Vinaconex tính đến phương án bán 500 tỷ đồng cổ phiếu cho SCIC
Để có tiền nộp lại một phần khoản thặng dư, Vinaconex tính đến phương án chào bán riêng lẻ 500 tỷ đồng với sự tham gia của SCIC
Để có tiền nộp lại một phần khoản thặng dư, Vinaconex tính đến phương án chào bán riêng lẻ 500 tỷ đồng với sự tham gia của SCIC.
Tổng công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex) vừa có văn bản kiến nghị Thủ tướng Chính phủ biện pháp thực hiện những chỉ đạo trước đó về khoản tiền thu hồi gần 900 tỷ đồng.
Trên thực tế, số tiền Vinaconex cần phải nộp lại hiện còn hơn 747 tỷ đồng. Với khả năng hồi vốn hiện tại, tổng công ty này khó có thể nộp ngay được số tiền trên trong tháng 8 này, theo như chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Trước đó, Vinaconex cho biết đã đầu tư toàn bộ số vốn trên vào các dự án trọng điểm quốc gia; mặc dù các dự án đã đi vào hoạt động, có lãi nhưng không thể một sớm một chiều thu hồi vốn để nộp về Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC).
Trong văn bản gửi Thủ tướng, Vinaconex cho biết sẽ thu xếp tài chính ở mức cao nhất có thể để nộp vè SCIC. Khoản còn thiếu, Tổng công ty đề nghị Thủ tướng cho phép nộp sau khi hoàn tất việc tăng vốn điều lệ lên 3.000 tỷ đồng. Trong thời gian chờ nguồn thu từ đợt phát hành tăng vốn điều lệ, Vinaconex xin được nhận nợ số tiền còn thiếu và ký khế ước vay với SCIC.
Để giải quyết định vấn đề trên, Vinaconex kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước tháo gỡ vướng mắc về thủ tục cấp phép để Tổng công ty sớm hoàn thành việc tăng vốn, sớm có đủ nguồn tiền để nộp về ngân sách Nhà nước và bổ sung nguồn vốn kinh doanh.
Đáng chú ý là Vinaconex đề xuất phương án, trong trường hợp vướng mắc do thủ tục cấp phép tăng vốn không được tháo gỡ kịp thời, để có ngay khoản tiền nộp nói trên, Thủ tướng xem xét chỉ đạo SCIC thông qua phương án cho phép Vinaconex chào bán riêng lẻ khoảng 500 tỷ đồng trong tổng số 1.150 tỷ đồng mệnh giá cổ phiếu dự kiến phát hành tăng thêm đợt này. Theo đó, đề nghị cổ đông Nhà nước là SCIC tham gia mua cổ phần chào bán riêng lẻ này để đảm bảo tỷ lệ sở hữu của Nhà nước tại Vinaconex.
Theo Vinaconex, việc làm này sẽ rút ngắn thời gian và thủ tục chào bán (vì không phải xin phép) đồng thời tạo điều kiện cho Tổng công ty có nguồn tiền nộp về SCIC hoặc thực hiện bù trừ nếu SCIC tham gia mua cổ phần.
Văn bản Vinaconex gửi Thủ tướng cũng nhấn mạnh: “Vinaconex luôn luôn nhận thức rằng: Phần vốn thặng dư được Nhà nước để lại tại doanh nghiệp là thuộc sở hữu của Nhà nước chứ không phải là tài sản của doanh nghiệp”.
Tổng công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex) vừa có văn bản kiến nghị Thủ tướng Chính phủ biện pháp thực hiện những chỉ đạo trước đó về khoản tiền thu hồi gần 900 tỷ đồng.
Trên thực tế, số tiền Vinaconex cần phải nộp lại hiện còn hơn 747 tỷ đồng. Với khả năng hồi vốn hiện tại, tổng công ty này khó có thể nộp ngay được số tiền trên trong tháng 8 này, theo như chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Trước đó, Vinaconex cho biết đã đầu tư toàn bộ số vốn trên vào các dự án trọng điểm quốc gia; mặc dù các dự án đã đi vào hoạt động, có lãi nhưng không thể một sớm một chiều thu hồi vốn để nộp về Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC).
Trong văn bản gửi Thủ tướng, Vinaconex cho biết sẽ thu xếp tài chính ở mức cao nhất có thể để nộp vè SCIC. Khoản còn thiếu, Tổng công ty đề nghị Thủ tướng cho phép nộp sau khi hoàn tất việc tăng vốn điều lệ lên 3.000 tỷ đồng. Trong thời gian chờ nguồn thu từ đợt phát hành tăng vốn điều lệ, Vinaconex xin được nhận nợ số tiền còn thiếu và ký khế ước vay với SCIC.
Để giải quyết định vấn đề trên, Vinaconex kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước tháo gỡ vướng mắc về thủ tục cấp phép để Tổng công ty sớm hoàn thành việc tăng vốn, sớm có đủ nguồn tiền để nộp về ngân sách Nhà nước và bổ sung nguồn vốn kinh doanh.
Đáng chú ý là Vinaconex đề xuất phương án, trong trường hợp vướng mắc do thủ tục cấp phép tăng vốn không được tháo gỡ kịp thời, để có ngay khoản tiền nộp nói trên, Thủ tướng xem xét chỉ đạo SCIC thông qua phương án cho phép Vinaconex chào bán riêng lẻ khoảng 500 tỷ đồng trong tổng số 1.150 tỷ đồng mệnh giá cổ phiếu dự kiến phát hành tăng thêm đợt này. Theo đó, đề nghị cổ đông Nhà nước là SCIC tham gia mua cổ phần chào bán riêng lẻ này để đảm bảo tỷ lệ sở hữu của Nhà nước tại Vinaconex.
Theo Vinaconex, việc làm này sẽ rút ngắn thời gian và thủ tục chào bán (vì không phải xin phép) đồng thời tạo điều kiện cho Tổng công ty có nguồn tiền nộp về SCIC hoặc thực hiện bù trừ nếu SCIC tham gia mua cổ phần.
Văn bản Vinaconex gửi Thủ tướng cũng nhấn mạnh: “Vinaconex luôn luôn nhận thức rằng: Phần vốn thặng dư được Nhà nước để lại tại doanh nghiệp là thuộc sở hữu của Nhà nước chứ không phải là tài sản của doanh nghiệp”.