20:05 20/10/2015

Vốn chủ sở hữu của SCIC đạt khoảng 35.000 tỷ đồng

Hà Anh

Hiện SCIC đang quản lý 230 khoản vốn Nhà nước với tổng giá trị sổ sách là 17.000 tỷ đồng có giá thị trường ước gần 78.000 tỷ đồng

Qua 10 năm triển khai thoái vốn Nhà nước, bình quân vốn Nhà nước tại các
 doanh nghiệp mà SCIC quản lý đã giảm từ 36% xuống còn 22% hiện nay.<br>
Qua 10 năm triển khai thoái vốn Nhà nước, bình quân vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp mà SCIC quản lý đã giảm từ 36% xuống còn 22% hiện nay.<br>
Theo báo cáo của Tổng công ty Kinh doanh và Đầu tư vốn nhà nước (SCIC), trong 10 năm qua, tổng nguồn thu cổ tức từ các doanh nghiệp do đơn vị này quản lý đạt trên 21.000 tỷ đồng.

Cũng trong 10 năm triển khai thoái vốn, bình quân vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp mà SCIC quản lý đã giảm từ 36% xuống còn 22% hiện nay. Việc bán vốn Nhà nước tại hơn 800 doanh nghiệp cho doanh thu 9.243 tỷ đồng, cao hơn giá trị sổ sách tới 5.360 tỷ đồng.

Sau 10 năm hoạt động, tổng lợi nhuận sau thuế lũy kế đạt trên 30.000 tỷ đồng. So với thời điểm thành lập thì doanh thu tăng 65,4 lần, vốn chủ sở hữu tăng gấp 9,5 lần, tổng tài sản tăng gấp 13,8 lần (đạt khoảng 70.000 tỷ đồng, chưa bao gồm tài sản Nhà nước ủy thác quản lý).

Hiện SCIC đang quản lý 230 khoản vốn Nhà nước với tổng giá trị sổ sách là 17.000 tỷ đồng có giá thị trường ước gần 78.000 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu đạt khoảng 35.000 tỷ đồng.

Trong 5 năm tới, SCIC hướng đến quy mô tổng tài sản là 22,5 tỷ USD và năm 2030 sẽ là 46 tỷ USD - bao gồm cả tài sản do Nhà nước ủy thác.

Trước đó, Chính phủ đã có văn bản cho phép SCIC được “chọn thời gian thích hợp, báo cáo Thủ tướng xem xét, quyết định việc thoái hết vốn tại 10 doanh nghiệp nhằm đạt được lợi ích cao nhất”.

Trong số 10 doanh nghiệp mà SCIC được quyền chọn thời điểm thích hợp để trình phương án thoái vốn có Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam - Vinamilk (mã VNM), Công ty Cổ phần FTP (FPT), Công ty Cổ phần Viễn thông FPT (FPT Telecom), Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh (BMP)...

Bên cạnh đó, Chính phủ cũng cho phép SCIC tiếp tục nắm giữ vốn đầu tư dài hạn đối với 9 công ty, gồm: Công ty TNHH Một thành viên Đầu tư SCIC (SIC), Công ty TNHH Một thành viên Khai thác và Chế biến đá An Giang, Công ty Cổ phần Cảng Vũng Áng Việt Lào, Công ty Cổ phần Đầu tư Bảo Việt-SCIC, Tập đoàn Bảo Việt, Công ty TNHH Hai thành viên Đầu tư thương mại Tràng Tiền, Công ty Cổ phần Traphaco, Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang, Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu y tế Domesco.