Việt Nam đầu tư lớn vào Campuchia
Cho đến nay, hai bên đã ký kết hơn 60 văn bản pháp lý về hợp tác song phương trong hầu hết các lĩnh vực
Ngày 26/12, tại hội nghị xúc tiến đầu tư của Việt Nam vào Campuchia, đại diện bộ, ngành và doanh nghiệp hai nước đã thông qua nhiều thỏa thuận hợp tác, ước tính trị giá 6 tỷ USD.
Dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Chính phủ Hoàng gia Campuchia Samdech Hunsen, hội nghị thu hút gần 600 đại biểu tham dự, cùng chia sẻ những thông tin mới nhất về cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư, và các dự án Campuchia đang kêu gọi đầu tư từ Việt Nam.
Trong bài phát biểu của mình, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhận định, tiềm năng hợp tác giữa hai nước Việt Nam và Campuchia còn rất lớn và việc thúc đẩy hợp tác về đầu tư, thương mại cũng đang có nhiều thuận lợi.
Tổng kim ngạch thương mại hai chiều giữa hai nước tăng trung bình 40%/năm. Kim ngạch thương mại song phương năm 2008 đạt 1,7 tỷ USD. Hai nước đang phấn đấu đưa kim ngạch thương mại song phương đạt 2 tỷ USD vào năm 2010.
Về đầu tư, người đứng đầu Chỉnh phủ cho rằng, Việt Nam và Campuchia có khả năng bổ trợ cho nhau để hợp tác cùng phát triển.
Trong khi Campuchia có tiềm năng và nhu cầu hợp tác về sản xuất và chế biến nông, lâm sản; phát triển nguồn và truyền tải điện, hàng không, viễn thông, thăm dò khoáng sản… Việt Nam có lực lượng doanh nghiệp đông đảo với khoảng 460.000 doanh nghiệp, trong đó nhiều doanh nghiệp có tiềm lực mạnh về thị trường, tài chính, lao động.
Tính đến nay các doanh nghiệp Việt Nam đã đầu tư gần 900 triệu USD vào Campuchia. Riêng trong năm 2009, Việt Nam đầu tư vào Campuchia trên 400 triệu USD, tập trung vào các lĩnh vực khoáng sản, cây công nghiệp, điện, ngân hàng, hàng không, viễn thông…
Hiện, Việt Nam nằm trong nhóm 3 nước dẫn đầu về đầu tư trực tiếp tại Campuchia. Mục tiêu đặt ra trong những năm tới, đầu tư trực tiếp của Việt Nam vào Campuchia đạt khoảng 6 tỷ USD.
Cho đến nay, hai bên đã ký kết các hiệp định về thương mại, du lịch, năng lượng, vận tải…; đồng thời thiết lập những cơ chế phối hợp cần thiết, phù hợp với yêu cầu phát triển của quan hệ hai nước. Tổng cộng đã có hơn 60 văn bản pháp lý về hợp tác song phương trong hầu hết các lĩnh vực.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị, trong thời gian tới hai bên cần khẩn trương rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật cho phù hợp với tình hình mới; tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý để thúc đẩy đầu tư, thương mại giữa hai nước.
Thủ tướng Samdech Hunsen cũng khẳng định Campuchia cam kết đảm bảo môi trường đầu tư thuận lợi cho các nhà đầu tư Việt Nam trên cơ sở khai thác và tận dụng tối đa tiềm năng và lợi thế của mỗi nước.
Tại hội nghị, đại diện bộ, ngành và doanh nghiệp hai nước đã ký biên bản làm việc về hợp tác thăm dò, khai thác bauxite tại tỉnh Mondulkiri; thỏa thuận cung cấp dịch vụ tín dụng của BIDV với một số doanh nghiệp Việt Nam và Campuchia; trao giấy phép đầu tư cho một số dự án đầu tư của Việt Nam vào Capuchia trong lĩnh vực chế biến lương thực; sản xuất phân bón, trồng cao su…
Dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Chính phủ Hoàng gia Campuchia Samdech Hunsen, hội nghị thu hút gần 600 đại biểu tham dự, cùng chia sẻ những thông tin mới nhất về cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư, và các dự án Campuchia đang kêu gọi đầu tư từ Việt Nam.
Trong bài phát biểu của mình, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhận định, tiềm năng hợp tác giữa hai nước Việt Nam và Campuchia còn rất lớn và việc thúc đẩy hợp tác về đầu tư, thương mại cũng đang có nhiều thuận lợi.
Tổng kim ngạch thương mại hai chiều giữa hai nước tăng trung bình 40%/năm. Kim ngạch thương mại song phương năm 2008 đạt 1,7 tỷ USD. Hai nước đang phấn đấu đưa kim ngạch thương mại song phương đạt 2 tỷ USD vào năm 2010.
Về đầu tư, người đứng đầu Chỉnh phủ cho rằng, Việt Nam và Campuchia có khả năng bổ trợ cho nhau để hợp tác cùng phát triển.
Trong khi Campuchia có tiềm năng và nhu cầu hợp tác về sản xuất và chế biến nông, lâm sản; phát triển nguồn và truyền tải điện, hàng không, viễn thông, thăm dò khoáng sản… Việt Nam có lực lượng doanh nghiệp đông đảo với khoảng 460.000 doanh nghiệp, trong đó nhiều doanh nghiệp có tiềm lực mạnh về thị trường, tài chính, lao động.
Tính đến nay các doanh nghiệp Việt Nam đã đầu tư gần 900 triệu USD vào Campuchia. Riêng trong năm 2009, Việt Nam đầu tư vào Campuchia trên 400 triệu USD, tập trung vào các lĩnh vực khoáng sản, cây công nghiệp, điện, ngân hàng, hàng không, viễn thông…
Hiện, Việt Nam nằm trong nhóm 3 nước dẫn đầu về đầu tư trực tiếp tại Campuchia. Mục tiêu đặt ra trong những năm tới, đầu tư trực tiếp của Việt Nam vào Campuchia đạt khoảng 6 tỷ USD.
Cho đến nay, hai bên đã ký kết các hiệp định về thương mại, du lịch, năng lượng, vận tải…; đồng thời thiết lập những cơ chế phối hợp cần thiết, phù hợp với yêu cầu phát triển của quan hệ hai nước. Tổng cộng đã có hơn 60 văn bản pháp lý về hợp tác song phương trong hầu hết các lĩnh vực.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị, trong thời gian tới hai bên cần khẩn trương rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật cho phù hợp với tình hình mới; tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý để thúc đẩy đầu tư, thương mại giữa hai nước.
Thủ tướng Samdech Hunsen cũng khẳng định Campuchia cam kết đảm bảo môi trường đầu tư thuận lợi cho các nhà đầu tư Việt Nam trên cơ sở khai thác và tận dụng tối đa tiềm năng và lợi thế của mỗi nước.
Tại hội nghị, đại diện bộ, ngành và doanh nghiệp hai nước đã ký biên bản làm việc về hợp tác thăm dò, khai thác bauxite tại tỉnh Mondulkiri; thỏa thuận cung cấp dịch vụ tín dụng của BIDV với một số doanh nghiệp Việt Nam và Campuchia; trao giấy phép đầu tư cho một số dự án đầu tư của Việt Nam vào Capuchia trong lĩnh vực chế biến lương thực; sản xuất phân bón, trồng cao su…