WITFOR 2009: Công nghệ thông tin là ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam
Diễn đàn Công nghệ Thông tin Thế giới đã chính thức khai mạc với sự tham gia của hơn 70 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới
Diễn đàn Công nghệ Thông tin Thế giới (WITFOR 2009) đã chính thức khai mạc sáng nay (26/8) tại Hà Nội, với sự tham gia của gần 1500 đại biểu đến từ hơn 70 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
WITFOR 2009 sẽ diễn ra trong ba ngày, từ 26 - 28/8. Tại diễn đàn này sẽ có hơn 100 diễn giả quốc tế cùng 30 diễn giả trong nước trình bày các bài tham luận, trao đổi tại 7 phiên họp toàn thể và 32 phiên họp song song của 8 ủy ban chuyên môn.
Trong đó, các phiên họp toàn thể sẽ thảo luận các vấn đề chiến lược, chính sách vĩ mô liên quan tới vai trò của Nhà nước, doanh nghiệp và xã hội trong thúc đẩy ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin, hợp tác Nhà nước – tư nhân; công nghệ thông tin phục vụ phát triển bền vững, xu hướng công nghệ tương lai và các vấn đề về bình đẳng giới.
Bên cạnh các phiên họp toàn thể, các ủy ban chuyên môn sẽ đi sâu thảo luận các chuyên đề về Chính phủ điện tử, hạ tầng viễn thông, nguồn nhân lực, phần mềm mã nguồn mở, các giải pháp và bài học ứng dụng công nghệ thông tin trong nhiều lĩnh vực: y tế, nông nghiệp, môi trường, giáo dục và thúc đẩy thương mại, kinh doanh.
Ngoài ra, bên lề diễn đàn còn có các sự kiện như hoạt động đối ngoại, giao lưu, xúc tiến thương mại và những hoạt động cộng đồng với mong muốn đưa công nghệ thông tin đến gần hơn với người dân;…
Phát biểu tại lễ khai mạc, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh, Việt Nam coi công nghệ thông tin là ngành kinh tế mũi nhọn để thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ, xây dựng xã hội thông tin, rút ngắn quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Thủ tướng cho biết, trong những năm qua, Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều cơ chế chính sách và tập trung nguồn lực để phát triển, công nghệ thông tin đã có bước phát triển khá mạnh, duy trì được tốc độ tăng trưởng cao. Năm 2008, doanh thu của ngành công nghệ thông tin và truyền thông đạt trên 10 tỷ USD, tỷ lệ sử dụng Internet đạt khoảng 25% và phổ cập điện thoại ở mức độ cao.
Theo Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Diễn đàn Công nghệ Thông tin Thế giới lần này là cơ hội để các nước thảo luận một cách toàn diện và sâu sắc về các chính sách, kinh nghiệm, cơ hội hợp tác phát triển, ứng dụng công nghệ thông tin trong việc giải quyết các thách thức đối với sự phát triển bền vững, trong đó có phát triển nông nghiệp và nông thôn, cơ sở hạ tầng truyền thông, giáo dục, y tế, bình đẳng gới, môi trường, Chính phủ điện tử, cơ hội kinh tế, mô hình hợp tác về công nghệ thông tin…
Đồng thời, Chính phủ Việt Nam cũng sẽ tạo sự quan tâm đặc biệt cho các tập đoàn công nghệ thông tin đa quốc gia, xây dựng, triển khai và khuyến khích việc ứng dụng công nghệ thông tin trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội và tạo ra một thị trường công nghệ thông tin năng động, và tăng cường hợp tác giữa các doanh nghiệp công nghệ thông tin Việt Nam với các dự án, hợp tác kinh doanh, ứng dụng công nghệ thông tin với tất cả các doanh nghiệp công nghệ thông tin trên thế giới.
WITFOR 2009 sẽ diễn ra trong ba ngày, từ 26 - 28/8. Tại diễn đàn này sẽ có hơn 100 diễn giả quốc tế cùng 30 diễn giả trong nước trình bày các bài tham luận, trao đổi tại 7 phiên họp toàn thể và 32 phiên họp song song của 8 ủy ban chuyên môn.
Trong đó, các phiên họp toàn thể sẽ thảo luận các vấn đề chiến lược, chính sách vĩ mô liên quan tới vai trò của Nhà nước, doanh nghiệp và xã hội trong thúc đẩy ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin, hợp tác Nhà nước – tư nhân; công nghệ thông tin phục vụ phát triển bền vững, xu hướng công nghệ tương lai và các vấn đề về bình đẳng giới.
Bên cạnh các phiên họp toàn thể, các ủy ban chuyên môn sẽ đi sâu thảo luận các chuyên đề về Chính phủ điện tử, hạ tầng viễn thông, nguồn nhân lực, phần mềm mã nguồn mở, các giải pháp và bài học ứng dụng công nghệ thông tin trong nhiều lĩnh vực: y tế, nông nghiệp, môi trường, giáo dục và thúc đẩy thương mại, kinh doanh.
Ngoài ra, bên lề diễn đàn còn có các sự kiện như hoạt động đối ngoại, giao lưu, xúc tiến thương mại và những hoạt động cộng đồng với mong muốn đưa công nghệ thông tin đến gần hơn với người dân;…
Phát biểu tại lễ khai mạc, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh, Việt Nam coi công nghệ thông tin là ngành kinh tế mũi nhọn để thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ, xây dựng xã hội thông tin, rút ngắn quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Thủ tướng cho biết, trong những năm qua, Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều cơ chế chính sách và tập trung nguồn lực để phát triển, công nghệ thông tin đã có bước phát triển khá mạnh, duy trì được tốc độ tăng trưởng cao. Năm 2008, doanh thu của ngành công nghệ thông tin và truyền thông đạt trên 10 tỷ USD, tỷ lệ sử dụng Internet đạt khoảng 25% và phổ cập điện thoại ở mức độ cao.
Theo Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Diễn đàn Công nghệ Thông tin Thế giới lần này là cơ hội để các nước thảo luận một cách toàn diện và sâu sắc về các chính sách, kinh nghiệm, cơ hội hợp tác phát triển, ứng dụng công nghệ thông tin trong việc giải quyết các thách thức đối với sự phát triển bền vững, trong đó có phát triển nông nghiệp và nông thôn, cơ sở hạ tầng truyền thông, giáo dục, y tế, bình đẳng gới, môi trường, Chính phủ điện tử, cơ hội kinh tế, mô hình hợp tác về công nghệ thông tin…
Đồng thời, Chính phủ Việt Nam cũng sẽ tạo sự quan tâm đặc biệt cho các tập đoàn công nghệ thông tin đa quốc gia, xây dựng, triển khai và khuyến khích việc ứng dụng công nghệ thông tin trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội và tạo ra một thị trường công nghệ thông tin năng động, và tăng cường hợp tác giữa các doanh nghiệp công nghệ thông tin Việt Nam với các dự án, hợp tác kinh doanh, ứng dụng công nghệ thông tin với tất cả các doanh nghiệp công nghệ thông tin trên thế giới.