Vị thế mới của Việt Nam trên trường quốc tế
"Là thành viên Hội đồng Bảo an, Việt Nam có điều kiện đưa các mối quan hệ quốc tế đi vào chiều sâu, thực chất và hiệu quả"
Nội dung cuộc trò chuyện với Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Gia Khiêm.
>>Việt Nam trở thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an
Ngày 16/10, tại Khóa họp thứ 62 của Đại hội đồng Liên hợp quốc, Việt Nam đã được đại đa số các nước thành viên bầu làm Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an nhiệm kỳ 2008-2009. Xin Phó Thủ tướng đánh giá ý nghĩa và tác động của sự kiện này đối với trong nước và quốc tế?
Việc Việt Nam được bầu làm Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an là sự kiện chính trị đối ngoại lớn nhất của đất nước ta trong năm 2007, đánh dấu một thành tựu quan trọng nữa trong chính sách ngoại giao rộng mở, tích cực và chủ động tham gia các công việc quốc tế.
Sự kiện này cũng cho thấy cộng đồng quốc tế đánh giá cao những thành tựu to lớn của công cuộc đổi mới được tiến hành tại Việt Nam hơn 20 năm qua và tin tưởng vào khả năng đảm nhiệm một vai trò quốc tế mới của Việt Nam.
Là thành viên Hội đồng Bảo an, Việt Nam có điều kiện đưa các mối quan hệ quốc tế đi vào chiều sâu, thực chất và hiệu quả. Lần đầu tiên trong lịch sử, Việt Nam có tiếng nói có trọng lượng về các vấn đề liên quan tới hoà bình và an ninh quốc tế - điều mà chúng ta không thể có chỉ cách đây 20 năm. Việt Nam sẽ được biết đến trên thế giới trên vị thế là một chủ thể tích cực trong quan hệ quốc tế.
Ngay sau khi chúng ta giành được độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận thức được tầm quan trọng của Liên hợp quốc trong đời sống chính trị thế giới và đã gửi thư tới các thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an bày tỏ mong muốn gia nhập tổ chức này.
Đến hôm nay, chúng ta tự hào đã thực hiện được ước nguyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Việt Nam đã có vị thế trong đời sống chính trị thế giới, có thể cùng với các cường quốc năm châu thảo luận và quyết định các vấn đề trọng đại liên quan đến chiến tranh và hoà bình trên thế giới.
Xin Phó Thủ tướng cho biết nước ta đã có những chuẩn bị gì, đặc biệt trong việc đổi mới hoạt động của phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc, để có thể thực hiện tốt vai trò mới này?
Việc chuẩn bị tham gia Hội đồng Bảo an bắt đầu từ năm 1997 khi chúng ta ứng cử vào vị trí Uỷ viên không thường trực của Hội đồng Bảo an nhiệm kỳ 2008-2009. Tháng 10/2006, Nhóm các nước châu Á nhất trí đề cử Việt Nam là ứng cử viên của châu lục này vào Hội đồng Bảo an và ngày 16/10 Việt Nam đã chính thức được bầu vào Hội đồng Bảo an với số phiếu cao.
Trong 10 năm qua, việc chuẩn bị cho vai trò quốc tế mới được tiến hành khẩn trương trên nhiều hướng, từ vận động sự ủng hộ quốc tế tới tổ chức nghiên cứu, khảo sát kinh nghiệm một số nước đã là thành viên Hội đồng Bảo an, đào tạo cán bộ.
Việc ứng cử vào Hội đồng Bảo an được tiến hành trong bối cảnh chúng ta đẩy mạnh hội nhập quốc tế qua việc gia nhập ASEAN (1995), gia nhập WTO (1995-2007), tham gia tiến trình ASEM (1996), tham gia Hội đồng kinh tế - xã hội của Liên hiệp quốc (1997), gia nhập APEC (1998).
Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc đã được bổ sung nhiều cán bộ được đào tạo bài bản và có kinh nghiệm hoạt động đa phương. Cơ chế hoạt động và báo cáo của phái đoàn được điều chỉnh để việc phối hợp giữa New York và Hà Nội được nhanh chóng và hiệu quả. Trong nước cũng thành lập một bộ phận chuyên trách để kịp thời xử lý mọi vấn đề phát sinh trong quá trình hoạt động của Hội đồng Bảo an.
Xin Phó Thủ tướng cho biết những định hướng lớn chỉ đạo hoạt động cũng như các ứng xử của nước ta tại Liên hiệp quốc trong nhiệm kỳ nước ta là Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an?
Việc tham gia Hội đồng Bảo an là cụ thể hoá chủ trương của Đảng được đề ra từ Đại hội VIII là “hợp tác nhiều mặt, song phương và đa phương với các nước, các tổ chức quốc tế” và đường lối đối ngoại đề ra tại Đại hội X là “mở rộng quan hệ đối ngoại, giữ vững môi trường hoà bình và ổn định, tạo thuận lợi cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.
Trong vai trò mới này, chúng ta sẽ tranh thủ cơ chế Hội đồng Bảo an để bảo vệ lợi ích quốc gia, giữ vững môi trường hoà bình, ổn định phục vụ phát triển. Việc xem xét và quyết định các vấn đề được đưa ra tại Hội đồng Bảo an phải dựa trên nguyên tắc độc lập, tự chủ; đặt lợi ích dân tộc lên hàng đầu; tuân thủ pháp luật quốc tế và Hiến chương Liên hợp quốc; tôn trọng và bảo vệ các lợi ích hợp pháp và chính đáng của các bên liên quan. Là một đại diện của châu Á tại Hội đồng Bảo an, Việt Nam sẽ thể hiện vai trò của một đại diện có trách nhiệm trong việc bảo đảm an ninh, hoà bình và ổn định tại châu Á và trên toàn thế giới.
Xin Phó Thủ tướng cho biết trong nhiệm kỳ tham gia Hội đồng Bảo an, chúng ta cần làm gì để vừa khẳng định khả năng của Việt Nam tham gia vào việc xử lý các vấn đề thế giới vừa nâng cao và bảo vệ được các lợi ích chính đáng của nước ta và các nước bạn bè trong tiến trình phát triển chung của thế giới?
Là một dân tộc đã trải qua nhiều thập kỷ đấu tranh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc và tạo dựng một môi trường hoà bình cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, Việt Nam hiểu cái giá của hoà bình và an ninh cho phát triển.
Vì thế, chúng ta luôn phấn đấu cho một thế giới hoà bình và thúc đẩy mạnh mẽ việc xây dựng các mối quan hệ quốc tế công bằng, lành mạnh dựa trên cơ sở luật pháp quốc tế và các nguyên tắc của Hiến chương Liên hợp quốc. Việc Việt Nam được bầu vào Hội đồng Bảo an đã chứng minh sự tin cậy của cộng đồng quốc tế vào khả năng cũng như kinh nghiệm của Việt Nam trong việc tham gia xử lý các vấn đề an ninh và hoà bình.
Trong nhiệm kỳ tham gia Hội đồng Bảo an, Việt Nam có cơ hội khẳng định lập trường nhất quán của Việt Nam về việc giải quyết tranh chấp, xung đột bằng con đường hoà bình, dựa trên cơ sở pháp luật quốc tế và các nguyên tắc của Hiến chương Liên hiệp quốc và bảo đảm các quyền dân tộc cơ bản.
Cùng với các nước, chúng ta sẽ thúc đẩy Liên hiệp quốc thông qua các nghị quyết, quyết định và các biện pháp cụ thể nhằm phát huy vai trò của Liên hiệp quốc; chống chạy đua vũ trang, giải trừ quân bị; ngăn ngừa và giải quyết các xung đột quốc tế; bảo vệ độc lập và quyền tự quyết của các dân tộc; cải thiện môi trường kinh tế quốc tế; phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội và bảo đảm quyền con người.
