Vietcombank, NamABank trước đại hội Eximbank
Đại hội đồng cổ đông Eximbank sắp tới dự kiến sẽ có những thay đổi đáng chú ý trong cơ cấu nhân sự cao cấp
Sau hai tháng tạm hoãn, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) sẽ tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2015 vào 21/7 tới.
Trước đó, ngân hàng này dự kiến tổ chức vào ngày 22/4, nhưng đột ngột hoãn lại với lý do “cần thêm thời gian để chuẩn bị các nội dung đại hội tốt hơn”.
Còn theo thông tin báo chí phản ánh vừa qua, nguyên do chính là Cơ quan Thanh tra giám sát của Ngân hàng Nhà nước vào kiểm tra về nội dung có sở hữu chéo hay không…
Theo kế hoạch đã công bố và chuẩn bị thời gian qua, đại hội sắp tới của Eximbank được chú ý ở khả năng có thay đổi lớn trong cơ cấu nhân sự Hội đồng Quản trị và Ban Kiểm soát nhiệm kỳ 2015 - 2020. Với thông tin đã công bố, những thay đổi này đến từ các ứng viên từng là lãnh đạo cao cấp của Ngân hàng Nam Á (NamABank).
Thị trường càng chú ý những thay đổi dự kiến nói trên hơn khi gần đây xuất hiện thông tin về tình huống NamABank sẽ chủ động sáp nhập vào Eximbank.
Danh sách đề cử thành viên để bầu vào Hội đồng Quản trị và Ban Kiểm soát Eximbank sắp tới đã công bố ngày 23/3/2015, xuất hiện hai trường hợp nguyên là lãnh đạo điều hành cao cấp và thành viên Hội đồng Quản trị NamABank, gồm ông Trần Ngô Phúc Vũ và ông Trần Ngọc Tâm.
Theo điều lệ của Eximbank và quy định tại Nghị định 102 của Chính phủ, các cổ đông và nhóm cổ đông phải đảm bảo ít nhất 10% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết để đề cử ứng viên vào hai cơ cấu trên.
Theo biên bản kiểm phiếu mà Eximbank đã công bố ngày 23/3/2015, cả hai trường hợp ông Trần Ngô Phúc Vũ và ông Trần Ngọc Tâm đều đảm bảo yêu cầu trên, với tổng hơn 20% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết. Tỷ lệ này được dồn sức từ tỷ lệ sở hữu của một nhóm cổ đông tổ chức và cá nhân.
Có một điểm được chú ý, để đảm bảo được tỷ lệ được quyền để cử trên, “người cũ” của NamABank đã có được sự hợp sức của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) - cổ đông đang sở hữu 8,2% cổ phần của Eximbank.
Cụ thể, Vietcombank đã dồn toàn bộ số cổ phần có quyền biểu quyết nói trên cho ông Trần Ngô Phúc Vũ.
Câu hỏi đặt ra là, vì sao Vietcombank tham gia nhóm cổ đông nói trên, và liệu có liên quan gì đến tình huống tái cơ cấu Eximbank theo hướng NamABank chủ động sáp nhập vào như một số thông tin đặt ra thời gian qua?
Trước hết, cho đến thời điểm này và ngay trong nội dung chương trình dự kiến đại hội sắp tới của Eximbank, tình huống tái cơ cấu hay định hướng sáp nhập nào đó chưa được đặt ra cụ thể, theo tài liệu công bố đến thời điểm này. Nếu có định hướng, hẳn sẽ còn một lộ trình dài.
Điểm nhận thấy cụ thể nhất trong mục đích của Vietcombank là họ cũng muốn thực hiện vai trò và quyền của mình trong ngân hàng đã đầu tư vốn. Theo quy định nói trên, bản thân tỷ lệ 8,2% riêng lẻ của họ không đủ quyền để tự ứng cử, đề cử người của mình tham gia cơ cấu quản trị, kiểm soát Eximbank. Việc hợp sức để đảm bảo tỷ lệ tối thiểu 10% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết là nhu cầu rõ ràng.
