Việt Nam có thể đổi chỉ số lạm phát chính
Bắt đầu từ năm 2011, CPI bình quân năm có thể được dùng làm chỉ tiêu kế hoạch và điều hành của Chính phủ
Bắt đầu từ năm 2011, CPI bình quân năm có thể được dùng làm chỉ tiêu kế hoạch và điều hành của Chính phủ.
Ông Bùi Hà, Vụ trưởng Vụ Tổng hợp kinh tế quốc dân (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), đã cho biết như vậy trong buổi họp giao ban sản xuất tại bộ này vào ngày 26/8 vừa qua. Theo ông Hà, việc này nhằm mục đích phù hợp với thông lệ quốc tế.
Hiện nay, chỉ số giá tiêu dùng được công bố hàng tháng có các mức so sánh khác nhau, gồm so với tháng trước, so với tháng 12 năm trước, so với tháng cùng kỳ và bình quân đến tháng báo cáo so với cùng kỳ. Chi số lạm phát chính được Chính phủ và các bộ, ngành sử dụng là CPI tháng báo cáo so với cùng kỳ.
Trả lời VnEconomy, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Trần Thị Hằng cho biết, mỗi chỉ tiêu lạm phát có giá trị sử dụng khác nhau. Sự khác biệt ở hai chỉ số này là CPI tháng báo cáo so cùng kỳ thể hiện lạm phát tại thời điểm báo cáo sau một giai đoạn, trong khi CPI bình quân năm có tính đến diễn biến giá suốt cả một thời kỳ.
Cũng theo bà Hằng, CPI bình quân năm thường được sử dụng để loại trừ yếu tố giá trong các tính toán tăng trưởng GDP, tổng mức bán lẻ… và liên quan nhiều đến hệ thống tài khoản quốc gia.
Với cách hiểu như vậy, dường như việc đặt CPI bình quân năm cạnh con số tăng trưởng GDP sẽ hợp lý hơn và việc sử dụng chỉ tiêu này làm chỉ tiêu kế hoạch và mục tiêu điều hành của Chính phủ là phù hợp.
Ông Bùi Hà, Vụ trưởng Vụ Tổng hợp kinh tế quốc dân (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), đã cho biết như vậy trong buổi họp giao ban sản xuất tại bộ này vào ngày 26/8 vừa qua. Theo ông Hà, việc này nhằm mục đích phù hợp với thông lệ quốc tế.
Hiện nay, chỉ số giá tiêu dùng được công bố hàng tháng có các mức so sánh khác nhau, gồm so với tháng trước, so với tháng 12 năm trước, so với tháng cùng kỳ và bình quân đến tháng báo cáo so với cùng kỳ. Chi số lạm phát chính được Chính phủ và các bộ, ngành sử dụng là CPI tháng báo cáo so với cùng kỳ.
Trả lời VnEconomy, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Trần Thị Hằng cho biết, mỗi chỉ tiêu lạm phát có giá trị sử dụng khác nhau. Sự khác biệt ở hai chỉ số này là CPI tháng báo cáo so cùng kỳ thể hiện lạm phát tại thời điểm báo cáo sau một giai đoạn, trong khi CPI bình quân năm có tính đến diễn biến giá suốt cả một thời kỳ.
Cũng theo bà Hằng, CPI bình quân năm thường được sử dụng để loại trừ yếu tố giá trong các tính toán tăng trưởng GDP, tổng mức bán lẻ… và liên quan nhiều đến hệ thống tài khoản quốc gia.
Với cách hiểu như vậy, dường như việc đặt CPI bình quân năm cạnh con số tăng trưởng GDP sẽ hợp lý hơn và việc sử dụng chỉ tiêu này làm chỉ tiêu kế hoạch và mục tiêu điều hành của Chính phủ là phù hợp.