Chúng ta đang hoàn tất quá trình chuẩn bị liên quan đến việc tham gia một cách có hiệu quả vào hoạt động gìn giữ hoà bình của Liên hiệp quốc phù hợp với điều kiện và khả năng của chúng ta.
>>Việt Nam trở thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an
Ngày 16/10, tại Khóa họp thứ 62 của Đại hội đồng Liên hợp quốc, Việt Nam đã được đại đa số các nước thành viên bầu làm Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an nhiệm kỳ 2008-2009. Xin Phó Thủ tướng đánh giá ý nghĩa và tác động của sự kiện này đối với trong nước và quốc tế?
Việc Việt Nam được bầu làm Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an là sự kiện chính trị đối ngoại lớn nhất của đất nước ta trong năm 2007, đánh dấu một thành tựu quan trọng nữa trong chính sách ngoại giao rộng mở, tích cực và chủ động tham gia các công việc quốc tế.
Sự kiện này cũng cho thấy cộng đồng quốc tế đánh giá cao những thành tựu to lớn của công cuộc đổi mới được tiến hành tại Việt Nam hơn 20 năm qua và tin tưởng vào khả năng đảm nhiệm một vai trò quốc tế mới của Việt Nam.
Là thành viên Hội đồng Bảo an, Việt Nam có điều kiện đưa các mối quan hệ quốc tế đi vào chiều sâu, thực chất và hiệu quả. Lần đầu tiên trong lịch sử, Việt Nam có tiếng nói có trọng lượng về các vấn đề liên quan tới hoà bình và an ninh quốc tế - điều mà chúng ta không thể có chỉ cách đây 20 năm. Việt Nam sẽ được biết đến trên thế giới trên vị thế là một chủ thể tích cực trong quan hệ quốc tế.
Ngay sau khi chúng ta giành được độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận thức được tầm quan trọng của Liên hợp quốc trong đời sống chính trị thế giới và đã gửi thư tới các thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an bày tỏ mong muốn gia nhập tổ chức này.
Đến hôm nay, chúng ta tự hào đã thực hiện được ước nguyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Việt Nam đã có vị thế trong đời sống chính trị thế giới, có thể cùng với các cường quốc năm châu thảo luận và quyết định các vấn đề trọng đại liên quan đến chiến tranh và hoà bình trên thế giới.
Xin Phó Thủ tướng cho biết nước ta đã có những chuẩn bị gì, đặc biệt trong việc đổi mới hoạt động của phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc, để có thể thực hiện tốt vai trò mới này?
Việc chuẩn bị tham gia Hội đồng Bảo an bắt đầu từ năm 1997 khi chúng ta ứng cử vào vị trí Uỷ viên không thường trực của Hội đồng Bảo an nhiệm kỳ 2008-2009. Tháng 10/2006, Nhóm các nước châu Á nhất trí đề cử Việt Nam là ứng cử viên của châu lục này vào Hội đồng Bảo an và ngày 16/10 Việt Nam đã chính thức được bầu vào Hội đồng Bảo an với số phiếu cao.
Trong 10 năm qua, việc chuẩn bị cho vai trò quốc tế mới được tiến hành khẩn trương trên nhiều hướng, từ vận động sự ủng hộ quốc tế tới tổ chức nghiên cứu, khảo sát kinh nghiệm một số nước đã là thành viên Hội đồng Bảo an, đào tạo cán bộ.
Việc ứng cử vào Hội đồng Bảo an được tiến hành trong bối cảnh chúng ta đẩy mạnh hội nhập quốc tế qua việc gia nhập ASEAN (1995), gia nhập WTO (1995-2007), tham gia tiến trình ASEM (1996), tham gia Hội đồng kinh tế - xã hội của Liên hiệp quốc (1997), gia nhập APEC (1998).
Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc đã được bổ sung nhiều cán bộ được đào tạo bài bản và có kinh nghiệm hoạt động đa phương. Cơ chế hoạt động và báo cáo của phái đoàn được điều chỉnh để việc phối hợp giữa New York và Hà Nội được nhanh chóng và hiệu quả. Trong nước cũng thành lập một bộ phận chuyên trách để kịp thời xử lý mọi vấn đề phát sinh trong quá trình hoạt động của Hội đồng Bảo an.