Trước đó, ngân hàng này dự kiến tổ chức vào ngày 22/4, nhưng đột ngột hoãn lại với lý do “cần thêm thời gian để chuẩn bị các nội dung đại hội tốt hơn”.
Còn theo thông tin báo chí phản ánh vừa qua, nguyên do chính là Cơ quan Thanh tra giám sát của Ngân hàng Nhà nước vào kiểm tra về nội dung có sở hữu chéo hay không…
Theo kế hoạch đã công bố và chuẩn bị thời gian qua, đại hội sắp tới của Eximbank được chú ý ở khả năng có thay đổi lớn trong cơ cấu nhân sự Hội đồng Quản trị và Ban Kiểm soát nhiệm kỳ 2015 - 2020. Với thông tin đã công bố, những thay đổi này đến từ các ứng viên từng là lãnh đạo cao cấp của Ngân hàng Nam Á (NamABank).
Thị trường càng chú ý những thay đổi dự kiến nói trên hơn khi gần đây xuất hiện thông tin về tình huống NamABank sẽ chủ động sáp nhập vào Eximbank.
Danh sách đề cử thành viên để bầu vào Hội đồng Quản trị và Ban Kiểm soát Eximbank sắp tới đã công bố ngày 23/3/2015, xuất hiện hai trường hợp nguyên là lãnh đạo điều hành cao cấp và thành viên Hội đồng Quản trị NamABank, gồm ông Trần Ngô Phúc Vũ và ông Trần Ngọc Tâm.
Theo điều lệ của Eximbank và quy định tại Nghị định 102 của Chính phủ, các cổ đông và nhóm cổ đông phải đảm bảo ít nhất 10% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết để đề cử ứng viên vào hai cơ cấu trên.
Theo biên bản kiểm phiếu mà Eximbank đã công bố ngày 23/3/2015, cả hai trường hợp ông Trần Ngô Phúc Vũ và ông Trần Ngọc Tâm đều đảm bảo yêu cầu trên, với tổng hơn 20% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết. Tỷ lệ này được dồn sức từ tỷ lệ sở hữu của một nhóm cổ đông tổ chức và cá nhân.
Có một điểm được chú ý, để đảm bảo được tỷ lệ được quyền để cử trên, “người cũ” của NamABank đã có được sự hợp sức của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) - cổ đông đang sở hữu 8,2% cổ phần của Eximbank.
Cụ thể, Vietcombank đã dồn toàn bộ số cổ phần có quyền biểu quyết nói trên cho ông Trần Ngô Phúc Vũ.
Câu hỏi đặt ra là, vì sao Vietcombank tham gia nhóm cổ đông nói trên, và liệu có liên quan gì đến tình huống tái cơ cấu Eximbank theo hướng NamABank chủ động sáp nhập vào như một số thông tin đặt ra thời gian qua?
Trước hết, cho đến thời điểm này và ngay trong nội dung chương trình dự kiến đại hội sắp tới của Eximbank, tình huống tái cơ cấu hay định hướng sáp nhập nào đó chưa được đặt ra cụ thể, theo tài liệu công bố đến thời điểm này. Nếu có định hướng, hẳn sẽ còn một lộ trình dài.
Điểm nhận thấy cụ thể nhất trong mục đích của Vietcombank là họ cũng muốn thực hiện vai trò và quyền của mình trong ngân hàng đã đầu tư vốn. Theo quy định nói trên, bản thân tỷ lệ 8,2% riêng lẻ của họ không đủ quyền để tự ứng cử, đề cử người của mình tham gia cơ cấu quản trị, kiểm soát Eximbank. Việc hợp sức để đảm bảo tỷ lệ tối thiểu 10% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết là nhu cầu rõ ràng.