WB hạ mạnh dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu
WB nhấn mạnh nền kinh tế của nhiều nước đang phát triển có trọng tâm là xuất khẩu hàng hóa đang gặp khó bởi giá hàng hóa giảm quá sâu
Trong ngày thứ Ba, Ngân hàng Thế giới (WB) hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2016 xuống 2,4% từ mức 2,9% do chính tổ chức này đưa ra vào tháng 1/2016, theo những cập nhật mới nhất từ Reuters.
Theo WB, những yếu tố đang tác động xấu đến tăng trưởng kinh tế toàn cầu bao gồm giá hàng hóa thấp, nhu cầu tiêu dùng hàng hóa tại nhiều nước phát triển yếu, thương mại tăng trưởng kém và dòng vốn luân chuyển đầu tư sụt giảm mạnh.
WB nhấn mạnh nền kinh tế của nhiều nước đang phát triển có trọng tâm là xuất khẩu hàng hóa đang gặp khó bởi giá hàng hóa giảm quá sâu. Tính toán của WB cho thấy, nhóm nền kinh tế xuất khẩu hàng hóa này sẽ chỉ tăng trưởng được 0,4% trong năm nay, thấp hơn rất nhiều so với dự báo tăng trưởng 1,2% được đưa ra vào tháng 1/2016.
Tăng trưởng của nhóm nền kinh tế mới nổi được dự báo là vẫn duy trì ở mức khá tốt, khoảng 5,8% trong năm nay, thấp hơn một chút so với tính toán của WB vào tháng 1/2016.
Kinh tế Mỹ được dự báo tăng trưởng 1,9% trong năm 2016, mức tăng trưởng của kinh tế Mỹ như vậy đã được điều chỉnh giảm 0,8%.
Đối với châu Âu,WB dự báo kinh tế khu vực này tăng trưởng 1,6% trong năm nay, một mức tăng trưởng khá thấp, bất chấp việc Ngân hàng Trung ương nhiều nước trong khu vực đã nới lỏng chính sách tiền tệ.
Tại châu Á, WB cho rằng phần lớn các nền kinh tế tại Nam Á và Đông Á sẽ vẫn tăng trưởng ổn định. Dù vậy, chuyên gia kinh tế trưởng của WB, ông Kaushik Basu, cảnh báo về rủi ro đối với nhóm nền kinh tế này từ việc nợ xấu ngân hàng có thể tăng cao.
Tăng trưởng kinh tế Nhật năm 2016 ước chỉ khoảng 0,5%, thấp hơn đến gần 1% so với dự báo mà WB đưa ra vào tháng 1/2016.
WB giữ nguyên dự báo tăng trưởng kinh tế Trung Quốc năm 2016 ở mức 6,7%, thấp hơn so với mức tăng trưởng 6,9% năm 2015. WB cho rằng đến năm 2018, kinh tế Trung Quốc sẽ chỉ tăng trưởng được 6,3% bởi tác động từ quá trình dịch chuyển từ tăng trưởng dựa vào xuất khẩu sang tăng trưởng dựa trên tiêu dùng nội địa.
Trong khi đó, kinh tế Ấn Độ được cho là sẽ tăng trưởng ổn định ở mức 7,6% trong năm 2016. Còn kinh tế Brazil và Nga sẽ vẫn tiếp tục suy thoái sâu, mức độ thậm chí tồi tệ hơn rất nhiều so với lần dự báo vào tháng 1/2016.
Một điểm tích cực quan trọng trong báo cáo của WB lần này, đó là WB khẳng định nhóm nền kinh tế bao gồm Ấn Độ, Hungary, Thái Lan và Việt Nam sẽ giữ được đà tăng trưởng tốt.
Theo lý giải của WB, thâm hụt ngân sách chính phủ của nhóm nước này thấp hơn nhiều so với tính toán của WB cách đây 2 năm, ngoài ra là tỷ lệ nợ/tổng sản lượng nền kinh tế đang giảm.
2 tháng trước, Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) cũng đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới.
Theo WB, những yếu tố đang tác động xấu đến tăng trưởng kinh tế toàn cầu bao gồm giá hàng hóa thấp, nhu cầu tiêu dùng hàng hóa tại nhiều nước phát triển yếu, thương mại tăng trưởng kém và dòng vốn luân chuyển đầu tư sụt giảm mạnh.
WB nhấn mạnh nền kinh tế của nhiều nước đang phát triển có trọng tâm là xuất khẩu hàng hóa đang gặp khó bởi giá hàng hóa giảm quá sâu. Tính toán của WB cho thấy, nhóm nền kinh tế xuất khẩu hàng hóa này sẽ chỉ tăng trưởng được 0,4% trong năm nay, thấp hơn rất nhiều so với dự báo tăng trưởng 1,2% được đưa ra vào tháng 1/2016.
Tăng trưởng của nhóm nền kinh tế mới nổi được dự báo là vẫn duy trì ở mức khá tốt, khoảng 5,8% trong năm nay, thấp hơn một chút so với tính toán của WB vào tháng 1/2016.
Kinh tế Mỹ được dự báo tăng trưởng 1,9% trong năm 2016, mức tăng trưởng của kinh tế Mỹ như vậy đã được điều chỉnh giảm 0,8%.
Đối với châu Âu,WB dự báo kinh tế khu vực này tăng trưởng 1,6% trong năm nay, một mức tăng trưởng khá thấp, bất chấp việc Ngân hàng Trung ương nhiều nước trong khu vực đã nới lỏng chính sách tiền tệ.
Tại châu Á, WB cho rằng phần lớn các nền kinh tế tại Nam Á và Đông Á sẽ vẫn tăng trưởng ổn định. Dù vậy, chuyên gia kinh tế trưởng của WB, ông Kaushik Basu, cảnh báo về rủi ro đối với nhóm nền kinh tế này từ việc nợ xấu ngân hàng có thể tăng cao.
Tăng trưởng kinh tế Nhật năm 2016 ước chỉ khoảng 0,5%, thấp hơn đến gần 1% so với dự báo mà WB đưa ra vào tháng 1/2016.
WB giữ nguyên dự báo tăng trưởng kinh tế Trung Quốc năm 2016 ở mức 6,7%, thấp hơn so với mức tăng trưởng 6,9% năm 2015. WB cho rằng đến năm 2018, kinh tế Trung Quốc sẽ chỉ tăng trưởng được 6,3% bởi tác động từ quá trình dịch chuyển từ tăng trưởng dựa vào xuất khẩu sang tăng trưởng dựa trên tiêu dùng nội địa.
Trong khi đó, kinh tế Ấn Độ được cho là sẽ tăng trưởng ổn định ở mức 7,6% trong năm 2016. Còn kinh tế Brazil và Nga sẽ vẫn tiếp tục suy thoái sâu, mức độ thậm chí tồi tệ hơn rất nhiều so với lần dự báo vào tháng 1/2016.
Một điểm tích cực quan trọng trong báo cáo của WB lần này, đó là WB khẳng định nhóm nền kinh tế bao gồm Ấn Độ, Hungary, Thái Lan và Việt Nam sẽ giữ được đà tăng trưởng tốt.
Theo lý giải của WB, thâm hụt ngân sách chính phủ của nhóm nước này thấp hơn nhiều so với tính toán của WB cách đây 2 năm, ngoài ra là tỷ lệ nợ/tổng sản lượng nền kinh tế đang giảm.
2 tháng trước, Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) cũng đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới.