Yêu cầu Chủ tịch Eximbank báo cáo về cổ phiếu Sacombank
Ủy ban Chứng khoán yêu cầu Chủ tịch Eximbank Lê Hùng Dũng báo cáo nhanh về tình hình biến động giá cổ phiếu STB
Ủy ban Chứng khoán vừa có công văn gửi đến ông Lê Hùng Dũng, Chủ tịch Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) hôm 27/2, yêu cầu báo cáo nhanh về
tình hình biến động giá cổ phiếu Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank, mã STB-HSX) trong thời gian gần đây.
Theo Ủy ban Chứng khoán, việc báo cáo này dựa trên quy định tại Mục 3 và Mục 4 Phần II Thông tư số 09 ngày 15/1/2010 của Bộ Tài chính, hướng dẫn về việc công bố thông tin trên thị trường chứng khoán.
Cách đây khoảng 10 ngày, Eximbank đã có văn bản đề nghị bầu lại toàn bộ Hội đồng Quản trị, Ban kiểm soát của Sacombank tại đại hội cổ đông sắp tới. Cơ sở để Eximbank trao đổi và có văn bản này là tư cách là một cổ đông lớn (sở hữu 9,73% vốn điều lệ của Sacombank). Đáng chú ý là ngoài tỷ lệ sở hữu trên, Eximbank cũng được ủy quyền bằng văn bản đại diện cho nhóm cổ đông đa số (trên 51% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết) của Sacombank, để thực hiện các quyền cổ đông liên quan.
Lý do của đề nghị này, theo Eximbank, là do đã có sự thay đổi cơ bản về cơ cấu cổ đông của Sacombank: như sự thoái vốn của Dragon Capital, Ngân hàng ANZ, Công ty Cổ phần Cơ điện lạnh (REE)…, đồng thời có sự tham gia của các cổ đông mới (trong đó có Eximbank). “Như vậy, thành phần Hội đồng Quản trị hiện nay chỉ đại diện cho phần vốn cổ phần chiếm tỷ trọng rất thấp”, văn bản nêu.
Mặt khác, một lý do khác được đưa ra là: trong thời gian qua, Sacombank đã thực hiện một số các hợp đồng, giao dịch có giá trị lớn có thể làm ảnh hưởng đến quyền lợi của cổ đông Sacombank, cụ thể như quyết định mua lại 100 triệu cổ phiếu quỹ, thoái vốn tại Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn Thương Tín (SBS)…
Một lý do nữa là “tình hình hoạt động của Sacombank năm 2011, mặc dù đã đạt được một số kết quả nhất định nhưng so với một số ngân hàng thương mại cổ phần khác có cùng quy mô thì theo quan điểm của chúng tôi là hiệu quả chưa tương xứng”, văn bản do Chủ tịch Hội đồng Quản trị Eximbank Lê Hùng Dũng ký đề cập thêm.
Theo Ủy ban Chứng khoán, việc báo cáo này dựa trên quy định tại Mục 3 và Mục 4 Phần II Thông tư số 09 ngày 15/1/2010 của Bộ Tài chính, hướng dẫn về việc công bố thông tin trên thị trường chứng khoán.
Cách đây khoảng 10 ngày, Eximbank đã có văn bản đề nghị bầu lại toàn bộ Hội đồng Quản trị, Ban kiểm soát của Sacombank tại đại hội cổ đông sắp tới. Cơ sở để Eximbank trao đổi và có văn bản này là tư cách là một cổ đông lớn (sở hữu 9,73% vốn điều lệ của Sacombank). Đáng chú ý là ngoài tỷ lệ sở hữu trên, Eximbank cũng được ủy quyền bằng văn bản đại diện cho nhóm cổ đông đa số (trên 51% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết) của Sacombank, để thực hiện các quyền cổ đông liên quan.
Lý do của đề nghị này, theo Eximbank, là do đã có sự thay đổi cơ bản về cơ cấu cổ đông của Sacombank: như sự thoái vốn của Dragon Capital, Ngân hàng ANZ, Công ty Cổ phần Cơ điện lạnh (REE)…, đồng thời có sự tham gia của các cổ đông mới (trong đó có Eximbank). “Như vậy, thành phần Hội đồng Quản trị hiện nay chỉ đại diện cho phần vốn cổ phần chiếm tỷ trọng rất thấp”, văn bản nêu.
Mặt khác, một lý do khác được đưa ra là: trong thời gian qua, Sacombank đã thực hiện một số các hợp đồng, giao dịch có giá trị lớn có thể làm ảnh hưởng đến quyền lợi của cổ đông Sacombank, cụ thể như quyết định mua lại 100 triệu cổ phiếu quỹ, thoái vốn tại Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn Thương Tín (SBS)…
Một lý do nữa là “tình hình hoạt động của Sacombank năm 2011, mặc dù đã đạt được một số kết quả nhất định nhưng so với một số ngân hàng thương mại cổ phần khác có cùng quy mô thì theo quan điểm của chúng tôi là hiệu quả chưa tương xứng”, văn bản do Chủ tịch Hội đồng Quản trị Eximbank Lê Hùng Dũng ký đề cập thêm.