Xuất khẩu hàng lạ: Đưa kỹ thuật nông nghiệp sang Campuchia
Ý tưởng chuyển giao “know-how” cho nông dân Campuchia đã hình thành nhằm mở rộng vùng phòng vệ trước dịch rầy nâu
Chuyển giao kỹ thuật của Công ty Bảo vệ thực vật An Giang (AGPPS) đã mở ra một thị trường nông sản ở dọc biên giới An Giang - Kaldal, Takeo. Sản lượng lúa, bắp, đậu tăng nhanh.
Gói kỹ thuật được mở ra từ sau khi dịch rầy bị dập tắt ở vùng dọc biên. Những giống mới - thành quả của Viện Lúa, trại giống Định Thành… được gởi sang Kaldal và Takeo, những chiếc máy sạ hàng và tất nhiên có cả thuốc trừ sâu…
Cuộc chuyển giao và lời nói thật
Có hai vợ chồng làm lúa sạ hàng để giảm chi phí (thuốc, phân bón) theo gói kỹ thuật của AGPPS. Nhưng thấy lúa lưa thưa, vợ chồng cắn đắng nhau mất chục ngày. Đến khi thu hoạch 8 tấn/ha, năng suất chưa từng có, hai vợ chồng mới “khai” thiệt... họ từng nghi ngờ kiểu làm khác thường này.
“Nông dân Campuchia cũng giống như nông dân xứ mình, cách tốt nhất để họ nhớ là mắt thấy tai nghe. Các nhân sĩ trong ngành nông nghiệp Campuchia cũng vậy, cuối mùa gặt - với năng suất cao gấp ba lần thì giá trị của chiếc cầu nối khoa học và đời sống mới được thừa nhận”, ông Trần Thanh Phúc, chuyên gia chuyển giao kỹ thuật của AGPPS nhận định.
Từ năm 2002, ý tưởng chuyển giao “know-how” cho nông dân Campuchia đã hình thành nhằm mở rộng vùng phòng vệ trước dịch rầy nâu. “Không diệt đồng loạt thì bên đó gặt xong thì rầy sẽ tràn qua bên mình”, ông Phúc nói.
Năm 2007, tham quan một điểm kiểm soát dịch hại “4 đúng” (đúng thuốc, đúng thời điểm, đúng liều, đúng cách) ở Cầu Tre, Trà Vinh, ông Sa Run, Giám đốc Sở Nông nghiệp tỉnh Tà Keo (Campuchia) chính thức đề nghị các chuyên gia AGPPS sang giúp xây dựng mô hình trồng lúa chứ không chỉ chuyển giao kỹ thuật kiểu “bỏ túi”.
Đại học Hoàng gia Campuchia đang dồn sức đào tạo nhân lực cho ngành nông nghiệp. Nhiều sinh viên được đưa ra các nước du học, trong đó có Việt Nam. Hiện nay, cấp trưởng phòng nông nghiệp huyện, đa số là kỹ sư; một số nơi đã có người là thạc sĩ học ở nước ngoài về. Nhưng họ sẵn sàng ngồi dự tới cuối buổi để nghe chuyên gia từ Việt Nam sang chuyển giao kỹ thuật.
Ông Phúc nói: “Phần lớn những cuộc hội thảo chuyển giao kỹ thuật ở Campuchia, giám đốc sở nông nghiệp, phó tỉnh trưởng ngồi dự tới phút cuối chứ không bỏ về giữa chừng”.
Thị trường mở sau gói kỹ thuật
Hàng vạn người đã được tập huấn kỹ thuật, trợ giúp thiết bị, giống mới… Soi Sorphir còn rất trẻ, nhà có sáu nhân khẩu, 3.000 m2 trồng đậu. “Tôi mua giống đậu, bắp từ Việt Nam. Cứ ba tháng một lần thu hoạch 500 - 600 kg đậu. Trồng bắp cũng bán cho Việt Nam, được giá hơn thương nhân Thái Lan”.
Nhiều vùng dọc biên giới làm lúa hai vụ/năm, vụ lúa đông xuân vừa qua năng suất lúa 8 tấn/ha, giống bắp đỏ G49, năng suất 12 tấn/ha. Với năng suất này nông dân Kaldal, Takeo được xem là mẫu mực về trình độ thâm canh. Rất nhiều trong số họ có thể hướng dẫn cho cộng đồng.
