Vốn cho giao thông: Đã ít lại khó giải ngân
Một bộ phận xã hội, kể cả các cơ quan nhà nước và người dân chưa đồng thuận với chủ trương xã hội hoá đầu tư thông qua việc thu phí hoàn vốn
Vốn được giao quá thấp so với nhu cầu nhưng kết quả giải ngân rất thấp là thực tế được Bộ Giao thông Vận tải nêu tại một báo cáo mới phát hành về kế hoạch đầu tư công.
Theo báo cáo, năm 2016 Bộ được giao kế hoạch tổng vốn 45.525 tỷ đồng, trong đó vốn nước ngoài các dự án ODA là 16.250 tỷ đồng. 1.913 tỷ đồng là vốn đối ứng cho các dự án ODA.
Chậm vì thiếu vốn
Đánh giá chung, báo cáo của Bộ cho rằng, nguồn vốn cho các dự án ODA và các dự án giao thông trong nước được giao rất thấp so với nhu cầu, đặc biệt nguồn vốn đối ứng quá thấp. Thậm chí, một số dự án quan trọng cấp bách chưa được giao kế hoạch vốn đối ứng như cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi, cao tốc Nội Bài - Lào Cai, cầu Nhật Tân và đường hai đầu cầu thành phố Hà Nội...
Sự chậm trễ này gây ảnh hưởng lớn đến tiến độ thực hiện các dự án, tiềm tàng nguy cơ dẫn tới khiếu kiện từ người dân trong công tác giải phóng mặt bằng và từ các nhà thầu, tư vấn do thanh toán chậm, Bộ lo ngại.
Đề ngày 26/9 nhưng báo cáo chỉ cập nhật số liệu đến hết tháng 6/2016. Theo đó, các nguồn vốn ngân sách và trái phiếu Chính phủ đã giải ngân được 13.191 tỷ đồng, đạt 37,3% kế hoạch.
Đánh giá cụ thể về vốn nước ngoài các dự án ODA, báo cáo nêu rõ trong hơn 6.000 tỷ đồng kế hoạch chưa giải ngân có 1.400 tỷ đồng của dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông đang vướng mắc về thủ tục.
Hiện nay, Ban quản lý dự án này đã đề nghị đề nghị kho bạc giải ngân cho khoảng 700 tỷ đồng nhưng chưa được chấp thuận do dự án đã được Bộ phê duyệt điều chỉnh tổng mức đầu tư song nguồn vốn bổ sung chưa được Chính phủ Trung Quốc cam kết và cơ chế đặc thù thực hiện dự án chưa được Thủ tướng chấp thuận.
Hiện, Bộ đã phối hợp với Bộ Tài chính đang báo cáo Thủ tướng để xử lý, báo cáo viết.
Bên cạnh dự án nói trên, trong một số dự án chưa giải ngân hoặc giải ngân thấp khác có dự án đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến số 1 (giai đoạn 1 và giai đoạn 2A).
Dư luận phản ứng gay gắt
Không còn mạnh mẽ như giai đoạn 2012 - 2015, huy động vốn đầu tư ngoài ngân sách nhà nước theo đánh giá của Bộ đã giảm sút rõ rệt từ 2016.
Cụ thể, kế hoạch là 38.899 tỷ đồng nhưng 6 tháng đầu năm toàn ngành mới huy động được 3 dự án với tổng mức đầu tư 3.350 tỷ đồng, đạt 9% kế hoạch.
Khả năng hoàn thành mục tiêu huy động vốn ngoài ngân sách năm 2016 là rất khó khăn, Bộ Giao thông Vận tải "than".
Báo cáo cũng đề cập một số trở ngại lớn trong công việc này, như thiếu hướng dẫn về đầu tư theo hình thức đối tác công tư, một số quy định làm cho thời gian chuẩn bị dự án kéo dài. Và còn có cả lý do một bộ phận xã hội, kể cả các cơ quan nhà nước và người dân chưa đồng thuận với chủ trương xã hội hoá đầu tư thông qua việc thu phí hoàn vốn dẫn đến nhiều dự án khi đưa vào khai thác, thu phí hoàn vốn bị dư luận xã hội phản ứng khá gay gắt.
Vẫn theo thông tin từ báo cáo, tính đến 31/12/2014 nợ đọng xây dưng cơ bản mà Bộ này phải giải quyết là 2.900 tỷ đồng. Trong 2 năm 2015 và 2016 mới thanh toán được 908 tỷ đồng.
