc gia phương Tây khác, thủ đô Paris của Pháp có vẻ là một mảnh đất thuận lợi hơn để IS chiêu mộ tín đồ.
Hố sâu chia rẽ
Căng thẳng xung quanh cộng đồng người Hồi giáo ở Pháp vốn đã âm ỉ từ lâu. Một bài báo trên tờ The New Yorker hồi tháng 8 năm ngoái đã đặt ra câu hỏi: liệu các khu vực ngoại ô Paris giống như một “trại ươm mầm khủng bố”?
Theo bài báo, những khu ổ chuột ở ngoại ô Paris là nơi sinh sống chủ yếu của người nhập cư, là nơi tập trung của đói nghèo và sự cô lập xã hội. Còn các khu trung tâm và tầng lớp sinh sống ở đó là mục tiêu cho sự bất bình và giận dữ của những người sống ở khu ổ chuột.
Sau vụ khủng bố nhằm vào tòa soạn báo Charlie Hebdo hồi đầu năm ngoái, các nhà hoạt động địa phương tại một khu ổ chuột ở Paris lo ngại rằng nước Pháp sẽ càng bị chia rẽ hơn nữa, nhất là khi tâm lý hẹp hòi và hoảng sợ sẽ ăn sâu và dẫn tới việc đánh đồng những kẻ khủng bố với tất cả người Hồi giáo.
Bài báo của The New Yorker cũng đã giải thích nguồn gốc lịch sử về sự căng thẳng trong quan hệ giữa một số người Pháp và người nhập cư từ Algeria.
Theo bài báo, điều này xuất phát một phần từ cuộc chiến tranh giành độc lập từ Pháp của Algeria hồi thập niên 1960, trong đó hàng trăm nghìn người Algeria đã bỏ mạng.
Vào tháng 10/1961, trong một cuộc biểu tình của người Algeria đòi độc lập cho nước này diễn ra ở Paris, cảnh sát Pháp đã xuống tay giết khoảng 200 người và ném nhiều thi thể xuống sông Seine. Phải mất 40 năm sau Pháp mới thừa nhận vụ thảm sát, và sự kiện lịch sử này hầu như không bao giờ được đề cập đến trong sách giáo khoa lịch sử ở Pháp.
Bài báo này cũng nói những công dân Pháp có nguồn gốc nhập cư thường nói về người da trắng bằng từ “người gốc Pháp”, ý chỉ những người da màu không hoàn toàn là người Pháp. Và đây cũng là một điều gây ra sự chia rẽ và cô lập trong lòng nước Pháp.