Vinalines dự kiến lỗ 1.625 tỷ đồng năm 2014
Doanh thu 2014 của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam ước đạt 19.804 tỷ đồng
Doanh thu 2014 của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) ước đạt 19.804 tỷ đồng, lỗ dự kiến trong năm 2014 là 1.625 tỷ đồng. Số liệu được Tổng giám đốc Vinalines Lê Anh Sơn đưa ra tại hội nghị tổng kết năm 2014 sáng 15/1.
Theo ông Sơn, năm 2014 do không tính doanh thu của các đơn vị đã thoái vốn, doanh thu dịch vụ tạm nhập, tái xuất của Vinalines Logistics giảm nhanh do đó Tổng công ty không đạt mục tiêu doanh thu cho cả năm.
Riêng đối với con số lỗ dự kiến trong năm 2014 là 1.625 tỷ đồng, ông Sơn cho biết được tính theo tỷ lệ vốn góp của Tổng công ty tại các doanh nghiệp, bằng 23% số lỗ của năm 2013 theo báo cáo tài chính hợp nhất là 7.061 tỷ đồng.
Hiện nay Vinalines có 109 tàu với 2,28 triệu DWT, chiếm 31% tổng trọng tải đội tàu biển quốc gia, không tính các tài của Falcon và Vinashinlines do hai công ty đang tiến hành thủ tục phá sản.
Trong năm 2014, Tổng công ty đã thực hiện cổ phần hóa đối với 10 doanh nghiệp thành viên. Cụ thể, 5 doanh nghiệp đã hoàn thành đăng ký doanh nghiệp công ty cổ phần là Cảng Hải Phòng, Cảng Nha Trang, Cảng Đà Nẵng, Vinalines Nha Trang, Cảng Quảng Ninh. Có 2 doanh nghiệp đã thực hiện IPO vào tháng 12/2014 và hiện đang thực hiện các thủ tục đăng ký hoạt động công ty cổ phần là Cảng Cần Thơ, Nghệ Tĩnh. Có 1 doanh nghiệp dang chuẩn bị các thủ tục IPO trong tháng 1/2015 là Cảng Năm Căn. Hai doanh nghiệp đã công bố giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa là Cảng Cam Ranh và Cảng Sài Gòn.
Vinalines cũng đã hoàn thành việc chuyển đổi các đơn vị hạch toán phụ thuộc là Công ty hàng hải Vinalines Nha Trang, Cảng Cần Thơ - Cái Vui sau khi sáp nhập thành Công ty TNHH MTV. Đối với 3 đơn vị hạch toán phụ thuộc là Công ty Vận tải biển Vinalines, Container Vinalines, Dịch vụ Hàng Hải Vinalines Hải Phòng sẽ thực hiện cổ phần hóa đồng thời với công ty mẹ.
Tổng công ty cũng đã có quyết định giải thể, chấm dứt hoạt động đối với 4 doanh nghiệp là Công ty tư vấn Hàng hải, Công ty Kinh doanh xăng dầu Vinalines phía Bắc, Công ty Thương mại Xăng dầu đường biển, Công ty Hàng hải Vinalines Cần Thơ và đã dừng hoạt động đối với 1 doanh nghiệp là Trung tâm Phát triển nhân lực hàng hải Đông Nam Á (Vina - STC)
Cũng theo ông Sơn, năm 2014 thị trường vận tải biển còn nhiều khó khăn và nguồn tài chính của các doanh nghiệp vận tải biển của Tổng công ty hết sức eo hẹp, nợ vay vẫn là gánh nặng đè lên nỗ lực thoát lỗ của các đơn vị khối vận tải biển.
Trước đó, hồi tháng 11/2014, trong một báo cáo của Chính phủ về hoạt động của khối doanh nghiệp nhà nước năm 2013, Vinalines đã đứng đầu bảng số doanh nghiệp thua lỗ với giá trị luỹ kế lên tới 6.958,4 tỷ đồng.
Theo ông Sơn, năm 2014 do không tính doanh thu của các đơn vị đã thoái vốn, doanh thu dịch vụ tạm nhập, tái xuất của Vinalines Logistics giảm nhanh do đó Tổng công ty không đạt mục tiêu doanh thu cho cả năm.
Riêng đối với con số lỗ dự kiến trong năm 2014 là 1.625 tỷ đồng, ông Sơn cho biết được tính theo tỷ lệ vốn góp của Tổng công ty tại các doanh nghiệp, bằng 23% số lỗ của năm 2013 theo báo cáo tài chính hợp nhất là 7.061 tỷ đồng.
Hiện nay Vinalines có 109 tàu với 2,28 triệu DWT, chiếm 31% tổng trọng tải đội tàu biển quốc gia, không tính các tài của Falcon và Vinashinlines do hai công ty đang tiến hành thủ tục phá sản.
Trong năm 2014, Tổng công ty đã thực hiện cổ phần hóa đối với 10 doanh nghiệp thành viên. Cụ thể, 5 doanh nghiệp đã hoàn thành đăng ký doanh nghiệp công ty cổ phần là Cảng Hải Phòng, Cảng Nha Trang, Cảng Đà Nẵng, Vinalines Nha Trang, Cảng Quảng Ninh. Có 2 doanh nghiệp đã thực hiện IPO vào tháng 12/2014 và hiện đang thực hiện các thủ tục đăng ký hoạt động công ty cổ phần là Cảng Cần Thơ, Nghệ Tĩnh. Có 1 doanh nghiệp dang chuẩn bị các thủ tục IPO trong tháng 1/2015 là Cảng Năm Căn. Hai doanh nghiệp đã công bố giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa là Cảng Cam Ranh và Cảng Sài Gòn.
Vinalines cũng đã hoàn thành việc chuyển đổi các đơn vị hạch toán phụ thuộc là Công ty hàng hải Vinalines Nha Trang, Cảng Cần Thơ - Cái Vui sau khi sáp nhập thành Công ty TNHH MTV. Đối với 3 đơn vị hạch toán phụ thuộc là Công ty Vận tải biển Vinalines, Container Vinalines, Dịch vụ Hàng Hải Vinalines Hải Phòng sẽ thực hiện cổ phần hóa đồng thời với công ty mẹ.
Tổng công ty cũng đã có quyết định giải thể, chấm dứt hoạt động đối với 4 doanh nghiệp là Công ty tư vấn Hàng hải, Công ty Kinh doanh xăng dầu Vinalines phía Bắc, Công ty Thương mại Xăng dầu đường biển, Công ty Hàng hải Vinalines Cần Thơ và đã dừng hoạt động đối với 1 doanh nghiệp là Trung tâm Phát triển nhân lực hàng hải Đông Nam Á (Vina - STC)
Cũng theo ông Sơn, năm 2014 thị trường vận tải biển còn nhiều khó khăn và nguồn tài chính của các doanh nghiệp vận tải biển của Tổng công ty hết sức eo hẹp, nợ vay vẫn là gánh nặng đè lên nỗ lực thoát lỗ của các đơn vị khối vận tải biển.
Trước đó, hồi tháng 11/2014, trong một báo cáo của Chính phủ về hoạt động của khối doanh nghiệp nhà nước năm 2013, Vinalines đã đứng đầu bảng số doanh nghiệp thua lỗ với giá trị luỹ kế lên tới 6.958,4 tỷ đồng.