Năm 2017, Bộ xác định nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển khoảng 117.623 tỷ đồng. Trong đó các dự án huy động từ các nhà đầu tư khoảng 31.087 tỷ.
Theo báo cáo, năm 2016 Bộ được giao kế hoạch tổng vốn 45.525 tỷ đồng, trong đó vốn nước ngoài các dự án ODA là 16.250 tỷ đồng. 1.913 tỷ đồng là vốn đối ứng cho các dự án ODA.
Chậm vì thiếu vốn
Đánh giá chung, báo cáo của Bộ cho rằng, nguồn vốn cho các dự án ODA và các dự án giao thông trong nước được giao rất thấp so với nhu cầu, đặc biệt nguồn vốn đối ứng quá thấp. Thậm chí, một số dự án quan trọng cấp bách chưa được giao kế hoạch vốn đối ứng như cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi, cao tốc Nội Bài - Lào Cai, cầu Nhật Tân và đường hai đầu cầu thành phố Hà Nội...
Sự chậm trễ này gây ảnh hưởng lớn đến tiến độ thực hiện các dự án, tiềm tàng nguy cơ dẫn tới khiếu kiện từ người dân trong công tác giải phóng mặt bằng và từ các nhà thầu, tư vấn do thanh toán chậm, Bộ lo ngại.
Đề ngày 26/9 nhưng báo cáo chỉ cập nhật số liệu đến hết tháng 6/2016. Theo đó, các nguồn vốn ngân sách và trái phiếu Chính phủ đã giải ngân được 13.191 tỷ đồng, đạt 37,3% kế hoạch.
Đánh giá cụ thể về vốn nước ngoài các dự án ODA, báo cáo nêu rõ trong hơn 6.000 tỷ đồng kế hoạch chưa giải ngân có 1.400 tỷ đồng của dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông đang vướng mắc về thủ tục.
Hiện nay, Ban quản lý dự án này đã đề nghị đề nghị kho bạc giải ngân cho khoảng 700 tỷ đồng nhưng chưa được chấp thuận do dự án đã được Bộ phê duyệt điều chỉnh tổng mức đầu tư song nguồn vốn bổ sung chưa được Chính phủ Trung Quốc cam kết và cơ chế đặc thù thực hiện dự án chưa được Thủ tướng chấp thuận.
Hiện, Bộ đã phối hợp với Bộ Tài chính đang báo cáo Thủ tướng để xử lý, báo cáo viết.
Bên cạnh dự án nói trên, trong một số dự án chưa giải ngân hoặc giải ngân thấp khác có dự án đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến số 1 (giai đoạn 1 và giai đoạn 2A).
Dư luận phản ứng gay gắt
Không còn mạnh mẽ như giai đoạn 2012 - 2015, huy động vốn đầu tư ngoài ngân sách nhà nước theo đánh giá của Bộ đã giảm sút rõ rệt từ 2016.
Cụ thể, kế hoạch là 38.899 tỷ đồng nhưng 6 tháng đầu năm toàn ngành mới huy động được 3 dự án với tổng mức đầu tư 3.350 tỷ đồng, đạt 9% kế hoạch.
Khả năng hoàn thành mục tiêu huy động vốn ngoài ngân sách năm 2016 là rất khó khăn, Bộ Giao thông Vận tải "than".
Báo cáo cũng đề cập một số trở ngại lớn trong công việc này, như thiếu hướng dẫn về đầu tư theo hình thức đối tác công tư, một số quy định làm cho thời gian chuẩn bị dự án kéo dài. Và còn có cả lý do một bộ phận xã hội, kể cả các cơ quan nhà nước và người dân chưa đồng thuận với chủ trương xã hội hoá đầu tư thông qua việc thu phí hoàn vốn dẫn đến nhiều dự án khi đưa vào khai thác, thu phí hoàn vốn bị dư luận xã hội phản ứng khá gay gắt.
Vẫn theo thông tin từ báo cáo, tính đến 31/12/2014 nợ đọng xây dưng cơ bản mà Bộ này phải giải quyết là 2.900 tỷ đồng. Trong 2 năm 2015 và 2016 mới thanh toán được 908 tỷ đồng.
Năm 2017, Bộ xác định nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển khoảng 117.623 tỷ đồng. Trong đó các dự án huy động từ các nhà đầu tư khoảng 31.087 tỷ.