Việt Nam sẽ thay mới bộ sách giáo khoa sau 2015
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam ví việc đổi với giáo dục của Việt Nam hiện nay như việc vừa chạy vừa xếp hàng
Trên cơ sở đệ trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo, trong tháng 3 tới, Chính phủ sẽ chỉ đạo các đơn vị liên quan bắt tay vào triển khai 3 nội dung quan trọng của giáo dục đào tạo, trong đó có đổi mới bộ sách giáo khoa các cấp học phổ thông.
Thông tin được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết tại cuộc họp của Hội đồng Quốc gia giáo dục và phát triển nguồn nhân lực, ngày 25/2.
Ngoài nội dung trên, Thủ tướng cho biết, trong thời gian tới, Chính phủ cùng các bộ, ngành liên quan sẽ tập trung xây dựng chương trình hành động của Chính phủ triển khai Nghị quyết Trung ương về giáo dục đào tạo. Trong tháng 3, tới sẽ thành lập Ủy ban Quốc gia về đổi mới giáo dục do chính Thủ tướng làm Chủ tịch Ủy ban...
Đặc biệt, sắp tới, Chính phủ giao cho Bộ Giáo dục và Đào tạo phải bắt tay vào xây dựng đề án đổi mới toàn diện chương trình sách giáo khoa của các cấp học, để từ quý 3/2014 sẽ tiến hành các công việc cụ thể. Dự kiến, sau năm 2015, bộ sách giáo khoa mới sẽ được đưa vào sử dụng.
Trước đó, trong phần thảo luận, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết, việc đổi mới giáo dục, trong đó có cả yêu cầu xã hội hoá, là một vấn đề lớn, quan trọng. Đặc biệt, phải đề cập đến vai trò của các cơ quan nhà nước khác như đất đai, tài chính, lương thưởng…bởi những cái này một mình ngành giáo dục không thể tự lo được.
Liên quan đến vấn đề thay mới bộ sách giáo khoa, Phó thủ tướng lưu ý, phải có kế hoạch, có hệ thống, chương trình, trên cơ sở đó mới bắt tay vào làm, đừng đi theo quy trình ngược. Đặc biệt, theo Phó thủ tướng quá trình đổi mới giáo dục của chúng ta hiện nay giống như “vừa chạy vừa xếp hàng”.
Trong khi đó, nói về những bất cập của công tác giáo dục, đào tạo hiện nay, Giám đốc Đại học Quốc gia Tp.HCM Phan Thanh Bình, cho rằng, hiện nay, các gia đình đều mong muốn cho con mình học ngành này, ngành kia, trường này, trường nọ nên ngành giáo dục dường như cũng quá chú trọng vào nhu cầu mà quên mất rằng, yêu cầu trước hết trước hết là phải đào tạo ra một công dân có trách nhiệm trước xã hội và có năng lực công dân.
Thậm chí, khi đánh giá về học sinh thì các học sinh chúng ta nhỉnh hơn học sinh của Hoà Kỳ. Chúng ta cũng có nhiều giải thưởng, nhiều huy chương về các môn khoa học tự nhiên, nhưng thực tế, thế giới có thể họ không quan tâm lắm đến những cái đó. Điều mà họ quan tâm chính là đào tạo một con người toàn diện.
Đặc biệt, Việt Nam cần tiếp cận với khái niệm về “kinh doanh giáo dục” gắn với việc quốc tế hoá đào tạo, bởi làm thế chúng ta vừa có kiến thức, có cơ hội giao thao văn hoá vừa tăng thêm nguồn tài chính.
Đối với vấn đề tài chính và xã hội hoá giáo dục, Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Hồng Minh cho hay, hiện chi phí giáo dục được nhà nước cho phép tính rất thấp so với thời gian và công sức bỏ ra. Do đó bài toán xã hội hoá nhiều khi bị vướng do giá dịch vụ giáo dục thấp.
Đáng chú ý, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận đề nghị Bộ Nội vụ cần nhanh chóng có đề án đổi mới tuyển dụng cán bô, công chức. Bởi theo ông, hiện nay nhiều sinh viên của mình khi ra trường không thể qua được vòng thi tuyển của các doanh nghiệp nước ngoài. Trong khi, cũng sinh viên đó vào cơ quan nhà nước lại có khi dễ dàng hơn.
“Tại sao họ lọc được mà chúng ta không lọc được”, Bộ trưởng Luận đặt câu hỏi.
