09:46 09/06/2016

Vụ cổ tức BIDV, VietinBank: “Ngân sách không khó vẫn phải thu”

Lâm An

“Ngay cả khi ngân sách không gặp khó khăn thì vẫn phải thu cổ tức”, đại diện Bộ Tài chính nhấn mạnh khi được hỏi về việc “truy” cổ tức tại VietinBank và BIDV

Trong một báo cáo phân tích phát hành cuối tuần trước, HSC ước tính, giả sử rằng BIDV và 
VietinBank sẽ chi trả cổ tức tiền mặt tương ứng ở mức 8,5% và 8%, ngân 
sách Nhà nước sẽ thu về khoảng 2.700 tỷ đồng từ BIDV và 1.900 tỷ đồng từ
 VietinBank.
Trong một báo cáo phân tích phát hành cuối tuần trước, HSC ước tính, giả sử rằng BIDV và VietinBank sẽ chi trả cổ tức tiền mặt tương ứng ở mức 8,5% và 8%, ngân sách Nhà nước sẽ thu về khoảng 2.700 tỷ đồng từ BIDV và 1.900 tỷ đồng từ VietinBank.
“Ngay cả khi ngân sách không gặp khó khăn thì vẫn phải thu cổ tức”, đại diện Bộ Tài chính nhấn mạnh khi được hỏi về việc “truy” cổ tức tiền mặt tại VietinBank và BIDV.

Trao đổi với báo chí ngày 8/6 về công tác thoái vốn, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, ông Đặng Quyết Tiến, Phó cục trưởng Cục Tài chính Doanh nghiệp, Bộ Tài chính khẳng định, việc Bộ Tài chính kiên quyết “đòi” Ngân hàng Đầu tư và Phát triển (BIDV) và Ngân hàng Thương mại Công thương Việt Nam (VietinBank) trả cổ tức bằng tiền mặt không phải do ngân sách gặp khó khăn.

Theo ông Tiến, việc yêu cầu người đại diện vốn nhà nước tại VietinBank, BIDV biểu quyết theo phương án trả cổ tức bằng tiền mặt để nộp về ngân sách được thực hiện theo đúng quy định và Nghị quốc của Quốc hội.

“Ngay cả khi ngân sách không gặp khó khăn thì vẫn phải thu cổ tức”, ông nhấn mạnh.

Ông Tiến cũng cho rằng tài sản của các ngân hàng Việt Nam vẫn khiêm tốn nên nhu cầu tăng vốn của BIDV hay VietinBank là có thật. Tuy nhiên, việc giữ lại cổ tức không phải giải pháp căn cơ. Cần phải có giải pháp mạnh hơn để thoái vốn Nhà nước hoặc phát hành thêm cổ phần chứ không phải giữ nguyên quy mô rồi bổ sung nhỏ giọt bằng cổ tức như vậy.

Trước đó, ngày 18/5, Bộ Tài chính đã có công văn gửi Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc thu ngân sách Nhà nước từ cổ tức được chia cho phần vốn nhà nước tại BIDV và VietinBank.

Trước những phản ánh cho rằng việc quyết định thu tiền về ngân sách của Bộ Tài chính là “làm khó” cho ngân hàng, sau đó, Bộ Tài chính tiếp tục phát đi thông tin khẳng định: “Việc ban hành văn bản nói trên đã cho thấy Bộ Tài chính đã thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của mình trong việc yêu cầu các ngân hàng phải chấp hành đúng chính sách pháp luật của nhà nước”.
 
“Quy định của pháp luật rất rõ ràng, nhưng thời gian qua một số ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ đã tự quyết định hình thức phân chia lợi nhuận không đúng theo quy định của pháp luật, không thống nhất với Bộ Tài chính”, Bộ Tài chính cho biết.

Hiện phần vốn Nhà nước tại VietinBank là 64,46%, còn tại BIDV là hơn 95%.

Trước đó, tại Đại hội đòng cổ đông thường niên năm 2015, BIDV cam kết mức cổ tức không dưới 9% một năm nhưng tại cuộc họp thường niên năm 2016, tỷ lệ này chỉ còn 8,5% và ngân hàng trả hoàn toàn bằng cổ phiếu.

Trong khi đó, VietinBank cũng gây bất ngờ với cổ đông khi không chia cổ tức dù từng cam kết trả cổ tức bằng tiền mặt, tỷ lệ 10%.

Theo lý giải, áp lực phải tăng vốn là nguyên nhân chính khiến các ngân hàng chuyển sang phân phối lợi nhuận bằng cổ phiếu thay vì tiền mặt. Theo đó, tăng vốn bằng chính lợi nhuận làm ra cũng là mong muốn nhiều lãnh đạo các nhà băng đưa ra khi giải trình với cổ đông.

Trong một báo cáo phân tích phát hành cuối tuần trước, Công ty Chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (HSC) ước tính, giả sử rằng BIDV và VietinBank sẽ chi trả cổ tức tiền mặt tương ứng ở mức 8,5% và 8%, ngân sách Nhà nước sẽ thu về khoảng 2.700 tỷ đồng từ BIDV và 1.900 tỷ đồng từ VietinBank.

Trong một diễn biến mới đây, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước, bà Nguyễn Thị Hồng cho biết, sau khi nhận kiến nghị của Bộ Tài chính, các đơn vị chức năng của Ngân hàng Nhà nước đang xem xét đánh giá mặt thuận lợi của việc chuyển cổ tức vào ngân sách Nhà nước và khó khăn của các tổ chức tín dụng để đề xuất chính sách thực hiện, phù hợp với đề án tái cơ cấu hệ thống các tổ chức tín dụng đã được Chính phủ thông qua và báo cáo Chính phủ về vấn đề này.