Việt Nam sẽ xây mới hàng loạt tuyến đường sắt
Thủ tướng phê duyệt điều chỉnh quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam
Vận tải đường sắt được quy hoạch phát triển theo hướng đồng bộ về kết cấu hạ tầng, phương tiện, dịch vụ vận tải và công nghiệp đạt trình độ tiên tiến, hiện đại, chất lượng cao, chi phí hợp lý, nhanh, an toàn...
Nội dung trên được đề cập trong bản quy hoạch có điều chỉnh về tổng thể phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, vừa được Thủ tướng phê duyệt.
Theo đó, sẽ quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải đường sắt phù hợp với chiến lược phát triển giao thông vận tải Việt Nam, gắn kết chặt chẽ với quy hoạch phát triển của các lĩnh vực giao thông vận tải khác và các quy hoạch có liên quan; phát triển mạng đường sắt kết nối với các cảng biển lớn, các khu công nghiệp và các quốc gia có chung biên giới để thúc đẩy hội nhập quốc tế; nhanh chóng phát triển mạng đường sắt đô thị làm nòng cốt trong vận tải công cộng tại các thành phố lớn, trước mắt ưu tiên Hà Nội và Tp.HCM.
Từng bước nâng cao thị phần vận tải và phát triển vận tải đường sắt theo hướng hiện đại, chất lượng cao, chi phí hợp lý, nhanh, an toàn, tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường, tiết kiệm chi phí xã hội; phát triển mạnh vận tải đa phương thức, dịch vụ logistics và các công trình hỗ trợ cho vận tải hàng hóa...
Về vận tải, phấn đấu giao thông vận tải đường sắt đáp ứng khoảng 3-4% về nhu cầu vận tải hành khách và khoảng 4-5% về nhu cầu vận tải hàng hóa trong tổng khối lượng vận tải của toàn ngành giao thông vận tải; tập trung phát triển dịch vụ vận tải đường dài; phát triển nhanh dịch vụ vận tải khối lượng lớn; mở rộng liên kết vận tải quốc tế, khu vực và các quốc gia có chung biên giới.
Đáng chú ý, về kết cấu hạ tầng, bên cạnh việc hoàn thành cải tạo, nâng cấp mạng đường sắt hiện có thì tiến hành xây dựng một số tuyến đường sắt mới như xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao; nghiên cứu, xây dựng các tuyến đường sắt kết nối với cảng biển, khu kinh tế, khu công nghiệp, du lịch; nghiên cứu, xây dựng các tuyến đường sắt ven biển; nghiên cứu, xây dựng các tuyến đường sắt kết nối các tỉnh khu vực Tây Nguyên...
Nội dung trên được đề cập trong bản quy hoạch có điều chỉnh về tổng thể phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, vừa được Thủ tướng phê duyệt.
Theo đó, sẽ quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải đường sắt phù hợp với chiến lược phát triển giao thông vận tải Việt Nam, gắn kết chặt chẽ với quy hoạch phát triển của các lĩnh vực giao thông vận tải khác và các quy hoạch có liên quan; phát triển mạng đường sắt kết nối với các cảng biển lớn, các khu công nghiệp và các quốc gia có chung biên giới để thúc đẩy hội nhập quốc tế; nhanh chóng phát triển mạng đường sắt đô thị làm nòng cốt trong vận tải công cộng tại các thành phố lớn, trước mắt ưu tiên Hà Nội và Tp.HCM.
Từng bước nâng cao thị phần vận tải và phát triển vận tải đường sắt theo hướng hiện đại, chất lượng cao, chi phí hợp lý, nhanh, an toàn, tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường, tiết kiệm chi phí xã hội; phát triển mạnh vận tải đa phương thức, dịch vụ logistics và các công trình hỗ trợ cho vận tải hàng hóa...
Về vận tải, phấn đấu giao thông vận tải đường sắt đáp ứng khoảng 3-4% về nhu cầu vận tải hành khách và khoảng 4-5% về nhu cầu vận tải hàng hóa trong tổng khối lượng vận tải của toàn ngành giao thông vận tải; tập trung phát triển dịch vụ vận tải đường dài; phát triển nhanh dịch vụ vận tải khối lượng lớn; mở rộng liên kết vận tải quốc tế, khu vực và các quốc gia có chung biên giới.
Đáng chú ý, về kết cấu hạ tầng, bên cạnh việc hoàn thành cải tạo, nâng cấp mạng đường sắt hiện có thì tiến hành xây dựng một số tuyến đường sắt mới như xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao; nghiên cứu, xây dựng các tuyến đường sắt kết nối với cảng biển, khu kinh tế, khu công nghiệp, du lịch; nghiên cứu, xây dựng các tuyến đường sắt ven biển; nghiên cứu, xây dựng các tuyến đường sắt kết nối các tỉnh khu vực Tây Nguyên...