Liên quan đến đề án đổi mới sách giáo khoa, Bộ trưởng cho hay, từ trước đến nay chưa có lực lượng chuyên trách viết sách giáo khoa. Những người tham gia viết chủ yếu là các giáo viên làm thêm. Do đó, trong lần thay đổi bộ mới tới đây, rất có thể sẽ có một bước đột phá ngay cả trong việc tuyển chọn người viết sách, không quá đề cao yếu tố kinh nghiệm của những người viết trước đó.
Thông tin được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết tại cuộc họp của Hội đồng Quốc gia giáo dục và phát triển nguồn nhân lực, ngày 25/2.
Ngoài nội dung trên, Thủ tướng cho biết, trong thời gian tới, Chính phủ cùng các bộ, ngành liên quan sẽ tập trung xây dựng chương trình hành động của Chính phủ triển khai Nghị quyết Trung ương về giáo dục đào tạo. Trong tháng 3, tới sẽ thành lập Ủy ban Quốc gia về đổi mới giáo dục do chính Thủ tướng làm Chủ tịch Ủy ban...
Đặc biệt, sắp tới, Chính phủ giao cho Bộ Giáo dục và Đào tạo phải bắt tay vào xây dựng đề án đổi mới toàn diện chương trình sách giáo khoa của các cấp học, để từ quý 3/2014 sẽ tiến hành các công việc cụ thể. Dự kiến, sau năm 2015, bộ sách giáo khoa mới sẽ được đưa vào sử dụng.
Trước đó, trong phần thảo luận, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết, việc đổi mới giáo dục, trong đó có cả yêu cầu xã hội hoá, là một vấn đề lớn, quan trọng. Đặc biệt, phải đề cập đến vai trò của các cơ quan nhà nước khác như đất đai, tài chính, lương thưởng…bởi những cái này một mình ngành giáo dục không thể tự lo được.
Liên quan đến vấn đề thay mới bộ sách giáo khoa, Phó thủ tướng lưu ý, phải có kế hoạch, có hệ thống, chương trình, trên cơ sở đó mới bắt tay vào làm, đừng đi theo quy trình ngược. Đặc biệt, theo Phó thủ tướng quá trình đổi mới giáo dục của chúng ta hiện nay giống như “vừa chạy vừa xếp hàng”.
Trong khi đó, nói về những bất cập của công tác giáo dục, đào tạo hiện nay, Giám đốc Đại học Quốc gia Tp.HCM Phan Thanh Bình, cho rằng, hiện nay, các gia đình đều mong muốn cho con mình học ngành này, ngành kia, trường này, trường nọ nên ngành giáo dục dường như cũng quá chú trọng vào nhu cầu mà quên mất rằng, yêu cầu trước hết trước hết là phải đào tạo ra một công dân có trách nhiệm trước xã hội và có năng lực công dân.
Thậm chí, khi đánh giá về học sinh thì các học sinh chúng ta nhỉnh hơn học sinh của Hoà Kỳ. Chúng ta cũng có nhiều giải thưởng, nhiều huy chương về các môn khoa học tự nhiên, nhưng thực tế, thế giới có thể họ không quan tâm lắm đến những cái đó. Điều mà họ quan tâm chính là đào tạo một con người toàn diện.
Đặc biệt, Việt Nam cần tiếp cận với khái niệm về “kinh doanh giáo dục” gắn với việc quốc tế hoá đào tạo, bởi làm thế chúng ta vừa có kiến thức, có cơ hội giao thao văn hoá vừa tăng thêm nguồn tài chính.
Đối với vấn đề tài chính và xã hội hoá giáo dục, Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Hồng Minh cho hay, hiện chi phí giáo dục được nhà nước cho phép tính rất thấp so với thời gian và công sức bỏ ra. Do đó bài toán xã hội hoá nhiều khi bị vướng do giá dịch vụ giáo dục thấp.
Đáng chú ý, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận đề nghị Bộ Nội vụ cần nhanh chóng có đề án đổi mới tuyển dụng cán bô, công chức. Bởi theo ông, hiện nay nhiều sinh viên của mình khi ra trường không thể qua được vòng thi tuyển của các doanh nghiệp nước ngoài. Trong khi, cũng sinh viên đó vào cơ quan nhà nước lại có khi dễ dàng hơn.
“Tại sao họ lọc được mà chúng ta không lọc được”, Bộ trưởng Luận đặt câu hỏi.
Liên quan đến đề án đổi mới sách giáo khoa, Bộ trưởng cho hay, từ trước đến nay chưa có lực lượng chuyên trách viết sách giáo khoa. Những người tham gia viết chủ yếu là các giáo viên làm thêm. Do đó, trong lần thay đổi bộ mới tới đây, rất có thể sẽ có một bước đột phá ngay cả trong việc tuyển chọn người viết sách, không quá đề cao yếu tố kinh nghiệm của những người viết trước đó.