Tháng 6/2009, Kongpong Ch’nang chính thức lên tiếng nhờ AGPPS giúp họ các gói kỹ thuật tương tự để cải thiện thu nhập nông dân vùng lúa cuối biển hồ Tonlesap. Tháng 9/2009, gói kỹ thuật này sẽ được mở tại An Giang để các học viên có thể tham quan nhiều mô hình. Lực lượng Hiến binh Hoàng gia cũng đề nghị gởi người đi học.
Lúa hàng hoá của dân Kaldal, Takeo bán sang Việt Nam từ nhiều năm nay. Khi ít thì khó thấy nhưng khi nhiều lên thì giống như dòng chảy. Thương lái ở chợ gạo Bà Đắc chỉ cần mua IR 50404 rồi lên biên giới mua gạo ngon về pha trộn. Mấy năm gần đây, thương nhân Thái Lan đã hoạt động ở thị trường này.
Thị trường dãn nở đòi hỏi cách làm ăn khác. Có thể nhiều nông dân rành kỹ thuật ở Việt Nam từng thuê đất bên Kaldal, Takeo sẽ không còn nhiều cơ hội thuê đất. Hiện nay Takeo không cho thuê đất nữa vì đã biết cách canh tác, biết cách tạo ra nông sản hàng hoá. Ngược lại, một số tỉnh kỳ vọng cắm cột mốc biên giới xong sẽ kêu gọi đầu tư mở trang trại trồng nông sản theo mô hình của AGPPS để mở rộng diện tích canh tác nông nghiệp lên ba triệu hecta và đạt sản lượng tám triệu tấn lúa vào năm 2015.
Siem Reap, Battam Bang đã hình thành những nhà máy xay xát có công suất lớn, những thương nhân người Hoa định cư lâu đời, từng sang Việt Nam lánh nạn trong thời Polpot đã phục hồi, họ nối đường dây với vùng lúa này.
“Tại Takeo, An Giang đã có đầu tư dự án kết nối điện cho huyện Kirivong và dẫn nước từ kinh Vĩnh Tế tưới tiêu cho ruộng rẫy. Sáu tháng một lần, chương trình này được lãnh đạo các tỉnh cùng đánh giá. Một số nơi sẵn sàng dành đất cho AGPPS”, ông Phúc nói.
Hoàng Lan (SGTT)
Gói kỹ thuật được mở ra từ sau khi dịch rầy bị dập tắt ở vùng dọc biên. Những giống mới - thành quả của Viện Lúa, trại giống Định Thành… được gởi sang Kaldal và Takeo, những chiếc máy sạ hàng và tất nhiên có cả thuốc trừ sâu…
Cuộc chuyển giao và lời nói thật
Có hai vợ chồng làm lúa sạ hàng để giảm chi phí (thuốc, phân bón) theo gói kỹ thuật của AGPPS. Nhưng thấy lúa lưa thưa, vợ chồng cắn đắng nhau mất chục ngày. Đến khi thu hoạch 8 tấn/ha, năng suất chưa từng có, hai vợ chồng mới “khai” thiệt... họ từng nghi ngờ kiểu làm khác thường này.
“Nông dân Campuchia cũng giống như nông dân xứ mình, cách tốt nhất để họ nhớ là mắt thấy tai nghe. Các nhân sĩ trong ngành nông nghiệp Campuchia cũng vậy, cuối mùa gặt - với năng suất cao gấp ba lần thì giá trị của chiếc cầu nối khoa học và đời sống mới được thừa nhận”, ông Trần Thanh Phúc, chuyên gia chuyển giao kỹ thuật của AGPPS nhận định.
Từ năm 2002, ý tưởng chuyển giao “know-how” cho nông dân Campuchia đã hình thành nhằm mở rộng vùng phòng vệ trước dịch rầy nâu. “Không diệt đồng loạt thì bên đó gặt xong thì rầy sẽ tràn qua bên mình”, ông Phúc nói.
Năm 2007, tham quan một điểm kiểm soát dịch hại “4 đúng” (đúng thuốc, đúng thời điểm, đúng liều, đúng cách) ở Cầu Tre, Trà Vinh, ông Sa Run, Giám đốc Sở Nông nghiệp tỉnh Tà Keo (Campuchia) chính thức đề nghị các chuyên gia AGPPS sang giúp xây dựng mô hình trồng lúa chứ không chỉ chuyển giao kỹ thuật kiểu “bỏ túi”.