Xin Phó Thủ tướng cho biết những định hướng lớn chỉ đạo hoạt động cũng như các ứng xử của nước ta tại Liên hiệp quốc trong nhiệm kỳ nước ta là Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an?
Việc tham gia Hội đồng Bảo an là cụ thể hoá chủ trương của Đảng được đề ra từ Đại hội VIII là “hợp tác nhiều mặt, song phương và đa phương với các nước, các tổ chức quốc tế” và đường lối đối ngoại đề ra tại Đại hội X là “mở rộng quan hệ đối ngoại, giữ vững môi trường hoà bình và ổn định, tạo thuận lợi cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.
Trong vai trò mới này, chúng ta sẽ tranh thủ cơ chế Hội đồng Bảo an để bảo vệ lợi ích quốc gia, giữ vững môi trường hoà bình, ổn định phục vụ phát triển. Việc xem xét và quyết định các vấn đề được đưa ra tại Hội đồng Bảo an phải dựa trên nguyên tắc độc lập, tự chủ; đặt lợi ích dân tộc lên hàng đầu; tuân thủ pháp luật quốc tế và Hiến chương Liên hợp quốc; tôn trọng và bảo vệ các lợi ích hợp pháp và chính đáng của các bên liên quan. Là một đại diện của châu Á tại Hội đồng Bảo an, Việt Nam sẽ thể hiện vai trò của một đại diện có trách nhiệm trong việc bảo đảm an ninh, hoà bình và ổn định tại châu Á và trên toàn thế giới.
Xin Phó Thủ tướng cho biết trong nhiệm kỳ tham gia Hội đồng Bảo an, chúng ta cần làm gì để vừa khẳng định khả năng của Việt Nam tham gia vào việc xử lý các vấn đề thế giới vừa nâng cao và bảo vệ được các lợi ích chính đáng của nước ta và các nước bạn bè trong tiến trình phát triển chung của thế giới?
Là một dân tộc đã trải qua nhiều thập kỷ đấu tranh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc và tạo dựng một môi trường hoà bình cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, Việt Nam hiểu cái giá của hoà bình và an ninh cho phát triển.
Vì thế, chúng ta luôn phấn đấu cho một thế giới hoà bình và thúc đẩy mạnh mẽ việc xây dựng các mối quan hệ quốc tế công bằng, lành mạnh dựa trên cơ sở luật pháp quốc tế và các nguyên tắc của Hiến chương Liên hợp quốc. Việc Việt Nam được bầu vào Hội đồng Bảo an đã chứng minh sự tin cậy của cộng đồng quốc tế vào khả năng cũng như kinh nghiệm của Việt Nam trong việc tham gia xử lý các vấn đề an ninh và hoà bình.
Trong nhiệm kỳ tham gia Hội đồng Bảo an, Việt Nam có cơ hội khẳng định lập trường nhất quán của Việt Nam về việc giải quyết tranh chấp, xung đột bằng con đường hoà bình, dựa trên cơ sở pháp luật quốc tế và các nguyên tắc của Hiến chương Liên hiệp quốc và bảo đảm các quyền dân tộc cơ bản.
Cùng với các nước, chúng ta sẽ thúc đẩy Liên hiệp quốc thông qua các nghị quyết, quyết định và các biện pháp cụ thể nhằm phát huy vai trò của Liên hiệp quốc; chống chạy đua vũ trang, giải trừ quân bị; ngăn ngừa và giải quyết các xung đột quốc tế; bảo vệ độc lập và quyền tự quyết của các dân tộc; cải thiện môi trường kinh tế quốc tế; phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội và bảo đảm quyền con người.
Chúng ta đang hoàn tất quá trình chuẩn bị liên quan đến việc tham gia một cách có hiệu quả vào hoạt động gìn giữ hoà bình của Liên hiệp quốc phù hợp với điều kiện và khả năng của chúng ta.