Bộ Tài chính “phản pháo” vụ cổ tức BIDV và VietinBank
Bộ Tài chính cho rằng các ngân hàng đã tự quyết định hình thức phân chia lợi nhuận không đúng theo quy định
Hôm nay (7/6), Cổng Thông tin Bộ Tài chính có thông tin về việc “đòi” Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng Công thương Việt Nam (VietinBank) trả cổ tức bằng tiền mặt.
Thông tin trên cho biết, ngày 18/5, Bộ Tài chính đã có công văn số 6715/BTC-TCT gửi Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc thu ngân sách Nhà nước từ cổ tức được chia cho phần vốn nhà nước.
Ngay sau khi văn bản phát hành, một số cơ quan báo chí đã có những bài viết cho rằng việc quyết định thu tiền về ngân sách của Bộ Tài chính là “làm khó” cho ngân hàng.
Tuy nhiên, theo Bộ Tài chính, việc ban hành văn bản nói trên đã cho thấy Bộ đã thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của mình trong việc yêu cầu các ngân hàng phải chấp hành đúng chính sách pháp luật của nhà nước.
Cụ thể, Bộ Tài chính dẫn lại một loạt các quy định pháp lý.
Một là, ngày 11/11/2015, Quốc hội ban hành Nghị quyết số 99/2015/QH13 giao dự toán thu cân đối Ngân sách nhà nước năm 2016 từ lợi nhuận còn lại và cổ tức được chia cho phần vốn nhà nước của các công ty cổ phần có vốn góp do bộ, ngành, địa phương đại diện chủ sở hữu và số lợi nhuận còn lại sau khi trích nộp các quỹ theo quy định của pháp luật của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước sở hữu 100% là 55.000 tỷ đồng.
Hai là, tại khoản 5 điều 23 Nghị định 57/2012/NĐ-CP ngày 20/7/2012 về chế độ tài chính đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài quy định: “Việc phân chia phần lợi nhuận còn lại do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tự quyết định. Đối với tổ chức tín dụng là ngân hàng thương mại cổ phần do nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ, người đại diện vốn nhà nước tại ngân hàng phải lấy ý kiến Ngân hàng Nhà nước và thống nhất với Bộ Tài chính về việc phân chia lợi nhuận còn lại để biểu quyết tại đại hội đồng cổ đông”.
Ba là, tại khoản 4 điều 48 Luật số 69/2014/QH13 ngày 26/11/2014 quy định về quyền, trách nhiệm của người đại diện vốn nhà nước: “Yêu cầu công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên nộp vào ngân sách nhà nước khoản lợi nhuận, cổ tức được chia tương ứng với phần vốn nhà nước đầu tư tại công ty”.
Bốn là, tại khoản 4 điều 43 Luật số 69/2014/QH13 quy định về quyền, trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu đối với phần vốn nhà nước đầu tư tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên: “Yêu cầu người đại diện phần vốn nhà nước thực hiện những nhiệm vụ quy định tại Điều 48 của Luật này”.
“Quy định của pháp luật rất rõ ràng như vậy, nhưng thời gian qua một số ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ đã tự quyết định hình thức phân chia lợi nhuận không đúng theo quy định của pháp luật, không thống nhất với Bộ Tài chính”, thông tin từ Bộ Tài chính khẳng định.
Thông tin trên cho biết, ngày 18/5, Bộ Tài chính đã có công văn số 6715/BTC-TCT gửi Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc thu ngân sách Nhà nước từ cổ tức được chia cho phần vốn nhà nước.
Ngay sau khi văn bản phát hành, một số cơ quan báo chí đã có những bài viết cho rằng việc quyết định thu tiền về ngân sách của Bộ Tài chính là “làm khó” cho ngân hàng.
Tuy nhiên, theo Bộ Tài chính, việc ban hành văn bản nói trên đã cho thấy Bộ đã thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của mình trong việc yêu cầu các ngân hàng phải chấp hành đúng chính sách pháp luật của nhà nước.
Cụ thể, Bộ Tài chính dẫn lại một loạt các quy định pháp lý.
Một là, ngày 11/11/2015, Quốc hội ban hành Nghị quyết số 99/2015/QH13 giao dự toán thu cân đối Ngân sách nhà nước năm 2016 từ lợi nhuận còn lại và cổ tức được chia cho phần vốn nhà nước của các công ty cổ phần có vốn góp do bộ, ngành, địa phương đại diện chủ sở hữu và số lợi nhuận còn lại sau khi trích nộp các quỹ theo quy định của pháp luật của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước sở hữu 100% là 55.000 tỷ đồng.
Hai là, tại khoản 5 điều 23 Nghị định 57/2012/NĐ-CP ngày 20/7/2012 về chế độ tài chính đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài quy định: “Việc phân chia phần lợi nhuận còn lại do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tự quyết định. Đối với tổ chức tín dụng là ngân hàng thương mại cổ phần do nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ, người đại diện vốn nhà nước tại ngân hàng phải lấy ý kiến Ngân hàng Nhà nước và thống nhất với Bộ Tài chính về việc phân chia lợi nhuận còn lại để biểu quyết tại đại hội đồng cổ đông”.
Ba là, tại khoản 4 điều 48 Luật số 69/2014/QH13 ngày 26/11/2014 quy định về quyền, trách nhiệm của người đại diện vốn nhà nước: “Yêu cầu công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên nộp vào ngân sách nhà nước khoản lợi nhuận, cổ tức được chia tương ứng với phần vốn nhà nước đầu tư tại công ty”.
Bốn là, tại khoản 4 điều 43 Luật số 69/2014/QH13 quy định về quyền, trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu đối với phần vốn nhà nước đầu tư tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên: “Yêu cầu người đại diện phần vốn nhà nước thực hiện những nhiệm vụ quy định tại Điều 48 của Luật này”.
“Quy định của pháp luật rất rõ ràng như vậy, nhưng thời gian qua một số ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ đã tự quyết định hình thức phân chia lợi nhuận không đúng theo quy định của pháp luật, không thống nhất với Bộ Tài chính”, thông tin từ Bộ Tài chính khẳng định.