Đại học Hoàng gia Campuchia đang dồn sức đào tạo nhân lực cho ngành nông nghiệp. Nhiều sinh viên được đưa ra các nước du học, trong đó có Việt Nam. Hiện nay, cấp trưởng phòng nông nghiệp huyện, đa số là kỹ sư; một số nơi đã có người là thạc sĩ học ở nước ngoài về. Nhưng họ sẵn sàng ngồi dự tới cuối buổi để nghe chuyên gia từ Việt Nam sang chuyển giao kỹ thuật.
Ông Phúc nói: “Phần lớn những cuộc hội thảo chuyển giao kỹ thuật ở Campuchia, giám đốc sở nông nghiệp, phó tỉnh trưởng ngồi dự tới phút cuối chứ không bỏ về giữa chừng”.
Thị trường mở sau gói kỹ thuật
Hàng vạn người đã được tập huấn kỹ thuật, trợ giúp thiết bị, giống mới… Soi Sorphir còn rất trẻ, nhà có sáu nhân khẩu, 3.000 m2 trồng đậu. “Tôi mua giống đậu, bắp từ Việt Nam. Cứ ba tháng một lần thu hoạch 500 - 600 kg đậu. Trồng bắp cũng bán cho Việt Nam, được giá hơn thương nhân Thái Lan”.
Nhiều vùng dọc biên giới làm lúa hai vụ/năm, vụ lúa đông xuân vừa qua năng suất lúa 8 tấn/ha, giống bắp đỏ G49, năng suất 12 tấn/ha. Với năng suất này nông dân Kaldal, Takeo được xem là mẫu mực về trình độ thâm canh. Rất nhiều trong số họ có thể hướng dẫn cho cộng đồng.
Tháng 6/2009, Kongpong Ch’nang chính thức lên tiếng nhờ AGPPS giúp họ các gói kỹ thuật tương tự để cải thiện thu nhập nông dân vùng lúa cuối biển hồ Tonlesap. Tháng 9/2009, gói kỹ thuật này sẽ được mở tại An Giang để các học viên có thể tham quan nhiều mô hình. Lực lượng Hiến binh Hoàng gia cũng đề nghị gởi người đi học.
Lúa hàng hoá của dân Kaldal, Takeo bán sang Việt Nam từ nhiều năm nay. Khi ít thì khó thấy nhưng khi nhiều lên thì giống như dòng chảy. Thương lái ở chợ gạo Bà Đắc chỉ cần mua IR 50404 rồi lên biên giới mua gạo ngon về pha trộn. Mấy năm gần đây, thương nhân Thái Lan đã hoạt động ở thị trường này.
Thị trường dãn nở đòi hỏi cách làm ăn khác. Có thể nhiều nông dân rành kỹ thuật ở Việt Nam từng thuê đất bên Kaldal, Takeo sẽ không còn nhiều cơ hội thuê đất. Hiện nay Takeo không cho thuê đất nữa vì đã biết cách canh tác, biết cách tạo ra nông sản hàng hoá. Ngược lại, một số tỉnh kỳ vọng cắm cột mốc biên giới xong sẽ kêu gọi đầu tư mở trang trại trồng nông sản theo mô hình của AGPPS để mở rộng diện tích canh tác nông nghiệp lên ba triệu hecta và đạt sản lượng tám triệu tấn lúa vào năm 2015.
Siem Reap, Battam Bang đã hình thành những nhà máy xay xát có công suất lớn, những thương nhân người Hoa định cư lâu đời, từng sang Việt Nam lánh nạn trong thời Polpot đã phục hồi, họ nối đường dây với vùng lúa này.
“Tại Takeo, An Giang đã có đầu tư dự án kết nối điện cho huyện Kirivong và dẫn nước từ kinh Vĩnh Tế tưới tiêu cho ruộng rẫy. Sáu tháng một lần, chương trình này được lãnh đạo các tỉnh cùng đánh giá. Một số nơi sẵn sàng dành đất cho AGPPS”, ông Phúc nói.
Hoàng Lan (SGTT)