Xuất khẩu cá tra sẽ gặp khó?
Giá cả không ổn định và lượng cá tiêu thụ chậm đã làm cho người nuôi cá tra không mạnh dạn đầu tư
Theo thông tin về tình hình sản xuất nông nghiệp 6 tháng đầu năm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nuôi cá tra xuất khẩu đạt sản lượng cao ở các vùng ven sông Tiền, sông Hậu (cồn và các bãi bồi...).
Các tỉnh đạt sản lượng nuôi trồng cá tra lớn gồm có Đồng Tháp khoảng 148 nghìn tấn; An Giang trên 103 nghìn tấn; Vĩnh Long gần 70 nghìn tấn; Cần Thơ trên 65 nghìn tấn; Tiền Giang 17 nghìn tấn; Hậu Giang gần 9 nghìn tấn…
Tuy nhiên do giá cả không ổn định, giá thức ăn cao và lượng cá tiêu thụ chậm đã làm cho người nuôi không mạnh dạn đầu tư.
Tại vùng đồng bằng sông Cửu Long, giá cá tra rất thất thường, trong những tháng gần đây giảm từ 800-1.000 đồng/kg. Hiện nay, giá cá tra nguyên liệu dao động ở mức 15.600-15.900 đồng/kg. Trong khi đó, giá thức ăn tăng liên tục, có tháng 4-5 lần điều chỉnh giá.
“Với giá thành cá tra thương phẩm từ 15.500-16.000đồng/kg thì người nuôi chỉ từ hoà vốn tới lỗ”, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhận định.
Cũng theo báo cáo của Bộ, do giá cá tra giảm và không ổn định nên có nhiều nơi đã treo ao, diện tích thả nuôi mới tăng không đáng kể sẽ gây khó khăn cho việc tạo nguồn nguyên liệu để chế biến xuất khẩu vào những tháng cuối năm, làm cho việc phát triển nuôi trồng thủy sản chưa thật sự bền vững.
Về nguyên nhân dẫn tới cá tra trong nước giảm giá, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho rằng, do đồng Euro đang bị mất giá nên việc xuất khẩu cá tra vào thị trường chung châu Âu sẽ gặp khó khăn, giá giảm nhiều so với xuất khẩu vào thị trường Mỹ.
Trong 5 tháng đầu năm 2010, mặt hàng cá tra, basa đứng vị trí thứ hai sau tôm về kim ngạch xuất khẩu, tương ứng với khối lượng xuất khẩu đạt 250 ngàn tấn, trị giá 536 triệu USD, tăng 21,24% về khối lượng và 13,17 % về giá trị so với cùng kỳ.
Trước đó, số liệu thống kê 4 tháng của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, cá tra, basa là mặt hàng chủ đạo của xuất khẩu thủy sản với giá trị kim ngạch tương ứng là 306,98 triệu USD, cao hơn giá trị xuất khẩu tôm đông lạnh (219,97 triệu USD).
Các tỉnh đạt sản lượng nuôi trồng cá tra lớn gồm có Đồng Tháp khoảng 148 nghìn tấn; An Giang trên 103 nghìn tấn; Vĩnh Long gần 70 nghìn tấn; Cần Thơ trên 65 nghìn tấn; Tiền Giang 17 nghìn tấn; Hậu Giang gần 9 nghìn tấn…
Tuy nhiên do giá cả không ổn định, giá thức ăn cao và lượng cá tiêu thụ chậm đã làm cho người nuôi không mạnh dạn đầu tư.
Tại vùng đồng bằng sông Cửu Long, giá cá tra rất thất thường, trong những tháng gần đây giảm từ 800-1.000 đồng/kg. Hiện nay, giá cá tra nguyên liệu dao động ở mức 15.600-15.900 đồng/kg. Trong khi đó, giá thức ăn tăng liên tục, có tháng 4-5 lần điều chỉnh giá.
“Với giá thành cá tra thương phẩm từ 15.500-16.000đồng/kg thì người nuôi chỉ từ hoà vốn tới lỗ”, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhận định.
Cũng theo báo cáo của Bộ, do giá cá tra giảm và không ổn định nên có nhiều nơi đã treo ao, diện tích thả nuôi mới tăng không đáng kể sẽ gây khó khăn cho việc tạo nguồn nguyên liệu để chế biến xuất khẩu vào những tháng cuối năm, làm cho việc phát triển nuôi trồng thủy sản chưa thật sự bền vững.
Về nguyên nhân dẫn tới cá tra trong nước giảm giá, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho rằng, do đồng Euro đang bị mất giá nên việc xuất khẩu cá tra vào thị trường chung châu Âu sẽ gặp khó khăn, giá giảm nhiều so với xuất khẩu vào thị trường Mỹ.
Trong 5 tháng đầu năm 2010, mặt hàng cá tra, basa đứng vị trí thứ hai sau tôm về kim ngạch xuất khẩu, tương ứng với khối lượng xuất khẩu đạt 250 ngàn tấn, trị giá 536 triệu USD, tăng 21,24% về khối lượng và 13,17 % về giá trị so với cùng kỳ.
Trước đó, số liệu thống kê 4 tháng của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, cá tra, basa là mặt hàng chủ đạo của xuất khẩu thủy sản với giá trị kim ngạch tương ứng là 306,98 triệu USD, cao hơn giá trị xuất khẩu tôm đông lạnh (219,97 triệu USD).