Việt Nam ngày càng đầu tư nhiều hơn ra nước ngoài
Trong 20 năm, đã có 249 dự án đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam với tổng vốn đăng ký là 1,39 tỷ USD
Trong cuộc họp báo tại Hà Nội ngày 2/1/2008, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, năm 2007, đã có 64 dự án do các doanh nghiệp Việt Nam thực hiện đầu tư ra nước ngoài được cấp phép, với tổng vốn đăng ký 391,2 triệu USD, tại 18 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
Những số liệu của năm 2007 cho thấy xu thế đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam đang gia tăng và tình hình đầu tư ra nước ngoài sẽ còn sôi động hơn nữa trong năm 2008.
Phần lớn nguồn vốn của các doanh nghiệp Việt Nam (chiếm 71,2% tổng vốn đăng ký) được "đổ" vào thị trường Lào với 23 dự án có tổng vốn đăng ký 162,1 triệu USD, 1 dự án thăm dò khai thác dầu khí tại Madagasca với vốn đầu tư 117,36 triệu USD. Tính trung bình, quy mô vốn đầu tư đăng ký cho một dự án đạt 6 triệu USD.
Các doanh nghiệp Việt Nam thường tập trung đầu tư chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp (17 dự án, vốn đầu tư 156,8 triệu USD), chiếm 35,9% về vốn dự án và 40% về vốn đầu tư đăng ký. Tiếp theo là lĩnh vực công nghiệp (23 dự án, vốn đầu tư 147,1 triệu USD), chiếm 26% về số dự án và 37,6% về vốn đầu tư đăng ký. Số vốn còn lại đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ.
Như vậy, trong 20 năm qua (1988 - 2007), đã có 249 dự án đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam với tổng vốn đăng ký là 1,39 tỷ USD.
Trong số 35 quốc gia và vùng lãnh thổ được các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư, trừ một số dự án đầu tư trong thăm dò, khai thác dầu khí tại Angeri, Iraq và Madagasca, Lào là quốc gia được đầu tư nhiều nhất, có 86 dự án với tổng vốn đầu tư 583,8 triệu USD, chiếm 42% tổng vốn đầu tư ra nước ngoài.
Tiếp đó là Campuchia với 27 dự án, vốn đăng ký 88,4 triệu USD, chiếm 6,3%. Liên bang Nga có 12 dự án, tổng vốn đầu tư 48,1 triệu USD, chiếm 5,6% về vốn đầu tư.
Theo ông Phan Hữu Thắng, Cục trưởng Cục đầu tư nước ngoài, bước Đầu các dự án của doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài đã thu được những kết quả khả quan. Một số dự án đã được điều chỉnh Giấy phép đầu tư mở rộng quy mô và hứa hẹn thành công.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng cho biết, trong thời gian tới, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ đầu tư vào một số lĩnh vực trọng tâm bao gồm dầu khí (Đông Nam Á, châu Phi), điện lực (Lào, Trung Quốc), khai thác khoáng sản (Lào), viễn thông (Lào, Campuchia, Hồng Kông, Singapore, Hoa Kỳ), giao thông vận tải (Singapore, Hồng Kông, Nga), kinh doanh xuất nhập khẩu, thương mại bán lẻ (Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Singapore, Trung Quốc)...
Để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài, cần có những cải thiện về môi trường pháp lý cũng như giới thiệu môi trường và cơ hội đầu tư kinh doanh cho doanh nghiệp Việt Nam ở các nước đối tác chiến lược.
Những số liệu của năm 2007 cho thấy xu thế đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam đang gia tăng và tình hình đầu tư ra nước ngoài sẽ còn sôi động hơn nữa trong năm 2008.
Phần lớn nguồn vốn của các doanh nghiệp Việt Nam (chiếm 71,2% tổng vốn đăng ký) được "đổ" vào thị trường Lào với 23 dự án có tổng vốn đăng ký 162,1 triệu USD, 1 dự án thăm dò khai thác dầu khí tại Madagasca với vốn đầu tư 117,36 triệu USD. Tính trung bình, quy mô vốn đầu tư đăng ký cho một dự án đạt 6 triệu USD.
Các doanh nghiệp Việt Nam thường tập trung đầu tư chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp (17 dự án, vốn đầu tư 156,8 triệu USD), chiếm 35,9% về vốn dự án và 40% về vốn đầu tư đăng ký. Tiếp theo là lĩnh vực công nghiệp (23 dự án, vốn đầu tư 147,1 triệu USD), chiếm 26% về số dự án và 37,6% về vốn đầu tư đăng ký. Số vốn còn lại đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ.
Như vậy, trong 20 năm qua (1988 - 2007), đã có 249 dự án đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam với tổng vốn đăng ký là 1,39 tỷ USD.
Trong số 35 quốc gia và vùng lãnh thổ được các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư, trừ một số dự án đầu tư trong thăm dò, khai thác dầu khí tại Angeri, Iraq và Madagasca, Lào là quốc gia được đầu tư nhiều nhất, có 86 dự án với tổng vốn đầu tư 583,8 triệu USD, chiếm 42% tổng vốn đầu tư ra nước ngoài.
Tiếp đó là Campuchia với 27 dự án, vốn đăng ký 88,4 triệu USD, chiếm 6,3%. Liên bang Nga có 12 dự án, tổng vốn đầu tư 48,1 triệu USD, chiếm 5,6% về vốn đầu tư.
Theo ông Phan Hữu Thắng, Cục trưởng Cục đầu tư nước ngoài, bước Đầu các dự án của doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài đã thu được những kết quả khả quan. Một số dự án đã được điều chỉnh Giấy phép đầu tư mở rộng quy mô và hứa hẹn thành công.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng cho biết, trong thời gian tới, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ đầu tư vào một số lĩnh vực trọng tâm bao gồm dầu khí (Đông Nam Á, châu Phi), điện lực (Lào, Trung Quốc), khai thác khoáng sản (Lào), viễn thông (Lào, Campuchia, Hồng Kông, Singapore, Hoa Kỳ), giao thông vận tải (Singapore, Hồng Kông, Nga), kinh doanh xuất nhập khẩu, thương mại bán lẻ (Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Singapore, Trung Quốc)...
Để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài, cần có những cải thiện về môi trường pháp lý cũng như giới thiệu môi trường và cơ hội đầu tư kinh doanh cho doanh nghiệp Việt Nam ở các nước đối tác chiến lược.