Xếp hạng nợ của Mỹ khó "lung lay"
Triển vọng xếp hạng tín dụng của Mỹ sẽ không phải chịu áp lực trong 12 đến 18 tháng tới
Trong công bố mới nhất từ tổ chức định mức tín dụng Moody’s Investors Service, xếp hạng nợ ở mức AAA hiện nay của Mỹ vẫn ổn định, bất kể tình hình tài chính của Chính phủ Mỹ đã xuống thấp do chi phí kích thích kinh tế quá lớn.
Hãng tin Reuters dẫn công bố của Moody’s Investors Service cho hay, những yếu tố giúp Mỹ giữ được mức xếp hạng tín dụng hiện nay bao gồm vị trí đầu tàu kinh tế thế giới, chính trị ổn định, các thị trường linh hoạt và cơ chế thương mại mở.
Những đánh giá này cũng tương tự những báo cáo trong các tháng gần đây của tổ chức xếp hạng tín dụng này. Theo đó, triển vọng xếp hạng tín dụng của Mỹ sẽ không phải chịu áp lực trong 12 đến 18 tháng tới.
Mối quan tâm về nợ chính phủ Mỹ đã tăng lên khi giới đầu tư quốc tế ngày càng bất an về khủng hoảng nợ công ở châu Âu, bất kể Liên minh châu Âu và Quỹ Tiền tệ Quốc tế đồng ý về một gói cứu trợ trị giá 1.000 tỷ USD để giải cứu đồng Euro.
Kể từ đầu tháng 5 tới nay, đồng Euro đã giảm giá 7,1% so với USD bởi dự báo khủng hoảng nợ Hy Lạp sẽ lan rộng sang các quốc gia nặng gánh khác ở châu Âu và tác động mạnh tới tăng trưởng kinh tế của khu vực này.
Theo đánh giá của Moody’s Investors Service, tình hình tài chính của Mỹ đã đi xuống nhiều do khủng hoảng tín dụng, suy thoái kinh tế và việc chính phủ đưa ra những gói cứu trợ khổng lồ để kích thích nền kinh tế nhanh chóng thoát khỏi những cú sốc trên.
Mặc dù, thâm hụt ngân sách của Mỹ năm 2009 đã chạm mức kỷ lục 1.400 tỷ USD, chiếm tới 10% GDP năm, nhưng theo dự báo của Nhà Trắng, mức thâm hụt năm nay sẽ còn lên tới 1.600 tỷ USD.
“Tỷ lệ nợ chính phủ so với với GDP và thu nhập đang trở nên tồi tệ hơn, và sau khủng hoảng, tỷ lệ này có khả năng còn cao hơn tỷ lệ của nhiều nước khác cùng có xếp hạng Aaa”, Moody’s Investors Service nhận định.
Tỷ lệ nợ/thu nhập đã tăng hơn gấp đôi trong 3 năm qua và hiện đã vượt mức 400%, tiềm ẩn rủi ro dẫn tới những căng thẳng trong lĩnh vực tài chính. Lý do phần lớn là bởi hoạt động giao dịch trái phiếu tăng mạnh, do vậy, mức độ ảnh hưởng đến giá trị thực tế của quốc gia này không lớn.
Theo số liệu của tổ chức giao dịch cổ phiếu lớn ICAP PL, hôm 25/5 có khoảng hơn 340 tỷ USD trái phiếu Bộ Tài chính Mỹ được giao dịch, cao hơn 40% so với mức trung bình hàng ngày trong 3 tháng qua là 241 tỷ USD.
Mặc dù chưa có kế hoạch hạ bậc tín dụng của Mỹ, song theo Moody’s Investors Service, mức AAA hiện nay có thể sẽ chịu áp lực trong tương lai, nếu không có biện pháp giảm thâm hụt ngân sách ở mức cao hiện nay. Trước đó, tháng 12/2009, tổ chức này từng cảnh báo nợ công của Mỹ có thể ảnh hưởng đến xếp hạng tín dụng.
Hãng tin Reuters dẫn công bố của Moody’s Investors Service cho hay, những yếu tố giúp Mỹ giữ được mức xếp hạng tín dụng hiện nay bao gồm vị trí đầu tàu kinh tế thế giới, chính trị ổn định, các thị trường linh hoạt và cơ chế thương mại mở.
Những đánh giá này cũng tương tự những báo cáo trong các tháng gần đây của tổ chức xếp hạng tín dụng này. Theo đó, triển vọng xếp hạng tín dụng của Mỹ sẽ không phải chịu áp lực trong 12 đến 18 tháng tới.
Mối quan tâm về nợ chính phủ Mỹ đã tăng lên khi giới đầu tư quốc tế ngày càng bất an về khủng hoảng nợ công ở châu Âu, bất kể Liên minh châu Âu và Quỹ Tiền tệ Quốc tế đồng ý về một gói cứu trợ trị giá 1.000 tỷ USD để giải cứu đồng Euro.
Kể từ đầu tháng 5 tới nay, đồng Euro đã giảm giá 7,1% so với USD bởi dự báo khủng hoảng nợ Hy Lạp sẽ lan rộng sang các quốc gia nặng gánh khác ở châu Âu và tác động mạnh tới tăng trưởng kinh tế của khu vực này.
Theo đánh giá của Moody’s Investors Service, tình hình tài chính của Mỹ đã đi xuống nhiều do khủng hoảng tín dụng, suy thoái kinh tế và việc chính phủ đưa ra những gói cứu trợ khổng lồ để kích thích nền kinh tế nhanh chóng thoát khỏi những cú sốc trên.
Mặc dù, thâm hụt ngân sách của Mỹ năm 2009 đã chạm mức kỷ lục 1.400 tỷ USD, chiếm tới 10% GDP năm, nhưng theo dự báo của Nhà Trắng, mức thâm hụt năm nay sẽ còn lên tới 1.600 tỷ USD.
“Tỷ lệ nợ chính phủ so với với GDP và thu nhập đang trở nên tồi tệ hơn, và sau khủng hoảng, tỷ lệ này có khả năng còn cao hơn tỷ lệ của nhiều nước khác cùng có xếp hạng Aaa”, Moody’s Investors Service nhận định.
Tỷ lệ nợ/thu nhập đã tăng hơn gấp đôi trong 3 năm qua và hiện đã vượt mức 400%, tiềm ẩn rủi ro dẫn tới những căng thẳng trong lĩnh vực tài chính. Lý do phần lớn là bởi hoạt động giao dịch trái phiếu tăng mạnh, do vậy, mức độ ảnh hưởng đến giá trị thực tế của quốc gia này không lớn.
Theo số liệu của tổ chức giao dịch cổ phiếu lớn ICAP PL, hôm 25/5 có khoảng hơn 340 tỷ USD trái phiếu Bộ Tài chính Mỹ được giao dịch, cao hơn 40% so với mức trung bình hàng ngày trong 3 tháng qua là 241 tỷ USD.
Mặc dù chưa có kế hoạch hạ bậc tín dụng của Mỹ, song theo Moody’s Investors Service, mức AAA hiện nay có thể sẽ chịu áp lực trong tương lai, nếu không có biện pháp giảm thâm hụt ngân sách ở mức cao hiện nay. Trước đó, tháng 12/2009, tổ chức này từng cảnh báo nợ công của Mỹ có thể ảnh hưởng đến xếp hạng tín dụng.