Vinasat-1 được phóng thành công lên quỹ đạo
5h50' rạng sáng 19/4, vệ tinh Vinasat-1 của Việt Nam đã được tên lửa Ariane 5 đưa vào quỹ đạo thành công
5h50' rạng sáng 19/4, tại bãi phóng Kourou ở Guyana thuộc Pháp, vệ tinh đầu tiên của Việt Nam Vinasat-1 đã được phóng thành công lên quỹ đạo, trên tổ hợp tên lửa Ariane-5.
Chứng kiến sự kiện này tại đầu cầu truyền hình Hà Nội có Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, Trưởng ban Chỉ đạo quốc gia Dự án phóng vệ tinh, Phó thủ tướng Trương Vĩnh Trọng và nhiều lãnh đạo của Bộ Thông tin và Truyền thông, cùng các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin.
Phát biểu ngay sau khi việc phóng vệ tinh kết thúc, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh Việt Nam đã "thể hiện chủ quyền quốc gia trên không gian", với việc phóng thành công vệ tinh Vinasat-1 lên quỹ đạo.
Thủ tướng đánh giá: "Vinasat-1 là cầu nối truyền thông quan trọng với các quốc gia trên khu vực và trên thế giới. Với sự kiện này Việt Nam trở thành nước thứ 93 trên thế giới và nước thứ 6 trong khu vực có vệ tinh vào quỹ đạo. Vinasat-1 sẽ giúp ngành viễn thông công nghệ thông tin cất cánh, đưa hệ thống thông tin truyền thông internet, phát thanh, truyền hình tới các vùng sâu, vùng xa, miền núi hải đảo".
Vinasat-1 đi vào hoạt động sẽ làm hoàn thiện cơ sở hạ tầng thông tin liên lạc, nâng cao năng lực mạng lưới, chất lượng dịch vụ viễn thông, công nghệ thông tin, phát thanh, truyền hình của Việt Nam.
Vệ tinh cao 4m và nặng 2.600kg này có tuổi thọ khoảng 15-20 năm, với tổng giá trị gần 300 triệu USD, do Tập đoàn Lockheed Martin của Mỹ sản xuất với công nghệ tiên tiến. Với dung lượng truyền dẫn tương đương với 10.000 kênh thoại/Internet/truyền số liệu hoặc khoảng 120 kênh truyền hình, Vinasat-1 sẽ giúp Việt Nam sớm hoàn thành việc đưa các dịch vụ viễn thông, internet và truyền hình đến tất cả các vùng sâu, vùng xa, miền núi và hải đảo.
Theo kế hoạch, 8 ngày sau khi đưa lên quỹ đạo, Vinasat-1 sẽ tới quĩ đạo địa tĩnh 132 độ Đông, trên độ cao 35.768km và phát tín hiệu về Trái Đất.
Sau một tháng đo và kiểm tra hoạt động các hệ thống trên quỹ đạo, dự kiến tháng 6/2008, hãng Lockheed Martin sẽ bàn giao Vinasat-1 cho Tập đoàn Bưu chính Viễn thông (VNPT) để đưa vào khai thác.
Chứng kiến sự kiện này tại đầu cầu truyền hình Hà Nội có Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, Trưởng ban Chỉ đạo quốc gia Dự án phóng vệ tinh, Phó thủ tướng Trương Vĩnh Trọng và nhiều lãnh đạo của Bộ Thông tin và Truyền thông, cùng các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin.
Phát biểu ngay sau khi việc phóng vệ tinh kết thúc, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh Việt Nam đã "thể hiện chủ quyền quốc gia trên không gian", với việc phóng thành công vệ tinh Vinasat-1 lên quỹ đạo.
Thủ tướng đánh giá: "Vinasat-1 là cầu nối truyền thông quan trọng với các quốc gia trên khu vực và trên thế giới. Với sự kiện này Việt Nam trở thành nước thứ 93 trên thế giới và nước thứ 6 trong khu vực có vệ tinh vào quỹ đạo. Vinasat-1 sẽ giúp ngành viễn thông công nghệ thông tin cất cánh, đưa hệ thống thông tin truyền thông internet, phát thanh, truyền hình tới các vùng sâu, vùng xa, miền núi hải đảo".
Vinasat-1 đi vào hoạt động sẽ làm hoàn thiện cơ sở hạ tầng thông tin liên lạc, nâng cao năng lực mạng lưới, chất lượng dịch vụ viễn thông, công nghệ thông tin, phát thanh, truyền hình của Việt Nam.
Vệ tinh cao 4m và nặng 2.600kg này có tuổi thọ khoảng 15-20 năm, với tổng giá trị gần 300 triệu USD, do Tập đoàn Lockheed Martin của Mỹ sản xuất với công nghệ tiên tiến. Với dung lượng truyền dẫn tương đương với 10.000 kênh thoại/Internet/truyền số liệu hoặc khoảng 120 kênh truyền hình, Vinasat-1 sẽ giúp Việt Nam sớm hoàn thành việc đưa các dịch vụ viễn thông, internet và truyền hình đến tất cả các vùng sâu, vùng xa, miền núi và hải đảo.
Theo kế hoạch, 8 ngày sau khi đưa lên quỹ đạo, Vinasat-1 sẽ tới quĩ đạo địa tĩnh 132 độ Đông, trên độ cao 35.768km và phát tín hiệu về Trái Đất.
Sau một tháng đo và kiểm tra hoạt động các hệ thống trên quỹ đạo, dự kiến tháng 6/2008, hãng Lockheed Martin sẽ bàn giao Vinasat-1 cho Tập đoàn Bưu chính Viễn thông (VNPT) để đưa vào khai thác.