Vinalines tiếp tục giữ tỷ lệ chi phối tại các cảng biển lớn
Thủ tướng phê duyệt chiến lược, Kế hoạch sản xuất kinh doanh 5 năm giai đoạn 2016 - 2020 của Vinalines
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt chiến lược, kế hoạch đầu tư phát triển và Kế hoạch sản xuất kinh doanh 5 năm giai đoạn 2016 - 2020 của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines).
Theo đó, mục tiêu chiến lược phát triển của Vinalines là xây dựng Tổng công ty mạnh hơn, hoạt động hiệu quả hơn trên cơ sở thực hiện tái cơ cấu, sử dụng hợp lý các nguồn lực; nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp, liên kết cao hơn về tài chính, công nghệ và thị trường; xây dựng đội ngũ lãnh đạo Tổng công ty chuyên nghiệp, có năng lực quản trị kinh doanh và quản trị doanh nghiệp; thực hiện tái cơ cấu, sắp xếp lại doanh nghiệp theo lộ trình quy định nhằm thu hút các nguồn lực, tạo điều kiện thuận lợi để đông đảo người lao động tham gia quản lý, đầu tư phát triển Tổng công ty.
Vinalines đặt mục tiêu sản xuất kinh doanh trong 5 năm (2016 - 2020) là tổ chức quản lý khai thác và đầu tư phát triển các ngành nghề kinh doanh chủ yếu, gồm: Vận tải biển, cảng biển và dịch vụ hàng hải; đem lại hiệu quả, lợi nhuận cao; bảo toàn và phát triển vốn nhà nước; thu hẹp quy mô các lĩnh vực kinh doanh không hiệu quả; điều chỉnh phù hợp tỷ lệ vốn góp của Tổng công ty tại các doanh nghiệp thành viên, đa dạng hóa sở hữu.
Tổng công ty sẽ tập trung phát triển và khai thác hiệu quả các cảng biển do Tổng công ty hiện nắm giữ nằm ở những vị trí chiến lược và đóng vai trò quan trọng đối với việc phát triển kinh tế vùng tại ba khu vực Bắc, Trung, Nam và giữ vai trò huyết mạch trong tổng thể mạng lưới giao thông vận tải quốc gia.
Tổng công ty ưu tiên tập trung quản lý, khai thác và phát triển các cảng nước sâu, cảng trung chuyển quốc tế có tiềm lực để trở thành các cảng biển lớn tầm cỡ khu vực, đủ sức cạnh tranh với các trung tâm trung chuyển hàng hóa trong khu vực...
Về về hoạch đầu tư cụ thể 5 năm tới, Chính phủ chỉ đạo Vinalines tập trung một số lĩnh vực sau
Đối với cảng biển: tập trung đầu tư một số bến cảng khu vực Lạch Huyện, Đình Vũ (Hải Phòng); đầu tư xây dựng Cảng quốc tế Hải Phòng với quy mô 2 bến container và tổng hợp.
Khu vực miền Trung tập trung đầu tư cảng Liên Chiểu Đà Nẵng, cảng Nghệ Tĩnh…Khu vực miền Nam hoàn thành và đưa vào khai thác cảng Sài Gòn – Hiệp Phước, đầu tư thêm giai đoạn 2 của dự án này, phát triển cảng tổng hợp Vinalines Hậu Giang, Cần Thơ, Cam Ranh…
Đáng chú ý, Chính phủ chỉ đạo Vinalines trong thời gian tới phải đảm bảo các giải pháp về quản trị tài chính, trong đó phải duy trì tỷ lệ chi phối tại các doanh nghiệp cảng biển tại Hải Phòng, Đà Nẵng và Tp.HCM; tiến hành thoái vốn về tỷ lệ không chi phối hoặc thoái toàn bộ vốn tại các cảng biển, doanh nghiệp theo chỉ đạo trước đó của Thủ tướng.
Cùng với đó phải tiếp tục xử lý, đẩy mạnh tái cơ cấu nợ vay vốn tại các ngân hàng, đẩy mạnh niêm yết, đăng ký giao dịch đối với các doanh nghiệp đã cổ phần hóa…
Theo báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh 2016 của Vinalines, các chỉ tiêu sản lượng và lợi nhuận ước thực hiện năm 2016 tăng đột biến so với năm 2015, đặc biệt chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế tăng tới 58%, mang lại mức lợi nhuận trước thuế hơn 923 tỷ đồng, qua đó giúp kết quả kinh doanh hợp nhất của tổng công ty ở mức cân bằng trong bối cảnh lao dốc của thị trường vận tải biển thế giới, giá cước sụt giảm mạnh.
Trong năm 2016, công ty mẹ Vinalines đã giảm được 2.306 tỷ đồng nợ, trong đó ghi tăng vốn Nhà nước 1.184 tỷ đồng. Sau gần ba năm thực hiện tái cơ cấu tài chính, đến hết ngày 31/12/2016, nợ tại công ty mẹ đã giảm được 8.021 tỷ đồng, trong đó ghi tăng vốn Nhà nước 2.883 tỷ đồng.
Theo đó, mục tiêu chiến lược phát triển của Vinalines là xây dựng Tổng công ty mạnh hơn, hoạt động hiệu quả hơn trên cơ sở thực hiện tái cơ cấu, sử dụng hợp lý các nguồn lực; nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp, liên kết cao hơn về tài chính, công nghệ và thị trường; xây dựng đội ngũ lãnh đạo Tổng công ty chuyên nghiệp, có năng lực quản trị kinh doanh và quản trị doanh nghiệp; thực hiện tái cơ cấu, sắp xếp lại doanh nghiệp theo lộ trình quy định nhằm thu hút các nguồn lực, tạo điều kiện thuận lợi để đông đảo người lao động tham gia quản lý, đầu tư phát triển Tổng công ty.
Vinalines đặt mục tiêu sản xuất kinh doanh trong 5 năm (2016 - 2020) là tổ chức quản lý khai thác và đầu tư phát triển các ngành nghề kinh doanh chủ yếu, gồm: Vận tải biển, cảng biển và dịch vụ hàng hải; đem lại hiệu quả, lợi nhuận cao; bảo toàn và phát triển vốn nhà nước; thu hẹp quy mô các lĩnh vực kinh doanh không hiệu quả; điều chỉnh phù hợp tỷ lệ vốn góp của Tổng công ty tại các doanh nghiệp thành viên, đa dạng hóa sở hữu.
Tổng công ty sẽ tập trung phát triển và khai thác hiệu quả các cảng biển do Tổng công ty hiện nắm giữ nằm ở những vị trí chiến lược và đóng vai trò quan trọng đối với việc phát triển kinh tế vùng tại ba khu vực Bắc, Trung, Nam và giữ vai trò huyết mạch trong tổng thể mạng lưới giao thông vận tải quốc gia.
Tổng công ty ưu tiên tập trung quản lý, khai thác và phát triển các cảng nước sâu, cảng trung chuyển quốc tế có tiềm lực để trở thành các cảng biển lớn tầm cỡ khu vực, đủ sức cạnh tranh với các trung tâm trung chuyển hàng hóa trong khu vực...
Về về hoạch đầu tư cụ thể 5 năm tới, Chính phủ chỉ đạo Vinalines tập trung một số lĩnh vực sau
Đối với cảng biển: tập trung đầu tư một số bến cảng khu vực Lạch Huyện, Đình Vũ (Hải Phòng); đầu tư xây dựng Cảng quốc tế Hải Phòng với quy mô 2 bến container và tổng hợp.
Khu vực miền Trung tập trung đầu tư cảng Liên Chiểu Đà Nẵng, cảng Nghệ Tĩnh…Khu vực miền Nam hoàn thành và đưa vào khai thác cảng Sài Gòn – Hiệp Phước, đầu tư thêm giai đoạn 2 của dự án này, phát triển cảng tổng hợp Vinalines Hậu Giang, Cần Thơ, Cam Ranh…
Đáng chú ý, Chính phủ chỉ đạo Vinalines trong thời gian tới phải đảm bảo các giải pháp về quản trị tài chính, trong đó phải duy trì tỷ lệ chi phối tại các doanh nghiệp cảng biển tại Hải Phòng, Đà Nẵng và Tp.HCM; tiến hành thoái vốn về tỷ lệ không chi phối hoặc thoái toàn bộ vốn tại các cảng biển, doanh nghiệp theo chỉ đạo trước đó của Thủ tướng.
Cùng với đó phải tiếp tục xử lý, đẩy mạnh tái cơ cấu nợ vay vốn tại các ngân hàng, đẩy mạnh niêm yết, đăng ký giao dịch đối với các doanh nghiệp đã cổ phần hóa…
Theo báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh 2016 của Vinalines, các chỉ tiêu sản lượng và lợi nhuận ước thực hiện năm 2016 tăng đột biến so với năm 2015, đặc biệt chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế tăng tới 58%, mang lại mức lợi nhuận trước thuế hơn 923 tỷ đồng, qua đó giúp kết quả kinh doanh hợp nhất của tổng công ty ở mức cân bằng trong bối cảnh lao dốc của thị trường vận tải biển thế giới, giá cước sụt giảm mạnh.
Trong năm 2016, công ty mẹ Vinalines đã giảm được 2.306 tỷ đồng nợ, trong đó ghi tăng vốn Nhà nước 1.184 tỷ đồng. Sau gần ba năm thực hiện tái cơ cấu tài chính, đến hết ngày 31/12/2016, nợ tại công ty mẹ đã giảm được 8.021 tỷ đồng, trong đó ghi tăng vốn Nhà nước 2.883 tỷ đồng.